Những bộ phim phản bức hại đoạt giải thưởng của Pháp Luân Công

Chia sẻ Facebook
28/07/2022 13:24:44

Nhiều bộ phim phản bức hại của các học viên Pháp Luân Công đã đoạt giải tại các liên hoan phim quốc tế. Khán giả cho rằng những bộ phim này mang lại ánh sáng và hy vọng. Các nhà phân tích cho rằng việc khôi phục lại sự thật lịch sử trong phim chẳng khác nào ánh sáng xuyên qua màn đêm.

Pháp Luân Công đã phản bức hại suốt 23 năm. Những bộ phim có chủ đề về học viên Pháp Luân Công, khôi phục lịch sử và nói lên sự thật đã giành được nhiều giải thưởng tại các liên hoan phim quốc tế. (Ảnh ghép Epoch Times)


Kể từ lần đầu công chiếu, bộ phim “Đường về” do Hãng phim New Century Films sản xuất, đã giành được 60 giải thưởng quan trọng tại các liên hoan phim quốc tế khác nhau.


Thông qua nét vẽ của ông Quách Cạnh Hùng (Đại Hùng) – họa sĩ nổi tiếng tại Hoa Kỳ, bộ phim tài liệu hoạt hình mang tên “Trường Xuân”, được sản xuất trong 6 năm, đã tái hiện chân thực sự kiện xảy ra tại thành phố Trường Xuân, Trung Quốc từ 20 năm trước.

Sự kiện này đã phản ánh cuộc bức hại phi nhân tính mà các học viên Pháp Luân Công gặp phải, từng làm dấy lên mối quan tâm rộng rãi về nhân quyền của Trung Quốc trên thế giới.


Kể từ khi phát hành, bộ phim tài liệu “Trường Xuân” đã được trình chiếu tại các liên hoan phim ở Canada, Hy Lạp, Vương quốc Anh, Hà Lan và Hoa Kỳ, và giành được hơn 10 giải thưởng quan trọng, như giải nhất về “Giải thưởng của khán giả” tại “Liên hoan phim tài liệu quốc tế 2022 Hot Docs” – liên hoan phim tài liệu quốc tế lớn nhất ở Bắc Mỹ.


Ngoài ra, 2 phim ngắn “Truy Bắt” và “Tìm Cún” do Hãng phim New Century Films sản xuất đều đoạt giải “Phim ngắn hay nhất của tháng” tại World Film Carnival ở Singapore và góp mặt trong giải thưởng thường niên.


Phim ngắn “Sự cố” ra mắt vào tháng 4/2021 cũng đã lọt vào danh sách tham dự Liên hoan phim quốc tế Markham Canada.

Một bức ảnh chụp chung của các diễn viên chính trong 2 bộ phim “Truy Bắt” và “Tìm Cún”. (Ảnh: Hãng phim New Century Films cung cấp)

Ngày 20/7/1999, Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), đã kích hoạt bộ máy nhà nước của ĐCSTQ, nhằm đàn áp và bức hại Pháp Luân Công. Tới nay cuộc bức hại vẫn tiếp diễn.

Các bộ phim phản bức hại của Pháp Luân Công đoạt giải quốc tế, làm thế nào có thể giành được sự công nhận của khán giả và sự khen ngợi của các chuyên gia điện ảnh và truyền hình?

Giá trị nghệ thuật của những bộ phim đoạt giải

Nam chính Vương Hạo Thần và nữ chính của phim “Đường về” gặp nhau tại thác nước. (Ảnh: Hãng phim New Century Films cung cấp)


Cuối phim “Đường về” , khi một chiếc cầu vồng nhô lên trên thác nước, nam chính Vương Hạo Thần trong phim nói: “Vô số người đã sống trong cảnh cùng cực, kỳ thực đáp án mà cả đời họ đang tìm kiếm vẫn luôn ở bên cạnh chúng tôi. Tôi từng nghĩ rằng tôi đã đặt chân lên con đường không thể quay trở về, đi đến điểm cuối của sinh mệnh, nhưng chính Đại Pháp đại đức ‘Chân-Thiện-Nhẫn’ đã khiến tôi thực sự tìm thấy đường về hạnh phúc của sinh mệnh.”

Thác nước hùng vĩ đối diện ở phía xa xa, kèm theo một chiếc cầu vồng, không mang lại cảm giác ngoạn mục, kỳ thú, mà mang đến cho con người vẻ đẹp tĩnh lặng.


Cô Renee Luo (Y La Tốn), giám đốc kỹ thuật của bộ phim cho biết: “(Bộ phim) sử dụng một kỹ thuật rất truyền thống, rất tĩnh tại, khiến mọi người cảm thấy tĩnh lặng. Một câu chuyện như vậy khiến người ta cảm thấy đẹp trong tâm hồn, giống như được trở về sau bao năm xa cách, một cách kể chuyện rất tự nhiên.”


Cô ấy tin rằng việc sử dụng các thủ pháp truyền thống sẽ khiến bộ phim trở nên sống động hơn: “Nếu mọi khung cảnh đều đạt được tiêu chuẩn truyền thống, thì toàn bộ bộ phim sẽ tốt.”


“Khi định hình một cách tương đối, nhất định phải dựa trên các nguyên tắc cấu tứ truyền thống. Màu sắc phải hài hòa, là một tông màu thống nhất, không phải kiểu màu sắc tương phản quá lớn, mà rất mềm mại.”

Những lời của nam chính không chỉ là nhận thức của anh ấy về sự tái sinh của sinh mệnh, mà còn thể hiện ý nghĩa của việc anh ấy đã tìm thấy ý nghĩa thực sự của cuộc sống. Bộ phim mang đến cho mọi người một cảm giác thấm đẫm sự tĩnh lặng.


Renee Luo tin rằng đây cũng là một trong những nguyên nhân làm nên thành công của bộ phim: “Dùng thiện và ác để thể hiện vẻ đẹp của nhân tính, tình tiết đầy thăng trầm, xúc động.”


Phim tài liệu “Trường Xuân” được Quách Cạnh Hùng (Đại Hùng), một nghệ sĩ nổi tiếng sống ở Hoa Kỳ, sáng tác. Anh sử dụng thủ pháp nghệ thuật kết hợp giữa hoạt hình và phỏng vấn trực tiếp.


Đại Hùng là người Trường Xuân, một họa sĩ hoạt hình có tiếng, được giới truyền thông Đại Lục mệnh danh là “ông hoàng phim hoạt hình”. Anh đã giành được nhiều giải thưởng quốc tế, trong đó, bộ truyện tranh “Thiên long Bát bộ” hợp tác cùng Kim Dung đã giành giải đặc biệt tại Liên hoan truyện tranh quốc tế Angouleme. Đây là lần đầu tiên một người Trung Quốc giành được giải “Oscar Truyện tranh”.


Đại Hùng cho biết: “Đối với khán giả, họ không chỉ được chiêm ngưỡng tài hoa của một nghệ sĩ, mà cả câu chuyện phía sau người nghệ sĩ ấy. Sau đó dùng góc nhìn này hòa nhập vào một nhóm thanh niên như vậy trong cả một thời đại, xem tín ngưỡng của họ là gì?”


Tiến sĩ Hoàng Triệu Nghĩa tốt nghiệp Đại học Đồng Tế ở Trung Quốc, phân tích lý do phim “Trường Xuân” đoạt giải: “Một họa sĩ vẽ truyện tranh nổi tiếng như vậy, bản thân lại là người gốc Trường Xuân và một học viên Pháp Luân Công, thông qua chiếc bút của mình, đã khôi phục lại lịch sử. Quá trình sáng tác và thủ pháp rất độc đáo, mang giá trị nghệ thuật của anh ấy, đó cũng là lý do tại sao bộ phim được khán giả công nhận.”

Phim tài liệu về Pháp Luân Công đứng đầu xếp hạng giải thưởng khán giả của ‘Hot Docs’

Khôi phục lại sự thật lịch sử có ý nghĩa lớn lao


“Đường về” là bộ phim được chuyển thể từ người thật. Nguyên mẫu của nam chính trong phim, dựa trên trải nghiệm thực tế từ ông Lương, người từng mắc bệnh nan y; kết hợp với trải nghiệm cá nhân trong ngành giải trí của Khương Quang Vũ – nam diễn viên đóng vai chính, từng là cựu diễn viên điện ảnh nổi tiếng của Trung Quốc.


Renee Luo cho biết, “Đường về” kể lại câu chuyện có thật về cuộc phản bức hại của Pháp Luân Công suốt 23 năm qua, “nó có năng lượng, và hoàn toàn khác với những bộ phim trong xã hội hiện đại. Con người ngày nay coi trọng kích thích từ các giác quan, không vạch trần những cuộc bức hại thực sự đã xảy ra.”


Cô cho biết nguyên nhân bộ phim đoạt giải là: “Bộ phim này chạm đến những điều mà người khác không dám nói. Mọi người đều có ý thức về chính nghĩa: Nếu bạn dám nói ra, chúng tôi sẽ ủng hộ.”


Nhắc đến bộ phim tài liệu đoạt giải “Trường Xuân”, Tiến sĩ Hoàng Triệu Nghĩa nói: “Trong lịch sử Trung Quốc, vụ chèn sóng ở Trường Xuân như một sự kiện hòa bình chống lại sự bạo ngược của ĐCSTQ, thực sự là một kỳ tích xưa nay chưa từng có.”


Ông tin rằng mặc dù sự việc đã xảy ra cách đây 20 năm, nhưng khi tái hiện một sự kiện lịch sử như vậy, “Thứ nhất, bộ phim có thể khiến mọi người nhận rõ sự tà ác của ĐCSTQ; thứ hai, nó có thể cho mọi người thấy trí tuệ, lòng dũng cảm và sự lương thiện của các học viên Pháp Luân Công. Những điều này đều được phản ánh trong phim. Nguyên lý ‘Chân, Thiện, Nhẫn’ do các học viên Pháp Luân Công thể hiện có thể lan truyền đến khán giả.”


Ông cũng nói: “Đối mặt với ĐCSTQ, một ác ma mạnh mẽ, chưa từng thấy trong lịch sử văn minh nhân loại, các học viên Pháp Luân Công có thể phản kháng một cách ôn hòa, và thông qua việc chèn sóng giúp 300.000 người có thể hiểu được sự thật, một quy mô lớn như vậy chắc chắn xứng đáng được mọi người khâm phục.”


“Một chế độ chuyên chế như ĐCSTQ còn mạnh hơn cả Đức Quốc xã của Hitler. Các học viên Pháp Luân Công chống lại cuộc bức hại một cách hòa bình, thực hành đức tin của họ vào ‘Chân – Thiện – Nhẫn’ và nói KHÔNG với ĐCSTQ. Điều này thật đáng kinh ngạc, và xứng đáng được khán giả công nhận.”

Những bộ phim đoạt giải như một tia sáng xuyên qua màn đêm

Ngày 5/3/2002, các học viên Pháp Luân Công như Lôi Minh, Lương Chấn Hưng và Lưu Thành Quân (từ trái sang phải) đã tham gia sự kiện chèn sóng truyền hình tại Trường Xuân và bị tra tấn đến chết. (Ảnh ghép Epoch Times)

Lưu Thành Quân, học viên Pháp Luân Công tham gia sự kiện chèn sóng truyền hình Trường Xuân, không thể ngồi vững sau khi bị tra tấn trong tù. (Ảnh: Minghui.org)


Bộ phim “Trường Xuân” ghi lại một giai đoạn lịch sử có thật, cũng như cuộc đàn áp điên cuồng của ĐCSTQ. Trong vòng 20 ngày sau khi vụ việc xảy ra, ĐCSTQ đã bắt giữ bất hợp pháp hơn 5.000 học viên Pháp Luân Công tại khu vực Trường Xuân. Nhiều người bị đánh chết, 15 người bị kết án phi pháp từ 4 – 20 năm tù.


Tiến sĩ Hoàng Triệu Nghĩa nói: “Lưu Thành Quân bị đánh chết. Chế độ tàn bạo và vô nhân đạo như vậy đã bộc lộ hết mức độ tà ác của nó. Đồng thời, bộ phim cũng cho thấy các học viên Pháp Luân Công thực sự tuân theo giá trị phổ quát ‘Chân – Thiện – Nhẫn'”.

Các bộ phim có chủ đề phản bức hại của Pháp Luân Công đã giành được nhiều giải thưởng trên khắp thế giới.


Ông Hoàng Triệu Nghĩa cho biết: “Mỗi sự kiện xảy ra chỉ là một khoảnh khắc ngắn ngủi trên dòng sông lịch sử đằng đẵng. Một số sự kiện vẫn luôn được hậu thế khắc ghi, vì bản thân sự kiện đó mang ý nghĩa lịch sử to lớn và giá trị mà nó thể hiện đối với nền văn minh nhân loại, vượt trên những sự kiện thông thường. Mặc dù, khi đó chỉ giống như ánh sáng xuyên qua màn đêm, những tia sáng tồn tại ngắn ngủi như những tia chớp, nhưng theo tôi, đó là những tia sáng vĩnh cửu soi sáng lịch sử của văn minh nhân loại.”

Tối ngày 12/4/2022, bộ phim tài liệu hoạt hình “Trường Xuân” tham dự “Đêm của các nhà hoạt động nhân quyền” tại Pathé Buitenhof, Hà Lan. Sau buổi chiếu phim, khán giả đã học Pháp Luân Công. (Ảnh: Frank Wu / Epoch Times)


Ngày 12/4/2022, sau buổi chiếu phim “Trường Xuân” tại “Đêm của các nhà hoạt động nhân quyền” ở thành phố Hague, Hà Lan, khán giả đã đứng dậy, đáp lại bằng những tràng pháo tay nồng nhiệt và học Pháp Luân Công ngay tại chỗ.

Khán giả học Pháp Luân Công sau khi xem phim tài liệu hoạt hình “Trường Xuân”


Tiến sĩ Hoàng Triệu Nghĩa nói: “Điều này cho thấy bộ phim rất thành công. Nó đã thể hiện trạng thái tu luyện thực sự, cùng lý trí, trí tuệ, và cuộc phản bức hại ôn hòa của các học viên Pháp Luân Công, thực sự khiến khán giả nhận ra giá trị và ý nghĩa của Pháp Luân Công.”

Ông cũng nói rằng Pháp Luân Công có thể được truyền bá tại hơn 100 quốc gia trên thế giới, ngoài vẻ đẹp của Pháp Luân Đại Pháp có thể thực sự thay đổi và thu hút mọi người, thì biểu hiện của các học viên Pháp Luân Công trong việc thực hành tín ngưỡng của họ cũng được mọi người công nhận.


“Bộ phim thực sự đã khôi phục được sự thật khi các học viên Pháp Luân Công phải đối mặt với sự bạo ngược của chính quyền tà giáo lớn mạnh nhất, hành động của họ có thể lan truyền đến mọi người, cũng cho thấy sự vĩ đại của chính Đại Pháp.”


Ông tin rằng cuộc bức hại không chỉ ảnh hưởng đến các học viên Pháp Luân Công, mà còn ảnh hưởng đến nhiều người Trung Quốc hơn. “Có hàng trăm triệu người tập Pháp Luân Công, những người bị bức hại còn bao gồm cả gia đình họ.”


Ông nói trong 23 năm qua, “Pháp Luân Công đã thức tỉnh nhiều người hơn, giúp họ nhận ra bản chất tà ác của ĐCSTQ và từ bỏ ĐCSTQ, có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Trong phim ngắn ‘Truy bắt’, chúng ta đã thấy được sự thức tỉnh của người dân Trung Quốc.”


Pháp Luân Công, còn được gọi là “Pháp Luân Đại Pháp” , là một môn tu luyện Phật gia Thượng thừa, dựa trên nguyên lý “Chân, Thiện, Nhẫn ”, với 5 bài công pháp có tác dụng đáng kinh ngạc trong việc chữa bệnh và rèn luyện sức khỏe. Môn này đã được truyền ra ở Trung Quốc vào năm 1992 và người dân được đón nhận rộng rãi. Theo thống kê nội bộ của Bộ Công an ĐCSTQ, trước năm 1999, số lượng học viên Pháp Luân Công đã lên tới 70 triệu – 100 triệu người.

Hình ảnh 5 bài công pháp của Pháp Luân Công.

Đăng ký học thiền, rèn luyện cả tâm lẫn thân tại đây .

Tháng 7/1999, Giang Trạch Dân, cựu Tổng Bí thư ĐCSTQ, đã ra lệnh đàn áp đẫm máu Pháp Luân Công với quy mô chưa từng có, được Công an, Viện kiểm sát và các Sở Tư pháp phối hợp triển khai, và đã vượt xa phạm vi pháp luật. Vô số học viên Pháp Luân Công đã bị bỏ tù, tra tấn đến mức tàn phế hoặc tử vong, và thậm chí họ còn bị mổ sống cướp nội tạng. Đến nay, Pháp Luân Công đã có mặt tại hơn 100 quốc gia và giành được hơn 3.000 giải thưởng quốc tế.


Bình Minh (t/h)

Vì sao 70 triệu người Trung Quốc tập Pháp Luân Công thập niên 1990? Vào những năm 90 của thế kỷ trước, Pháp Luân Công đã trở thành một hiện tượng nổi bật ở Trung Hoa Đại Lục.

Chia sẻ Facebook