Nhiều thai phụ mang di chứng hậu Covid-19 âm thầm, không biết

Chia sẻ Facebook
30/04/2022 21:26:22

Sau mắc Covid-19, bệnh nhân đi siêu âm thai thấy không có bất thường gì nên yên tâm nhưng khi mổ sinh thì bất ngờ lại ngừng tuần hoàn do biến chứng mạch máu hậu Covid-19.


Ngưng tuần hoàn từ di chứng huyết khối


Thời gian qua, nhiều bà mẹ mắc Covid-19 và được hướng dẫn chăm sóc sức khỏe tại nhà. Tuy nhiên, do không được phát hiện sớm, một số bà bầu rơi vào tình trạng thập tử nhất sinh khi lâm bồn do các biến chứng của Covid-19 đã biểu hiện trên toàn thân.

TS. BS Nguyễn Thị Sim - Phó giám đốc Trung tâm Sàng lọc chẩn đoán trước sinh và sơ sinh, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cho biết hậu Covid-19 ở thai phụ rất nguy hiểm. BS Sim đã từng điều trị cho nhiều ca bệnh hậu Covid-19 sức khoẻ rất ổn, các chỉ số siêu âm cho thai nhi hoàn toàn bình thường. Nhưng các di chứng hậu Covid-19 lại âm thầm.

Ví dụ như sản phụ Sản phụ Nguyễn L.T. 42 tuổi (Hà Nội) mang thai 36 tuần nhập viện trong tình trạng: thai chậm phát triển, ngôi mông. Tiền sử người bệnh đã mắc và điều trị khỏi Covid-19 cách đây 1 tháng.

Qua thăm khám và hỏi bệnh, sản phụ được bác sĩ chỉ định mổ lấy thai. Diễn biến trước và trong ca mổ hoàn toàn thuận lợi, sản phụ L. đã đón bé yêu nặng 1,8kg chào đời.

Sau khi ca mổ kết thúc 10 phút, người bệnh xuất hiện ngừng tuần hoàn. Ngay lập tức, khoa Gây mê hồi sức đã bật báo động đỏ toàn Bệnh viện. Dưới sự chỉ đạo của TS. BS. Trần Văn Cường, Trưởng khoa Gây mê hồi sức, ekip phẫu thuật và hồi sức đã lập tức cấp cứu và đã thành công cứu sống sản phụ.

Tỷ lệ ngừng tuần hoàn ở thai phụ trong thai kỳ vô cùng hiếm gặp chiếm 1/300.000 ca. Có nhiều nguyên nhân gây ngừng tuần hoàn ở sản phụ như: chảy máu, rối loạn đông máu, tắc mạch,.. . Đối với trường hợp ca bệnh này, thai phụ hoàn toàn khỏe mạnh.

Thai phụ ngừng tuần hoàn di chứng từ Covid-19 may mắn được cứu.

TS Sim cho biết bệnh nhân có yếu tố D – Dimer cao: 4762 ng/ml do thai phụ đã mắc Covid 19 và yếu tố này có thể làm tăng nguy cơ tắc mạch, dẫn đến tình trạng ngừng tuần hoàn.


Thiểu ối hậu Covid-19

Một trường hợp khác thai phụ tới gặp bác sĩ khi đã hết sạch ối, em bé đã bị bó chặt. Thai nhi tim đập yếu, tim to và chẩn đoán 99% là bỏ thai. Thai phụ đã đi khám rất nhiều bệnh viện phụ sản. Khi vào Bệnh viện Phụ sản Hà Nội bác sĩ cho thấy các triệu chứng của thai nhi do cạn ối.


BS Sim lên kế hoạch truyền ối cho sản phụ. Từ thai nhi bị bó chặt lấy đã được truyền ối, trong quá trình truyền ối hình ảnh thai như như con cá mắc cạn được thả trong nước, chân tay thai nhi co duỗi, thai nhi há miệng uống nước. BS Sim cho biết nếu chậm trễ thai nhi sẽ tử vong. Thai phụ này đã bị mắc Covid-19.

Một trường hợp khác Hoàng V., Ứng Hoà, Hà Nội mang thai ở tuần 24, khi nhiễm Covid-19 cũng hoàn toàn khỏe mạnh, không có những triệu chứng nặng nề. Vì thế, sản phụ chủ quan không đi khám mà chỉ đi kiểm tra thai kỳ theo lịch.

Khi thai phụ đến khám 3 tuần sau nhiễm Covid-19, thai không tăng thêm trọng lượng. BS Sim cho biết bác sĩ phát hiện sản phụ cạn ối, chỉ số D-dimer (chẩn đoán các bệnh lý huyết khối) rất cao, tăng gấp 7 so với người bình thường. Trường hợp này dù có truyền ối cũng không thể điều chỉnh được cơ chế đông máu.

BS Sim cho biết với các trường hợp rối loạn đông máu sau sinh các bác sĩ đều khuyên bệnh nhân nên sinh ở các bệnh viện lớn có đủ điều kiện cấp cứu trong cuộc sinh để tránh nguy hiểm cho thai phụ.

Theo TS Sim nước ối là chất lỏng bao quanh thai nhi, là môi trường lỏng giúp thai nhi phát triển trong suốt quá trình mang thai.

Nước ối có vai trò vô cùng quan trọng như giúp bảo vệ thai nhi khỏi bị chấn thương khi ở trong bụng mẹ, là môi trường vô khuẩn tránh được các nhiễm trùng đặc biệt ở phổi, dinh dưỡng cho thai nhi, hỗ trợ giữ cho thai nhi có thân nhiệt ổn định thích hợp.

Nước ối đa phần có nguồn gốc từ thai nhi, do sự bài xuất nước tiểu được lặp đi lặp lại tạo ra một lượng nước ối phù hợp.

Bệnh thiểu ối là hiện tượng lượng nước ối ít hơn mức sinh lý bình thường, khi chỉ số ối AFI nhỏ hơn 5cm và màng ối còn nguyên vẹn.

Thiểu ối tiềm ẩn những nguy cơ như thiểu sản phổi, chèn ép dây rốn, khoèo chi... Nặng hơn là tình trạng cạn ối khi lượng nước ối đo được qua siêu âm (chỉ số AFI) nhỏ hơn 3cm.


Khánh Chi

Tin Cùng Chuyên Mục

Số ca Covid-19 liên tục giảm, nhiều ngày không có ca tử vong: Đã công bố hết dịch được chưa?icon0Tối 29/4, Bộ Y tế công bố thêm 6.068 ca nhiễm tại 59 tỉnh, thành; một ca tử vong - thấp nhất kể từ tháng 6/2021 đến nay.

Sức khoẻ của người chồng bị vợ và người tình ở Phú Thọ pha thuốc chuột vào sữa đầu độc giờ ra sao?

icon 0

Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết sau một tuần điều trị, tình trạng đông máu của bệnh nhân Quất Văn B. đã ổn định, các chỉ số xét nghiệm về bình thường.

Bị bạn trai phán xét đạo đức vì âm thầm đi phá thai

icon 0

Vừa ra trường đi làm được 3 tháng, Vy biết tin mình có thai. Cô âm thầm đi vào bệnh viện xử lý nhưng bạn trai Vy cho rằng phá thai bằng thuốc là vô nhân đạo.

Những thực phẩm rẻ như cho nhưng rất giàu Omega

icon 0

Omega là chất mà cơ thể không tự tổng hợp được, chỉ có thể bổ sung từ bên ngoài. Tuy nhiên có những thực phẩm “rẻ như cho” nhưng cực giàu Omega sẽ làm bạn bất ngờ.

Học làm 'chuyện ấy' trên mạng suốt 2 tháng, khi 'yêu' thật vẫn thất bại

icon 0

N.C.H. (24 tuổi, trú tại Hà Nội) cho biết cậu và bạn gái yêu nhau hơn 6 tháng. Cả hai đã từng muốn ân ái nhưng lần đầu thất bại, sau 2 tháng kiên trì học hỏi trên mạng vẫn thất bại.

'Đèn đỏ' bất thường hậu Covid-19 có cần điều trị?icon0Nhiều chị em than phiền tình trạng rối loạn kinh nguyệt sau Covid-19, thậm chí có những người một tháng có tới 2 chu kỳ.

Trẻ phát triển toàn diện, cha mẹ đừng quên nạp cho con ‘vi chất’ sẵn có trong tự nhiên

icon 0

Thấy con ra nhiều mồ hôi, khó ngủ, bố mẹ đưa con trai 7 tuổi (ở Hà Nội) đến BVĐK MEDLATEC khám, tìm ra nguyên nhân mà rất nhiều trẻ gặp phải. Nhưng dễ dàng khắc phục bằng chính ‘vi chất’ rất dồi dào trong tự nhiên.

Vì sao món lòng lợn, thịt chó cần ăn kèm rau húng quế?

icon 0

Theo y học dân gian, húng quế giúp tiêu diệt giun hoặc ký sinh trùng trong đường ruột, vì thế đây là loại rau thơm được ăn kèm trong các món như thịt chó, lòng lợn, tiết canh…

Điểm G của mày râu có không?icon0Nhiều người cho rằng điểm G của nữ giới khá rõ, đã được tìm thấy, nhưng với mày râu điểm G lại hoàn toàn khác.

Sự thật công nghệ 'vua đốt mỡ' móc hầu bao của chị emicon0Nhiều quảng cáo của các spa, thẩm mỹ viện cho rằng chỉ cần 60 phút đánh bay thân hình quả táo để sở hữu vòng eo con kiến.

XEM THÊM BÀI VIẾT

Chia sẻ Facebook