Nhịp đập Thị trường 16/06: VN-Index giữ được đà tăng bất chấp thế giới đảo chiều

Chia sẻ Facebook
17/06/2022 05:16:16

VN-Index bước vào phiên chiều có lẽ vẫn trong dư âm tích cực của phiên sáng, nhưng khi giao dịch được 1/3 thời gian, thì future Mỹ đổi màu đỏ. Một lúc sau khi các sàn châu Âu mở cửa giao dịch, sắc đỏ cũng lan tràn bên đó. Tuy vậy, diễn biến trên 3 sàn chứng Việt Nam tiếp tục duy trì sắc xanh cho đến khi đóng cửa. Dù VN-Index có giảm hơn 8 điểm vào phút cuối ATC, chỉ số vẫn tăng hơn 22 điểm so với cuối chiều qua.

Nhịp đập Thị trường 16/06: VN-Index giữ được đà tăng bất chấp thế giới đảo chiều


Dù VN-Index tăng trong phiên chiều, nhưng sự sụt giảm bất ngờ vào phút ATC cũng là yếu tố đáng xem xét. Cụ thể, sàn HOSE lúc đóng cửa có khoảng 35% số cổ phiếu giảm giá, tăng khá nhiều so với hồi cuối phiên sáng. May mắn thay đa số Large Cap, đặc biệt những mã vốn hóa tỷ USD vẫn tăng giá và làm trụ cứng cho cả 3 chỉ số VN30 lẫn VN-Index , trong đó có những mã tăng trần hoặc trên 6% như MWG , DGC , REE hay POW .


Khối ngoại tiếp tục mua ròng mạnh trên sàn HOSE chiều nay, trong đó có đến 9 cổ phiếu có lượng mua hơn 1 triệu, và 7/9 mã đó là mua ròng mạnh. Top đầu mua ròng là HPG , SSI và STB . HPG tăng giá đến 5.4% có lẽ một phần không nhỏ là nhờ lực mua của khối ngoại. Ngược lại Top bán ròng bao gồm DXG , chứng chỉ FUEVFVND và ngạc nhiên nhất là MWG . MWG vốn bị bán ròng ngay từ sáng, nhiều người nghi ngờ ETF bán chứng cổ phiếu này vốn rất được các quỹ mutual yêu thích, tuy nhiên lực bán ròng tiếp tục kéo dài cho đến cuối phiên chiều.


Diễn biến của cả 4 hợp đồng tương lai, trong đó VN30F2206 giao dịch phiên cuối cùng trước khi đáo hạn, nhìn chung vẫn không có gì thay đổi bất ngờ trong phiên chiều, thậm chí ngay cả thời điểm ATC . Khoảng chênh lệch với điểm chỉ số vào phút cuối của hợp đồng này tăng lên hơn 5 điểm, chủ yếu là do chỉ số VN30 giảm tại thời điểm ATC . Tuy nhiên điều đáng nói là khoảng cách của 3 hợp đồng còn lại với chỉ số đã kéo dài ra hơn -20 điểm, trong khi cuối phiên sáng chỉ -14 đến -15 điểm, tức là cũng giảm không kém gì chỉ số.


Nhóm phân phối hàng công nghệ, với đại diện nổi tiếng là MWG , vẫn là nhóm ngành lớn trên sàn HOSE và có kết quả tích cực nhất cuối ngày. Trong nhóm này, cả 3 mã MWG , FRT và PET đều tăng trần, DGW cũng tăng hơn 3% dù diễn biến có xấu đi chút về cuối phiên. Tương tự như DGW là PSD , nhưng đóng cửa cũng tăng hơn 4%.


Tuy VN-Index tăng cao cho đến cuối ngày, tuy nhiên trên 1 số nhóm ngành lớn, ví dụ như BĐS, sắt thép hay chứng khoán, đã hiện lên không ít sắc đỏ, nhiều cổ phiếu đổi màu đáng tiếc. Phân phối hàng công nghệ hay dầu khí nhà PVN vẫn là những nhóm tăng tốt cuối phiên chiều, nhưng trở thành số ít. Ở các nhóm ngành nhỏ hơn, nhìn chung vẫn có nhiều nhóm tăng trên diện rộng, ví dụ như thủy sản, cảng và kho bãi, dịch vụ hàng không, bảo hiểm, sản xuất và phân phối điện, hóa chất, phân bón, xi măng…, nhưng tương tự như các nhóm lớn, vẫn nổi lên không ít đốm đỏ, là cổ phiếu đổi màu từ tăng về giảm, thậm chí có mã giảm sâu.


Ở nhóm sắt thép, HPG vẫn giữ được mức tăng giá ấn tượng trên 5%, nhưng có lẽ 1 phần còn nhờ lực cầu từ khối ngoại. Ngược lại, HSG , NKG đã đổi sang màu đỏ vào cuối ngày, thậm chí HSG còn giảm đến 2,6%. Tương tự là TLH , DTK , HMC … giảm giá, POM hay SMC mất đà tăng, lùi về dưới 1%..


Nhóm chứng khoán ban sáng còn xanh mướt mát, nhưng đến chiều đốm đỏ nổi lên nhiều, thậm chí váo cuối ngày còn lấn át màu xanh. Tổng thể 3 sàn, nhóm này có 18/35 mã giảm giá lúc đóng cửa, mức giảm bình quân đến -3.5%, so với 13 mã tăng (bình quân +2.4%). Có khá nhiều cổ phiếu giảm hơn 5% như BSI , CTS , TVB , VIX hay VND , so với chỉ 2 mã tăng hơn 6% là ORS và DSC ở sàn UPCoM.

Phiên sáng: Đà tăng được nâng lên, nhưng thanh khoản vẫn yếu hơn


Chỉ số VN-Index đã được kéo tăng điểm mạnh hơn trong cửa cuối phiên sáng nay, và đang nghỉ trưa ở bên trên tham chiếu gần 22 điểm (đã bù đắp có dư so với mức giảm điểm chiều qua), còn nếu tính theo phần trăm thì VN-Index đang thuộc nhóm chỉ số tăng tốt nhất trên các sàn châu Á. Tuy nhiên, future Mỹ đang có dấu hiệu giảm đà tăng, có thể là 1 yếu tố cần lưu ý trước khi sàn chứng VN bước vào phiên chiều.


Sàn HOSE đang có khoảng 3/4 số cổ phiếu tăng giá sáng nay, sắc xanh tràn ngập trên tất cả các nhóm vốn hóa và gần hết các nhóm ngành kinh tế. Có khá nhiều nhóm ngành có nhiều cổ phiếu tăng nổi bật, ví dụ như sản xuất và phân phối điện (nhất là nhiệt điện), phân phối hàng công nghệ, dầu khí PVN, thủy sản, phân bón…


Khối ngoại cũng đang mua ròng trên sàn này, trong đó dễ thấy ở HPG , SSI và STB . Tuy nhiên điều bất ngờ là họ đang bán ròng khá nhiều ở MWG . Ngoài ra, lưu ý là thanh khoản (giá trị giao dịch) trên sàn nay vẫn đang thấp hơn so với sáng hôm qua.


Nhóm VN30 tiếp tục trần ngập không khí tich cực với 25 sắc xanh và 1 sắc tím (là POW ), so với chỉ 1 sắc vàng ( VCB ) và 3 sắc đỏ ( VIC , VRE và VJC ). Có lẽ những cổ đông nắm 3 cổ phiếu giảm kia không thể vui cho được, khi ba cổ phiếu này giảm giá một cách cứng đầu gần như suốt phiên sáng. Ngược lại, không ít cổ đông nắm các cổ phiếu như ACB , FPT , GAS , MWG , MSN , PNJ … đang vui không ngớt, khi những mã này đang tăng tốt hơn so với đầu phiên.


Hôm nay là phiên đáo hạn phái sinh, nhưng có lẽ giống như lần trước (tháng trước), sẽ khó mà có bất ngờ trong phiên chiều, nhất là khi đóng cửa, bởi thị trường đang được giám sát chặt chẽ. Sáng nay giá hợp đồng 1 tháng VN30F2206 bám rất sát ngay bên trên điểm chỉ số, nhưng đến vài phút cuối đã lật xuống bên dưới điểm chỉ số (gap âm 1.2 điểm). Điểm đáng chú ý nữa là giá 3 hợp đồng còn lại đang thấp hơn điểm chỉ số đến 14-15 điểm, như vậy nếu thị trường tiếp tục hồi, thì không phải là đang có cơ hội ở các hợp đồng này sao?


So với VN-Index , diễn biến trên 2 chỉ số HNX Index và UPCoM Index có phần ổn định hơn trong nửa cuối phiên sáng nay. Điểm tương đồng khác ở 2 chỉ số này là lượng giao dịch tăng vọt kể từ sau 10g30, và đa số largecap tăng giá khá mạnh, ví dụ như THD , CEO , IDC , PVS … trên HNX , hay BSR , OIL trên UPCoM.


Về tổng thể 3 sàn, tất nhiên có khá nhiều nhóm ngành có cổ phiếu tăng nổi bật, nhất là cổ phiếu từ HNX hay Upcom (do biên độ giá lớn hơn so với HOSE ), như máy công nghiệp, sản xuất bia, giải trí & truyền thông, phân phối hàng công nghệ, sản xuất và phân phối hàng điện – điện tử, vận tải hành khách, dầu khí PVN… Cũng có số ít nhóm ngành có nhiều cổ phiếu chìm trong sắc đỏ như chất thải & mô trường, cấp nước, dược…


Nhóm ngân hàng vẫn chìm trong sắc xanh, với 21/27 cổ phiếu tăng giá, nhưng dường như mức tăng bình quân đang giảm nhẹ so với hồi giữa phiên, ví dụ như CTG , MBB , TPB , MSB , OCB … thậm chí về tham chiếu như VCB hay giảm như KLB .


HSG và NKG đã hồi nhẹ sáng nay, sau phiên rớt sàn chiều qua. HPG cũng tăng tới gần 5% có lẽ nhờ khối ngoại mua ròng rất mạnh. Tuy nhiên ngoài 3 đại gia đầu ngành này, đa số cổ phiếu nhóm ngành sắt thép vẫn chưa có được mức tăng tích cực như thế.


Dược tiếp tục là nhóm có nhiều sắc đỏ, nhất là những mã giảm trong đa số thời gian giao dịch, thậm chí còn tệ hơn so với đầu phiên như DCL , DBD , OPC , DVN , IMP , PMC … hay BIO , khi cổ phiếu này giảm đến 8% chri với 8 deal khớp lệnh lẻ tẻ, và khoảng cách giữa giá chào bán thấp nhất và giá chào mua cao nhất đang lên đến hơn 5 ngàn đồng.


10h30: VN-Index duy trì độ cao ổn định


VN-Index duy trì được mức tăng điểm khá ổn định trong nửa đầu phiên sáng, hoặc đúng hơn là không có thông tin gì mới, hay diễn biến gì bất thường trên sàn Future Mỹ hay các sàn châu Á, để dẫn tới thay đổi điểm số của chỉ số này. Tuy nhiên mức tăng của VN-Index vẫn chỉ khoảng 11-13 điểm, chưa “lấp” lại được mức giảm 16 điểm chiều qua, chả lẽ vẫn còn yếu tố gì đó khiến nhà đầu tư chưa mạnh dạn hơn?


Trên sàn HOSE , đa số cổ phiếu vốn hóa tỷ USD vẫn giữ nguyên đà tăng giá, nhất là MWG duy trì mức tăng trên 5%. Tuy nhiên diễn biến giao dịch ở bộ ba cổ phiếu nhà Vin vẫn ảm đạm, VIC và VRE vẫn giảm giá, VHM bám sát đường tham chiếu, dường như không chịu bắt nhịp với diễn biến chung.


Chỉ số UPCoM-Index đang được kéo tăng nhanh bất chấp VN-Index đi ngang. Dù mức tăng của UPCoM-Index cũng chỉ hơn 1%, nhưng diễn biến như vậy có thể coi là rất đáng thu hút. Trên nhóm Largecap sàn này, ngoại trừ 1 số mã giảm bất ngờ như ACV hay SNZ , nhưng nhìn chung vẫn tăng giá tích cực và ổn định, trong đó BSR là cổ phiếu tăng nổi bật (gần +5%), hoặc OIL vừa được kéo tăng thêm trong những phút giữa phiên.


MWG có lúc chùng xuống 1 chút, nhưng đến giữa phiên sáng nay lại được kéo tăng hơn 5%. Điểm bất thường đôi chút ở mã này là khối ngoại bán ròng, có lẽ là ETF chăng? Lượng giao dịch tại MWG cũng đã vượt cả ngày hôm qua, và đang tiến vào Top giao dịch của tháng 6 lẫn 3 tháng gần đây. Ngoài MWG , PET và PSD là 2 cổ phiếu khác có liên quan đến lĩnh vực phân phối điện thoại cũng tăng giá mạnh trên 6%, còn DGW và FRT hiện tăng hơn 3%.


GAS đã tăng giá trở lại, thậm chí có thể coi là tăng khá mạnh, hơn 3%. Nhóm dầu khí nhà PVN tiếp tục tăng đồng loạt, thậm chí còn mạnh hơn đầu phiên sáng, như ở PVS , BSR , PVD , POW , PVT …


Một số cổ phiếu nhóm chứng khoán đang có dấu hiệu đuối so với đầu phiên, kể cả ở SSI , nhưng nhìn chung vẫn tích cực, sắc xanh phủ đa số, ngoại trừ VND hay TVB .


Nhóm cổ phiếu bảo hiểm sáng nay tăng giá nhẹ gần 2%, ngoại trừ VNR (+4%). Thông tin về Luật Kinh doanh Bảo hiểm (sửa đổi) vừa được thông qua có lẽ không tác động nhiều lên diễn biến giá nhóm này, một phần vì phạm vi đầu tư trực tiếp sang lĩnh vực bất động sản không được thông qua?


Dược đang là nhóm xui xẻo nhất nhì trên 3 sàn chứng khoán khi có khá nhiều cổ phiếu giảm giá vào lúc này, như DBD , DCL , BIO , PMC , DVN , OPC , IMP …


9h: "Tin ra là mua", VN-Index tăng trở lại


VN-Index mở cửa tăng hơn 13 điểm sáng nay, với đa số Large Cap trên sàn HOSE tăng giá. Thông tin Fed tăng lãi suất không chỉ khiến chứng khoán Mỹ giảm mà tăng trong đêm qua, và sáng nay các chỉ số quan trọng trên các sàn châu Á cũng tăng gần hết, cho nên VN-Index mở cửa tăng theo xem ra không có gì lạ.

Với diễn biến tích cực từ sàn Mỹ lẫn các sàn châu Á sáng nay, nhìn chung đa số nhóm ngành trên cả 3 sàn chứng khoán Việt đều tận dụng thời cơ để hồi phục, nhất là những nhóm giảm sâu trong phiên chiều qua lẫn giai đoạn gần đây như chứng khoán, bất động sản, sắt thép, xây dựng…


MWG tỏa sáng trên sàn HOSE ngay từ đầu phiên với mức tăng trần ngay ATO. Trong nhóm VN30 , cũng chỉ có MWG đạt được mức tăng cao đến vậy, cổ phiếu tăng mạnh thứ hai là GVR cũng chỉ có mức tăng nhỉnh hơn 3%. Tuy nhiên nhóm VN30 cũng có đến 26 cổ phiếu tăng giá ngay khi mở cửa, so với chỉ 2 mã giảm giá.


MWG tăng mạnh ngay từ đầu phiên có vẻ như đang là động lực cho các cổ phiếu còn lại trong nhóm phân phối hàng công nghệ. Chỉ sau ATO vài phút, PET và cổ phiếu công ty con là PSD cũng bắt đầu chạy, và hiện đều tăng hơn 5%.


Chỉ số HNX-Index tăng mạnh gấp 2 lần (tính theo %) so với VN-Index , một phần do tâm lý hứng khởi nói chung, phần khác do THD tăng trần phiên thứ hai liên tiếp, với mức tăng sáng nay đúng 10%. Thậm chí THD đã tăng 3 phiên liên tiếp với mức tăng mỗi phiên hơn 9%. Ngoài cổ phiếu này ra, có vài Large Cap khác trên sàn HNX tăng khá, từ 2% đến hơn 4% ngay sau khi HOSE khớp ATO, ví dụ như SHS hay CEO .


Nhóm dầu khí nhà PVN sáng nay tiếp tục tăng bất chấp đầu tàu GAS giảm giá. Nhìn chung đa số tên tuổi nhóm này tăng trên 1% ngay hoặc sau ATO, trừ GAS , BSR , PVD hay PVS .


EIB có vẻ thích đi ngược nhóm ngân hàng, khi sáng nay giảm nhẹ trong khi hầu hết cả nhóm đều tăng giá, bình quân trên 1%.


Nhóm BĐS dân dụng đang hồi phục trên diện rộng với mức tăng bình quân khoảng 2% ngay khi mở cửa, tuy nhiên đáng ngạc nhiên là bộ ba cổ phiếu nhà Vin là VIC , VHM và VRE lại vẫn giảm giá nhẹ.

Hoàng Nam

Chia sẻ Facebook