Những 'báu vật sống' hàng trăm năm tuổi
Những cây thị cổ thụ hàng trăm năm tuổi được người dân xem như là 'báu vật sống' của bản làng.
Trong câu chuyện với phóng viên, ông Lô Xuân Thái - già làng uy tín của bản Nật Trên (xã Châu Hoàn, huyện Quỳ Châu, Nghệ An) cho biết, ngày còn nhỏ, ông đã thấy 3 cây thị lớn nằm ở trung tâm bản được chia làm 3 góc hình tam giác. Còn theo bà con nơi đây, từ ngày những người đầu tiên đến lập bản thì đã thấy 3 cây thị này rồi.
"Năm nay đã ta đã 62 tuổi, khi mới lên 7 tuổi, đã nghe một cụ bà trong bản lúc đó 120 tuổi bảo, từ nhỏ đã thấy những cây thị này phát triển tươi tốt. Trong đó, cây thị lớn ở khuôn viên nhà văn hóa cộng đồng bản, một cây ở phía đối diện và cây còn lại nằm trong vườn nhà dân. Người dân bản ta gọi cây thị trong khuôn viên nhà văn hóa cộng đồng là "Có Pụ" với hàm nghĩa chỉ cây thiêng. Cây thị cổ thụ cũng được cho là nơi trú ngụ của vị thần cai quản linh hồn của người dân bản Nật Trên ta đó", ông Lô Xuân Thái chia sẻ.
Tuy nhiên, hơn chục năm trước, một cây đã bị chặt hạ và tại vị trí gốc cây bị chặt đã đâm chồi. Hiện nay, 2 cây đang sống được người dân tôn thờ, xem đó là "báu vật sống" của bản.
Ghi nhận của phóng viên, gốc cây thị trong khuôn viên nhà văn hóa cộng đồng bản Nật Trên cao khoảng 25 m, tán lá xòe rộng hàng chục mét, gốc cây phải cần tới hơn 10 người ôm mới xuể. Bên gốc cây người dân xây một miếu thờ nhỏ để thắp hương cầu bình an cho cả dân bản.
Theo ông Lô Xuân Thái, những cây thị cổ thụ này trải qua hàng trăm năm luôn mang cuộc sống yên bình cho người dân nơi đây. Chính vì thế, hàng năm bản làng làm lễ cúng diễn ra vào ngày 20/2 và 15/3 âm lịch. Những ngày này, cả bản nghỉ việc nương rẫy, đồng áng.
Đến ngày lễ, mỗi gia đình làm một mâm cúng mang ra miếu thờ của bản cạnh cây thị và dâng lễ lên "tổ tiên" của mình. Mâm lễ vật được làm bằng moọc, chế biến từ cá, gạo giã nhuyễn và một số gia vị. Đặc biệt, trên mâm lễ vật không thể thiếu một chai rượu.
"Khi làm lễ, người đứng đầu bản cầu khấn với tổ tiên cho một năm được mưa thuận gió hòa, làm ăn gặp nhiều may mắn, mùa màng tươi tốt, mọi người được sức khỏe, cho các cháu học sinh chăm ngoan, học giỏi…", ông Lô Văn Nguyên, Trưởng bản Nật Trên chia sẻ.
Sau khi làm lễ, bà con tập trung về nhà người đứng đầu bản mở hội rượu cần. Những năm gần đây, người dân trong bản chọn nhà văn hóa cộng đồng làm nơi hội hè. Phần hội trong ngày lễ của người dân bản Nật Trên thường diễn ra dưới tán cây thị cổ thụ.
Dân bản Nật Trên tin rằng, những người đầu tiên về đây lập bản đã trồng nên cây thị từ cách đây mấy trăm năm, thậm chí là cả nghìn năm.
Theo ông Lô Xuân Thái, cây thị do Tạo Quảng Nật - người đứng đầu của bản - trồng. Trước đây, bản Nật Trên có tên gọi là bản Láng Lúm vì nằm dưới thung lũng. Khi ấy cả vùng chỉ có 3 bản là Láng Lúm, bản Cam (ngày nay đổi thành Na Ba) và bản Mờ.
Kể từ khi có ông Tạo Quảng Nật xuống khai quang lập mường, cai quản bản làng, người dân dần gọi là bản Nật. Sau này bản Nật tách thành Nật Trên và Nật Dưới.
Một số hình ảnh cây thị cổ thụ được cho là đã vài trăm năm tuổi ở miền Tây xứ Nghệ:
Theo dantri.com.vn
Tin Cùng Chuyên Mục
Con hươu lạ mọc cặp nhung có 1-0-2, khách trả gần nửa tỷ không mua được
icon 0
Cặp nhung vẫn nằm trên đầu con hươu nhưng đã được mua bán qua tay nhiều người. Thương lái đang sở hữu cặp nhung này cho biết 'nếu được trên 200 triệu đồng thì mới bán'. Người chủ nói có khách trả giá 450 triệu để mua hươu
Về miền Tây nghe chuyện giỗ ông Đề icon 0 Ngày giỗ ông Đề cũng là ngày sum họp, quây quần của các gia đình nơi đây, không khác gì dịp Tết cổ truyền.
Loài cá tinh quái biết leo cây, làm nhiều 'trò khỉ' lạ lùng nhất miền Tây icon 0 Ông Sáu Tuấn kể, nhiều lần khi đi xuồng ngoài vuông tôm, ông đã chứng kiến loại cá này làm nhiều 'trò khỉ'.
Tuổi trẻ ham bay lắc, hung hăng gây án, người đàn ông làm lại cuộc đời nhờ vài mẫu đất thuê
icon 0
Khi đang chấp hành án phạt tù ở Thừa Thiên - Huế, chứng kiến cảnh mẹ già đi lại khó khăn nhưng vẫn lặn lội đường xa ra thăm con, Huỳnh Minh Hải tự hứa với lòng phải quyết tâm hoàn lương khi được trở về xã hội.
Chuyện chưa kể đằng sau cánh cổng nhà máy: Ám ảnh phòng trọ
icon 0
Sau một ngày dài làm việc quần quật, tôi trở về phòng trọ mới thuê cách công ty 2km. Tôi mất ngủ cả đêm vì sự lạnh lẽo, trăn trở mãi về hình ảnh nữ công nhân cùng xóm u mọc kín người đứng ẵm con gái bé nhỏ...
Dị nhân miền Tây tay không bắt cá trên sông Vàm Nao: Ai nhìn thấy cũng giật mình kinh ngạc icon 0 Lặn ngụp dưới độ sâu gần 10m nước, tay không bắt cá... Đó là những điều khó tin mà anh Trần Văn Hiếu (SN 1982) đã làm được.
Giây phút Trung úy cảnh sát cứu sống 4 người đuối nước tại biển Vũng Tàu
icon 0
Đang tắm biển cùng gia đình ở Vũng Tàu, Trung úy Thái Ngô Hiếu nghe tiếng kêu cứu liền bơi nhanh về phía nhóm người đang ôm chùm lấy nhau, chới với trên biển.
Nét đẹp tinh xảo chiếc mũ quan triều Nguyễn trúng đấu giá 20 tỷ đồng
icon 0
Trong 2 cổ vật triều Nguyễn vừa trúng đấu giá tại Tây Ban Nha sắp được đưa về cố đô Huế, chiếc mũ quan 20 tỷ đồng có nhiều chi tiết đặc biệt.
Thức thâu đêm dưới chân núi Nghĩa Lĩnh chờ sáng ra vào dâng hương giỗ tổ
icon 0
Phải đi quãng đường xa mới đến được Đền Hùng, nhiều du khách tỏ rõ sự mệt mỏi trên gương mặt, nằm tạm trên bãi cỏ để ngủ, chờ đến sáng hôm sau vào dâng hương.
Đầu năm mới, Agribank dành trăm tỷ tặng quà Tết, xây nhà cho người nghèo
icon 0
Năm 2021, do ảnh hưởng đại dịch Covid-19, Agribank thực hiện nghiêm túc chủ trương tiết giảm chi phí hoạt động của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, đồng thời dành hơn 500 tỷ đồng ủng hộ các hoạt động an sinh xã hội trong cả nước.
XEM THÊM BÀI VIẾT