Nhiều tính năng bán hàng trên Facebook do doanh nghiệp Việt phát triển
Doanh nghiệp Việt đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái phát triển các tính năng kinh doanh, bán hàng trên nền tảng Messenger của Facebook.
Theo nghiên cứu của Meta (Facebook) kết hợp với BCG mới phát hành, Việt Nam đứng đầu khu vực châu Á - Thái Bình Dương về tỷ lệ ứng dụng kinh doanh hội thoại.
Kinh doanh hội thoại là hình thức người mua có thể gửi tin nhắn, trò chuyện với người bán thông qua mạng xã hội, website hay các sàn thương mại điện tử. Trong mảng này, Meta chiếm ưu thế do sở hữu công cụ chat được nhiều người sử dụng tại Việt Nam và trên toàn cầu.
Trong số 7 quốc gia khảo sát, Việt Nam đứng đầu với 73% người được hỏi có thực hiện việc mua bán thông qua hội thoại, xếp sau đó là Philippines (71%) và Indonesia (69%). Hàn Quốc đứng cuối danh sách với tỷ lệ 55%.
Ông Khôi Lê, Giám đốc quốc gia phụ trách thị trường Việt Nam của Meta, cho biết có hai lý do để mảng kinh doanh hội thoại phát triển mạnh tại Việt Nam. Thứ nhất, số lượng người dùng Facebook Messenger tại Việt Nam rất lớn, có thể tương đương với số lượng người dùng Internet trong nước, do đó phát sinh nhu cầu lớn về sử dụng tin nhắn khi mua sắm.
Thêm vào đó, việc nhắn tin với doanh nghiệp giúp khách hàng nhận được thông tin phản hồi sớm hơn so với gọi qua tổng đài hay đến trực tiếp . Ở phía ngược lại, doanh nghiệp nhìn thấy nhu cầu này của người dùng nên đã nâng cấp hệ thống phản hồi, tạo mối tương quan hai chiều khiến nhu cầu đàm thoại trước khi mua hàng tăng lên.
Theo nghiên cứu tại Việt Nam, khoảng 39% người trò chuyện với doanh nghiệp thường xuyên hơn sau đại dịch, 1 trong 3 người tiêu dùng Việt Nam trò chuyện với người bán mỗi lần một tuần. Về phía doanh nghiệp, 70% cho biết đang tăng cường sử dụng kinh doanh hội thoại.
Nhằm phục vụ việc kinh doanh trên Meta, rất nhiều doanh nghiệp công nghệ khác của Việt Nam đang nhảy vào xây dựng những tính năng bổ sung.
Điều này dẫn đến tỷ lệ ứng dụng các giải pháp công nghệ của bên thứ ba tại Việt Nam đứng đầu khu vực. Chứng tỏ không chỉ người dùng Việt thích ứng nhanh với công nghệ, mà chính các doanh nghiệp công nghệ cũng rất linh hoạt khi triển khai nhiều tính năng phục vụ thị trường.
Trao đổi với ICTnews, ông Khôi Lê cho hay doanh nghiệp Việt đã phát triển một số tính năng bổ sung cho Facebook như chatbot, trình quản lý tin nhắn, nền tảng thanh toán, vận chuyển,... được tích hợp trong các giai đoạn giao dịch trên Messenger.
Cụ thể, một số doanh nghiệp lớn hàng ngày nhận được cả ngàn tin nhắn trên Facebook Messenger, do đó không thể dùng sức người để lọc và hồi đáp toàn bộ. Khi đó, doanh nghiệp Việt bên thứ ba sẽ lập trình một hệ thống quản lý, giúp phân loại thông tin, gom khách hàng thành các nhóm khác nhau để chăm sóc. Hệ thống cũng phân loại các tin nhắn cùng nội dung để trả lời chung và đưa ra quyết định xem tin nào được máy tính trả lời tự động, tin nào cần nhân viên tư vấn,...
Hoặc một giải pháp mới được phát triển, cho phép người dùng chủ động nhận tin nhắn quảng cáo trên Messenger. “Ví dụ khách hàng đang quan tâm đến một sản phẩm hay thương hiệu nào đó và muốn nhận tin từ thương hiệu này - như các đợt bán hàng giảm giá hay sản phẩm mới ra mắt chẳng hạn - thì người dùng sẽ nhận được tin nhắn thông báo, hạn chế việc bị spam nội dung” , ông Khôi Lê giải thích.
Ngoài ra, các giải pháp thanh toán bằng ví điện tử trên Messenger cũng được phát triển và ứng dụng cho nhiều doanh nghiệp.
Chẳng hạn trong dự án gần đây của một nhãn mỹ phẩm, công ty tổ chức livestream giới thiệu sản phẩm và bán hàng trên trình chat. Người xem có thể nhận được phiếu mua hàng giảm giá khi bình luận trong phần livestream. Sau chương trình, nhãn hàng cho biết doanh thu tăng 170% so với trước.
Trong dự án này, một doanh nghiệp Việt là Haravan đã đồng hành cùng các đối tác. “Vai trò của Haravan rất quan trọng, ngoài việc phát triển chatbot để trao đổi với từng người dùng thì họ còn tích hợp thêm một số tính năng khác như thanh toán bằng MoMo hay vận chuyển hàng hoá sau khi chốt đơn,... giúp việc mua hàng của khách liền mạch hơn” , ông Khôi giải thích.
Theo đại diện Meta, các doanh nghiệp có nhiều kinh nghiệm và am hiểu thị trường nội địa đang đóng góp rất lớn trong việc tư vấn cho những nhà bán hàng kinh doanh trên Facebook và các nền tảng liên quan. Tuỳ từng lĩnh vực, mỗi doanh nghiệp tư vấn đều có công cụ và sự am hiểu nhất định để hướng dẫn cho nhà bán khi tham gia kinh doanh.
Hải Đăng
Gửi bình luận
Bài viết cùng chuyên mục
Mất hàng trăm nghìn tiền phí nếu muốn nạp tiền vào thẻ ETC
icon 0
Nhiều tài xế cho rằng việc đơn vị cung cấp dịch vụ ETC trừ phí nạp tiền vào tài khoản ETC là vô lý. Tài xế có thể phải trả hàng trăm nghìn tiền phí khi nạp tiền vào tài khoản.
MobiFone ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược về chuyển đổi số với UBND tỉnh Vĩnh Long
icon 0
Ngày 28/7, tại thành phố Vĩnh Long, đại diện Tổng công ty Viễn thông MobiFone và UBND tỉnh Vĩnh Long đã ký kết Thỏa thuận Hợp tác Chiến lược về chuyển đổi số giai đoạn 2022-2025.
Học sinh, sinh viên Việt Nam đoạt 2 huy chương Vàng Tin học văn phòng thế giới 2022
icon 0
Tại vòng chung kết thế giới cuộc thi Vô địch Tin học văn phòng 2022, học sinh, sinh viên Việt Nam đã giành được 4 huy chương, trong đó có 1 huy chương Vàng môn PowerPoint 2016 và 1 Huy chương Vàng môn Microsoft Excel 365 apps & Office 2019.
Nhu cầu đặt đồ ăn trực tuyến tăng mạnh tại Việt Nam icon 0
Người Việt đang có xu hướng ưa chuộng các nền tảng đặt món ăn trực tuyến. Gojek cho biết, lượng khách hàng mới sử dụng dịch vụ đặt đồ ăn tăng 35% trong nửa đầu năm 2022.
Cách gửi sticker Zalo trên Messenger icon 0
Người dùng điện thoại có một thủ thuật nhỏ để gửi sticker đặc trưng của Zalo trên Facebook Messenger, hay nhiều nền tảng khác nữa.
SECUI “bắt tay” FPT IS bảo vệ dữ liệu và tài sản số của doanh nghiệp
icon 0
Ngày 19/07, FPT IS cùng SECUI đã tổ chức Hội thảo “Bảo vệ dữ liệu và tài sản số của doanh nghiệp trong kỷ nguyên số”, qua đó giúp doanh nghiệp tháo gỡ nhiều bài toán về an toàn thông tin.
XEM THÊM BÀI VIẾT