Nhiều gia đình Anh ‘bỏ bữa’ vì giá cả tăng cao
The Independent đưa tin, giá điện tăng cao đã khiến một số gia đình ở Anh bỏ bữa để có thể cho con ăn.
Các tổ chức từ thiện cho hay, ngày càng có nhiều người Anh thuộc tầng lớp trung lưu đang chuyển sang sử dụng các ngân hàng thực phẩm. Mặc dù làm việc toàn thời gian, nhưng nhiều gia đình vẫn không còn có thể thanh toán tiền điện và tiền mua hàng tạp hóa.
Theo người đứng đầu ngân hàng thực phẩm Trinity Foodbank, bà Tina Harrison, nếu như vào đầu tháng 12 năm ngoái, 100 gia đình cần gói thực phẩm mỗi tuần thì hiện nay, 150 gia đình đã chuyển đến quỹ từ thiện mỗi tuần. Đồng thời, bà dự đoán số đơn đăng ký sẽ tăng hơn nữa trong bối cảnh hóa đơn điện nước ngày càng tăng.
“Chúng tôi đang thấy nhiều bậc cha mẹ thuộc tầng lớp trung lưu từ trước đây đến nay, họ ngại ngùng vì không muốn nhờ giúp đỡ. Nhưng họ đang tuyệt vọng”, William McGranahan, người sáng lập tổ chức từ thiện Dad's House cho biết.
Theo đại diện của các tổ chức từ thiện, một số gia đình ở Anh không còn sử dụng được tủ lạnh, bếp nấu và nấu những bữa ăn nóng do chi phí tiền điện quá cao đối với các hộ gia đình.
Đồng thời, các tổ chức từ thiện cũng chỉ trích chính phủ Anh đã không cung cấp thêm bất kỳ hỗ trợ nào trong việc thanh toán hóa đơn tiền điện - ngoài khoản giảm giá 200 bảng Anh cho mỗi hộ gia đình. Quyết định không tăng phúc lợi phù hợp với lạm phát của Bộ Tài chính cũng bị chỉ trích.
Michael Becketts, phát ngôn viên của ngân hàng thực phẩm Trussell Trust, cho biết: “Mối quan tâm của tôi là khi giá năng lượng tăng trở lại vào tháng 10, nó sẽ là một cú đánh lớn đối với tầng lớp trung lưu”.
Giám đốc điều hành Trussell Trust, bà Emma Revie cho rằng, thật “sai lầm” khi giá cả sẽ tăng 3,1% trong tháng 4, trong khi lạm phát dự kiến sẽ vượt 8%.
“Nhiều người sẽ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc sử dụng dịch vụ của một ngân hàng thực phẩm”, bà Revie nói.
Trước đó, theo số liệu Văn phòng Thống kê quốc gia Anh (ONS) công bố hôm 23/3, lạm phát của nước này trong tháng 2 đã lên mức cao nhất trong 30 năm.
ONS nêu rõ giá tiêu dùng tại Anh đã tăng 6,2% trong tháng 2, sau khi tăng 5,5% trong tháng 1. Đây là mức lạm phát cao nhất kể từ tháng 3/1992. Cơ quan này nhấn mạnh chi phí năng lượng và xăng là những nhân tố chính khiến lạm phát tăng mạnh trong tháng 2, khi giá năng lượng đã tăng gần 25% so với một năm trước.
Cơ quan này cho biết, giá tiêu dùng đã tăng 0,8% so với tháng 1, đánh dấu mức tăng lớn nhất trong các tháng 2 kể từ năm 2009. Những số liệu này được công bố chỉ vài giờ trước khi Bộ trưởng Tài chính Anh Rishi Sunak thông báo các biện pháp nhằm giúp hỗ trợ chi phí sinh hoạt cho người dân.
Thanh Bình (lược dịch)
Tin Cùng Chuyên Mục
Tốc độ lây lan Covid-19 trên thế giới lần đầu tiên giảm kể từ đầu tháng 3
icon 0
Số trường hợp xác nhận mắc Covid-19 trên thế giới trong tuần trước đã tăng 10,9 triệu người. Tuy nhiên, tỷ lệ mắc mới trên thế giới đã giảm lần đầu tiên kể từ đầu tháng 3.
Taliban cấm phụ nữ và nam giới tiếp cận nhau trong công viên
icon 0
Bộ Tuyên truyền Đạo đức và Ngăn ngừa Thói xấu của chính quyền Taliban mới đây đã đưa ra các quy định riêng biệt về việc tới các công viên dành cho phụ nữ và nam giới ở Afghanistan.
‘Sát thủ thầm lặng’ tái trỗi dậy sau khi Covid-19 tấn công Ấn Độ
icon 0
Sau khi dịch Covid-19 khiến hàng trăm ngàn người tử vong ở Ấn Độ, bệnh lao còn được gọi là 'sát thủ thầm lặng' đang tái trỗi dậy ở quốc gia này.
Hộp đen thứ 2 được tìm thấy, Trung Quốc sắp giải mã nguyên nhân rơi máy bay
icon 0
Trung Quốc đã tìm thấy hộp đen thứ 2 sau khi xác nhận 132 người trên chuyến bay xấu số MU5735 đã tử vong sau 5 ngày xảy ra thảm kịch.
Thất nghiệp vì dịch bệnh, hướng dẫn viên du lịch được mời đi hái chè để kiếm sống
icon 0
Thành phố du lịch nổi tiếng của Trung Quốc tạo điều kiện để các hướng dẫn viên du lịch đang thất nghiệp đi hái chè nhằm kiếm thêm thu nhập.
Trung Quốc cấm sàng lọc giới tính thai nhi, bệnh viện vẫn vô tư quảng cáo
icon 0
Dù đã có lệnh cấm, nhưng chuyện sàng lọc giới tính thai nhi vẫn diễn ra ở Trung Quốc và thậm chí có bệnh viện còn công khai quảng cáo dịch vụ.
XEM THÊM BÀI VIẾT