Những bệnh rình rập trẻ mầm non đi học lại

Chia sẻ Facebook
28/04/2022 19:34:50

Khi trẻ mầm non đi học trở lại sau thời gian dài nghỉ dịch Covid-19 sẽ đối mặt với nhiều bệnh lý khác như sốt siêu vi, thuỷ đậu, viêm mũi họng, tay chân miệng...



Cho con tới khám tại khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, chị Lê Lan Hương (Hai Bà Trưng, Hà Nội) cho biết con chị đi học được gần 2 tuần thì bé ốm 2 lần và phải vào viện. Gần đây nhất là bé bị đau bụng kèm theo nôn ói. Khi cho bé vào khám, bác sĩ cho biết bé bị rối loạn tiêu hoá do thức ăn.

Bé Nguyễn Trọng Luân (3 tuổi, Linh Đàm, Hà Nội) cũng vào viện khám vì dị ứng mề đay kèm theo chán ăn, mệt mỏi. Mẹ của bé cho biết con đi học mầm non trở lại thì tình trạng chán ăn xảy ra, hay ốm vặt nên bé đi học được 2, 3 hôm lại nghỉ học vì ốm. Khi siêu âm cho bé bác sĩ không thấy có bất thường gì, bác sĩ khuyến cáo bé bị thiếu vitamin D.

Theo PGS Nguyễn Thị Hoài An – Giám đốc BV Đa khoa An Việt, với trẻ mầm non khi đi học sẽ kéo theo nhiều bệnh lý như viêm hô hấp, bệnh liên quan tới tiêu hoá, bệnh truyền nhiễm.

Đặc biệt là bệnh rối loạn tiêu hoá, trẻ bắt đầu đi học là có sự thay đổi môi trường sinh hoạt từ ở nhà sang ở trường, trẻ ăn uống tại lớp với giờ giấc và thực đơn có thể sai khác với ở nhà. Đó là một yếu tố khiến trẻ có nguy cơ bị rối loạn tiêu hóa.

Biểu hiện thường thấy như: nôn ói nhiều lần, nổi phát ban trên người, bị viêm hạch, mắt đau nhức, sốt. Nguyên nhân gây bệnh là do bé nhiễm virus đường tiêu hóa, nhưng lại không có dấu hiệu bị nhiễm khuẩn. Mặc dù bệnh có thể tự hết, nhưng giai đoạn sốt virus có thể lây lan nhanh, bùng phát thành dịch.

Ngoài ra, PGS An cho biết một số loại virus đường hô hấp, tiêu hóa, như virus thủy đậu, viêm não Nhật Bản, sởi, enterovirus,… thường tấn công gây bệnh chủ yếu ở trẻ nhỏ - đối tượng có miễn dịch non yếu, cơ thể chưa hoàn thiện, chưa có khả năng kháng bệnh.

Virus có thể gây sốt cao đột ngột đến 39 – 40 độ C hoặc cao hơn. Trong giai đoạn sốt, các bé rất mệt mỏi, mắt lờ đờ, ít đáp ứng thuốc hạ sốt thông thường, dễ xuất hiện các cơn co giật nguy hiểm.

BS An khám cho bệnh nhi.



Vào thời điểm giao mùa, các mầm bệnh virus biến đổi phát triển, trẻ dễ bị virus gây viêm hô hấp trên (viêm mũi họng), viêm phế quản xâm nhập qua lây nhiễm từ việc tiếp xúc dùng chung đồ chơi, đồ dùng, mặt phẳng không được vệ sinh sạch sẽ, đặc biệt là ở trường mẫu giáo.

Biểu hiện bé bị viêm phế quản gồm: sốt vừa hoặc cao, bỏ ăn, ho có đờm, chảy nước mũi trong, khó thở, đau thắt ngực xương ức.

Viêm họng có hai dạng:

Thể viêm họng cấp tính

Triệu chứng viêm họng cấp tính thường là khô họng, khát nước, đau rát họng, xuất hiện giả mạc ở họng và amidan, đau mỏi toàn thân. Ngoài ra, nếu hạch viêm còn gây sốt, nhức đầu, ớn lạnh,…

Viêm họng cấp tính ở trẻ nếu chăm sóc tốt sẽ cải thiện triệu chứng sau vài ngày và khỏi hoàn toàn sau khoảng 7 - 10 ngày.

Viêm họng mạn tính


Trẻ có thể bị viêm họng mạn tính do điều trị và chăm sóc viêm họng cấp tính không tốt, khiến tổn thương kéo dài và nghiêm trọng. Niêm mạc họng cũng trở nên nhạy cảm hơn với tác nhân gây bệnh, dẫn tới tái phát viêm nhiễm nhiều lần.

Ngoài ra, bệnh viêm phổi cha mẹ cũng phải cảnh giác. Viêm phổi chính là nguyên nhân có tỷ lệ gây tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi cao nhất. Bệnh có các biểu hiện như bé khó thở, sốt cao, ho nặng nề, bỏ ăn, bỏ chơi.

Viêm phổi là bệnh có diễn biến rất nhanh, đặc biệt ở cơ địa trẻ nhỏ, trẻ có miễn dịch yếu, cần được tiếp cận xử trí, điều trị sớm.

Mặc dù có thể được điều trị bằng kháng sinh, nhưng với miễn dịch non yếu của các bé, trẻ cần đưa đến cơ sở y tế điều trị, theo dõi sát.

Đặc biệt, khi phát hiện bé có triệu chứng co giật, co rút lồng ngực, thở gấp, thì phải cho bé cấp cứu lập tức.


Khánh Chi

Tin Cùng Chuyên Mục

Mù mắt, cháy toàn thân do dùng điện thoại đang sạc pin

icon 0

Thông tin từ Khoa Mắt - Bệnh viện Bạch Mai cho biết vừa tiếp nhận và điều trị cho một nam bệnh nhân 23 tuổi bị mất thị lực, cháy sém toàn thân và tổn thương nhiều cơ quan vì bị tai nạn do dùng điện thoại khi đang sạc.

Dân văn phòng ngủ trưa bao nhiêu là đủ?icon0Nhiều người vẫn nghĩ ngủ trưa phải kéo dài tối thiểu 1h đồng hồ, nhưng thực tế cho thấy chỉ cần 10-20 phút là đủ.

Mổ gấp chỉ vì cách chữa sỏi thận hàng triệu người vẫn làmicon0Được chỉ định nhập viện phẫu thuật nhưng người đàn ông 59 tuổi đã xin về điều trị sỏi thận bằng thuốc nam.

Những lầm tưởng của cha mẹ về hậu Covid-19 ở trẻ

icon 0

Thấy con mất ngủ, nhiều bà mẹ ngồi canh con cả đêm và thấy con lăn qua, lăn lại đã kết luận con mất ngủ do hậu Covid-19, con dị ứng nổi mề đay cũng đổ lỗi cho Covid-19.

Bệnh nhân có nguy cơ bị cắt cụt chân vì chó cắn

icon 0

Vừa qua, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã tiếp nhận điều trị một trường hợp người bệnh Đ.P.L (95 tuổi, Thái Bình) hoại tử chân từ vết chó cắn.

Cắt bao quy đầu có giúp mày râu 'khoẻ' hơn trong 'chuyện ấy'?

icon 0

Nhiều nam giới lên mạng đọc các thông tin về vùng da quy đầu rồi họ tự so sánh với vùng da quy đầu của mình, cho rằng nó bị dài quá, hẹp quá và cắt đi để 'yêu' dễ dàng hơn.

Mắc căn bệnh nguy hiểm hiếm gặp, người phụ nữ suýt bị liệt chân, hỏng mắt

icon 0

Người phụ nữ ở Nam Định mắc căn bệnh nguy hiểm nhưng không được điều trị thường xuyên. Sau khi mắc bệnh hơn 10 năm, bệnh nhân gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm như liệt, mờ mắt…

Kim tiêm gãy ngay trong mặt, mù mắt sau tiêm filler làm đẹp rẻ tiền chỉ… rước hoạ vào thân

icon 0

“Chị em cần hiểu, tiền nào của nấy, do đó nên cân nhắc trước khi làm đẹp. Đừng để đẹp chưa thấy đâu nhưng phải đau đầu, tốn của đi chữa cái đẹp”, Ths. BS Trần Bảo Khánh nói.

Cụ bà mệt lả, thở nhanh sau 3 tháng uống thuốc có chất cấm từ năm 1978

icon 0

Vẫn đi khám đái tháo đường đều đặn nhưng thay vì uống thuốc bác sĩ kê, cụ bà lại uống thuốc đông y cao viên hạ đường huyết do bạn đi chùa mách khiến cụ suýt chết.

Đau bụng, đi ngoài ra máu chỉ vì thói quen nhiều người hay mắc phải

icon 0

Tăm xuyên thủng dạ dày, thuốc nguyên vỏ nhựa với các cạnh sắc như dao cắm vào ống hậu môn trực tràng… là những tình huống khiến người bệnh không thể ngờ.

XEM THÊM BÀI VIẾT

Chia sẻ Facebook