Nhiều cáo phó của chuyên gia tiết lộ số người chết thực tế vì dịch tại TQ
Mật độ dày đặc cáo phó từ các trường giáo dục bậc cao, cơ quan nghiên cứu
Ở Trung Quốc Đại Lục, các chuyên gia và giáo sư từ các trường đại học và viện nghiên cứu được hưởng chế độ đãi ngộ điều trị y tế và được coi là nhóm trường thọ. Tuy nhiên, sau khi chính quyền ĐCSTQ mở cửa chống dịch theo kiểu ‘mặc kệ’ vào ngày 8/12 năm ngoái, một số lượng lớn các chuyên gia và giáo sư đã qua đời.
Kể từ giữa tháng 12 năm ngoái, thông tin lượng lớn cáo phó của các chuyên gia và giáo sư từ các trường đại học nổi tiếng như Đại học Bắc Kinh và Đại học Thanh Hoa được lan truyền trên mạng xã hội. Cáo phó từ các tài khoản WeChat công khai của giới học thuật, các trường đại học và cơ quan nghiên cứu có thể được nhìn thấy ở khắp mọi nơi.
Mặc dù chính quyền Trung Quốc giữ kín như bưng về nguyên nhân tử vong, và đều nói rằng “do điều trị bệnh không hiệu quả” , nhưng nhiều người tin rằng hầu hết những người đã chết đều liên quan đến dịch bệnh, và hầu hết họ đều là đảng viên của ĐCSTQ hoặc những người theo ĐCSTQ.
Do số lượng giảng viên và nhân viên tử vong nhiều, vào ngày 9 và 23/12 năm ngoái, Đại học Thanh Hoa và Đại học Bắc Kinh lần lượt tổ chức các cuộc họp để tăng cường bảo vệ các giảng viên và nhân viên đã nghỉ hưu.
Một số sinh viên từ các trường đại học ở Bắc Kinh, dựa trên thông tin cáo phó trên trang web chính thức của Đại học Bắc Kinh và Đại học Thanh Hoa, đã lập một biểu đồ so sánh về số lượng cáo phó trong 3 năm từ 2020 đến 2022.
Có thể thấy, trước tháng 12/2022, số lượng cáo phó trung bình mỗi tháng do Đại học Bắc Kinh đưa ra là dưới 9, nhưng đến tháng 12/2022, con số này đã tăng vọt lên hơn 30, gần gấp 4 lần so với những năm trước.
Vào tháng 12/2022, Đại học Thanh Hoa đã đưa ra tổng cộng 70 cáo phó, so với chỉ 7 cáo phó vào tháng 12/2020. Số người chết trung bình trong 3 tháng từ tháng 9 đến tháng 11 trong 3 năm qua là khoảng 14 người mỗi tháng. Con số 70 cáo phó là gấp 5 lần số người chết bình thường hàng tháng dự kiến.
Đại học Bắc Kinh và Đại học Thanh Hoa là hai trường đại học danh tiếng nhất Trung Quốc, và nhiều người trong số những người đã qua đời là những người tiên phong và lãnh đạo có danh tiếng xuất sắc, chẳng hạn như giáo sư Đường Hữu Kỳ (Tang Youqi) của Học viện Hóa học và Kỹ thuật Phân tử của Đại học Bắc Kinh, người đặt nền móng chính của ngành hóa học ở Trung Quốc; giáo sư Tào Phong Kỳ của Học viện Quản lý Quang Hoa thuộc Đại học Bắc Kinh, là người đặt nền móng chính cho ngành học tài chính. Ông đã từng thúc đẩy thực hiện hệ thống cổ phần và tham gia soạn thảo “Luật chứng khoán”; giáo sư Long Ngự Cầu (Long Yuqiu) của Đại học Thanh Hoa là người đặt nền móng hệ thống môn học Cơ học kết cấu.
Trong cùng thời gian, số viện sĩ của Viện Khoa học Trung Quốc và Viện Kỹ thuật Trung Quốc tử vong cũng tăng mạnh. Vào tháng 12/2022, tổng cộng 16 viện sĩ của Viện Kỹ thuật Trung Quốc đã qua đời, gấp 20 lần số viện sĩ qua đời trung bình mỗi tháng từ năm 1995 đến 2021. Vào tháng 12/2022, 9 viện sĩ của Viện Hàn lâm Khoa học qua đời, gấp 6 lần số viện sĩ qua đời trung bình hàng tháng (1,5) trong 11 tháng đầu năm 2022 (18 người chết).
Các thành viên của hai viện đến từ các trường đại học và tổ chức nghiên cứu trên cả nước để giúp xây dựng chính sách quốc gia và hướng dẫn các ưu tiên nghiên cứu. Học viện Kỹ thuật Trung Quốc hiện có khoảng 900 thành viên và Viện Khoa học Trung Quốc có khoảng 800 thành viên.
Vào thời điểm ngay trước và sau Tết âm lịch năm 2023, số lượng giáo sư đại học qua đời vì bệnh tăng mạnh, không chỉ ở các trường đại học danh tiếng như Đại học Bắc Kinh, Đại học Thanh Hoa. Số người chết ở nhiều trường cao đẳng và đại học ở các nơi trên toàn Trung Quốc trong một tháng thậm chí còn vượt quá số người chết trong năm qua.
“Trong vòng chưa đầy một tháng, 14 giáo sư ưu tú của Trường Khảo sát, Lập bản đồ và Kỹ thuật Thông tin Viễn thám tại Đại học Vũ Hán lần lượt qua đời.”
Một trường nổi tiếng khác, được gọi là “Quốc phòng thất tử” – Đại học Công nghiệp Cáp Nhĩ Tân, đã công bố 19 cáo phó trong vòng hai tuần trước và sau Tết âm lịch 2023, bao gồm 1 viện sĩ của Viện Kỹ thuật Trung Quốc, 13 giáo sư, 2 phó giáo sư, 2 đảng viên Bí thư chi bộ và một kỹ sư cao cấp qua đời
Vào thời điểm trước và sau Tết âm lịch năm 2023, ít nhất 7 giáo sư tại Đại học Dầu khí Trung Quốc (tại Bắc Kinh – trường cũ của nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc kiêm Bí thư Ủy ban Chính trị Pháp luật Trung ương Chu Vĩnh Khang) lần lượt qua đời vì bệnh, 6 người trong số họ là đảng viên ĐCSTQ. Trong đó có ông Hoa Trạch Bàng (Hua Zepeng), bí thư Đảng ủy Đại học Dầu khí Trung Quốc. Trường đại học này tham gia sâu vào kế hoạch “Vành đai và Con đường” của ĐCSTQ.
Từ ngày 19/12/2022 đến ngày 30/1/2023, Đại học Công nghệ Nam Kinh liên tiếp đăng 33 cáo phó, trong đó có ít nhất 17 cáo phó bao gồm nguyên hiệu trưởng, Viện sĩ Học viện Kỹ thuật Âu Dương Bình Khải (Ouyang Pingkai), nguyên phó hiệu trưởng Thúc Phương (Shu Fang), phó giáo sư Từ Hiểu Vân của Học viện Chủ nghĩa Mark, v.v, đều là đảng viên và qua đời vì bệnh.
Đại học Lâm nghiệp Nam Kinh công bố các cáo phó một cách dày đặc, từ ngày 4/12 năm ngoái đến ngày 13/1 năm nay, trong hơn một tháng đã có ít nhất 23 người chết, gần bằng tổng số người chết (26 người) trong 11 tháng năm ngoái.
Từ ngày 22/12/2022 đến ngày 24/1/2023, ít nhất 8 giáo sư, phó giáo sư và nhân viên đảm bảo hậu cần của Nhạc viện Thượng Hải qua đời vì bệnh tật, trong đó có 3 bí thư chi bộ.
Đại học Giang Nam (ở Vô Tích, tỉnh Giang Tô) đã công bố 48 cáo phó trong vòng 59 ngày từ ngày 5/12/2022 đến ngày 1/2/2023.
Vào ngày 14/1, trên mạng xã hội Weibo ở Trung Quốc Đại Lục, “Danh sách các giảng viên và nhân viên đã nghỉ hưu qua đời” năm 2022 của Phòng Công tác hưu trí của Đại học Đông Bắc cho thấy từ tháng 1 đến tháng 11/2022, số người chết mỗi tháng là khoảng 6 đến 10. Tuy nhiên, từ ngày 6 đến ngày 30/12, có tổng cộng 39 người chết, gần gấp 5 lần mức trung bình của tháng 11 trước đó.
Sau khi báo cáo của Epoch Times được đưa ra, các trường chẳng hạn như các trang web chính thức của Đại học Dầu khí Trung Quốc và Đại học Lâm nghiệp Nam Kinh đã nhanh chóng xóa các cáo phó được công bố trước đó. Không chỉ vậy, sau khi các cột cáo phó trên trang web chính thức của nhiều trường cao đẳng và đại học ở Trung Quốc Đại Lục đăng cáo phó rầm rộ vào cuối năm 2022, họ đã đột ngột ngừng cập nhật và không công khai thông tin cáo phó nữa. Ngoài ra còn có nhiều cột cáo phó của trường đại học và tin tức cáo phó chặn truy cập từ nước ngoài, các trang web liên quan không thể mở hoặc xem ở nước ngoài.
Phóng viên Epoch Times đã tìm kiếm các cáo phó do Phòng Công tác hưu trí của Đại học Công nghệ Đại Liên công bố, vào ngày 3/1/2023, 25 cáo phó đã được công bố liên tiếp. Sau khi được dư luận chú ý, các cáo phó này đều biến mất, chỉ còn lại các cáo phó từ trước tháng 12 năm ngoái.
Tổng cộng có 119 cáo phó được phát hành vào năm 2022; 33 cáo phó được phát hành vào tháng 12. Phóng viên đã xác minh tất cả các cáo phó, và họ đều nói rằng nguyên nhân tử vong là “do bệnh tật và không điều trị được” , không đề cập đến việc liệu có phải tử vong vì bệnh do nhiễm virus COVID-19 hay không.
Qua xác minh, trong tháng 12 có 18 người chết, nhiều hơn cả 11 tháng trước đó (10 người), nguyên nhân qua đời đều nhất loạt là “do bệnh tật và không điều trị được “. Liên kết với hiện tượng tử vong dồn dập và dày đặc này, có sự đồng bộ với việc virus lây lan nhanh chóng sau khi ĐCSTQ mở cửa dịch bệnh, có thể hình dung rằng hầu hết họ đã chết vì dịch bệnh.
Cho đến nay, chỉ có một số cáo phó được công bố, chẳng hạn như ông Vương Đào (Wang Tao), phó viện trưởng 52 tuổi của Học viện Hóa học và Kỹ thuật Hóa học tại Đại học Khoa học và Công nghệ Nội Mông, đã qua đời vào ngày 30/12 năm ngoái. Cáo phó của trường trực tiếp tuyên bố rằng ông Vương đã bị nhiễm virus corona mới trong quá trình làm việc và qua đời vì điều trị không hiệu quả.
Theo tờ New York Times đã xác minh, ông Quách Tích Lương (Guo Xiliang,) một nhà ngôn ngữ học 93 tuổi tại Đại học Bắc Kinh đã qua đời vào ngày 30/12 năm ngoái, theo Trương Mạnh (Zhang Meng) học trò cũ và đồng nghiệp của ông nói rằng Giáo sư Quách đã bị nhiễm virus corona mới và qua đời.
Dữ liệu thu được từ các cáo phó không thể thể hiện toàn diện và đầy đủ, có một số cáo phó nửa tháng sau mới được công bố, có một số học giả có tin đồn đã chết nhưng không thấy cáo phó.
Số lượng cáo phó của các chuyên gia và học giả đã phá vỡ màn sương mù dữ liệu của ĐCSTQ
Kể từ tháng 12 năm ngoái, đợt bùng phát dịch bệnh giống như bão táp ở Trung Quốc đã khiến số người chết tăng vọt, nhiều mô hình dự báo của nước ngoài đã chỉ ra rằng số người chết trong đợt dịch bệnh này ở Trung Quốc ít nhất là 1 triệu người trở lên.
Tuy nhiên, theo số liệu chính thức của ĐCSTQ, từ ngày 8/12 năm ngoái đến ngày 26/1 năm nay, chỉ có 79.000 người chết trong bệnh viện do virus corona mới. Dữ liệu này đã bị nghi ngờ nghiêm trọng, nó không bao gồm những người nhiễm bệnh đã chết bên ngoài bệnh viện và chỉ tính những bệnh nhân chết vì suy hô hấp.
Theo tài liệu mà Epoch Times có được, trong số 4.300 thi thể được hỏa táng ở Nam Kinh từ ngày 11/11 đến ngày 17/12 năm ngoái, chỉ có 20 thi thể được đánh dấu là “thi thể chết do nhiễm virus corona mới”.
Ngày 20/1, tờ F inancial Times của Anh dẫn lời một bác sĩ cấp cứu tại một thành phố nhỏ ở phía nam tỉnh Quảng Đông cho biết, ông và các đồng nghiệp đã được thông báo: “Giấy chứng tử không được có từ ‘virus corona mới’.”
Bác sĩ Trung Quốc xác nhận việc bị yêu cầu tránh ghi nguyên nhân tử vong do COVID
Trong thời gian đại dịch, các cơ quan tuyên truyền của ĐCSTQ đã dành 2 năm để cố gắng tạo ra một câu chuyện, nêu bật số người chết vì virus corona mới ở các nước phương Tây, như một bằng chứng về “sự xuất sắc” trong việc quản lý của ĐCSTQ. Điều mà ĐCSTQ sợ chính là số người tử vong vì dịch bệnh được phơi bày.
Nhà bình luận các vấn đề thời sự Lý Yến Minh (Li Yanming) đã phân tích, các trường cao đẳng và đại học của ĐCSTQ đã xóa cáo phó để che đậy thông tin về những cái chết hàng loạt, cho thấy sự bùng phát của virus Trung Cộng (virus corona mới) đã dẫn đến cái chết liên tiếp của các thành viên cấp cao của ĐCSTQ, các học giả trong thể chế và những người nổi tiếng liên tiếp tử vong, đã gây ra tác động chí mạng đến chính quyền ĐCSTQ, phơi bày tâm lý hoang mang về ngày tận thế của chế độ ĐCSTQ.
Ông Lý Yến Minh nói rằng các giáo sư đại học và viện sĩ được hưởng các đãi ngộ y tế cấp cao trong thể chế của ĐCSTQ, và nhiều trường giáo dục bậc cao thậm chí còn có trường y và bệnh viện trực thuộc; việc các giáo sư và viện sĩ qua đời liên tiếp, không chỉ cho thấy hệ thống y tế của ĐCSTQ bó tay đối với virus Trung Cộng và các di chứng sau khi lây nhiễm, đồng thời cũng phản ánh số người chết đáng báo động trên khắp Trung Quốc.
Có cư dân mạng phân tích rằng bình thường ở Trung Quốc hàng năm có 10 triệu người già yếu, ốm yếu và tàn tật qua đời, trung bình 830.000 người mỗi tháng. Tỷ lệ tử vong của Đại học Bắc Kinh vào tháng 12/2022 gấp 4 lần so với các năm trước, số người chết vượt quá gấp 3 lần so với các năm trước, suy đoán đơn giản thì toàn quốc (Trung Quốc) đã chết 830.000*3=2.490.000 người thuộc nhóm già yếu.
Hầu hết những người chết trong đợt bùng phát này là đảng viên của ĐCSTQ hoặc người theo ĐCSTQ.
Lý Tính
Nhưng mà ôn dịch ‘virus Trung Cộng’ hiện nay (viêm phổi Vũ Hán) như thế này là có mục đích, là có mục tiêu nhắm vào. Nó đến để đào thải phần tử của tà đảng, và những ai cùng đứng với tà đảng Trung Cộng.”
Đại sư Lý Hồng Chí khuyên mọi người:
”Hãy tránh xa tà đảng Trung Cộng, không đứng cùng phe với tà đảng, vì đằng sau nó là ma quỷ màu đỏ, hành vi bề mặt là lưu manh, hơn nữa là không việc ác nào không làm. Thần sắp bắt đầu trừ sạch nó, hễ đứng cùng đội với nó thì đều bị đào thải.”
Theo Tống Đường, Dịch Như / Epoch Times
Bí mật trường thọ gây sốc của các nhà lãnh đạo Trung Quốc Các nhà lãnh đạo ĐCSTQ đều sống rất thọ. Từ lâu, những bí mật của họ đã được quan tâm, thi thoảng nội tình cũng được phơi bày.