Nhiều bệnh ung thư đều do 'tiết kiệm' mà ra: 6 thói quen quá tai hại, bạn dính 1 thôi cũng đã đủ khổ sở rồi!
Ngoài gen di truyền, một số thói quen sinh hoạt, ăn uống không khoa học cũng có thể gây ung thư, và nó đặc biệt liên quan mật thiết đến hai từ “tiết kiệm” và “lười biếng”.
Ung thư, một "sát thủ sức khỏe" thực sự. Tại sao ung thư thường nói đến là đến, mọi người không có chút phòng bị nào cho nó?
1. Tiết kiệm điện: nấu cơm không bật hút mùi
Hiện nay hầu hết các hộ gia đình đều lắp đặt máy hút mùi, nhưng một số người cao tuổi quen tiết kiệm luôn lo lắng sẽ tốn điện nên không thể bật lên khi nấu nướng.
Tuy nhiên, các đặc tính của dầu ăn sẽ thay đổi ở nhiệt độ cao, có thể tạo ra một số lượng lớn các chất độc hại, chẳng hạn như:
- Ở 130 ° C, chất béo không bão hòa bắt đầu bị phân hủy, lâu dần sẽ hình thành các chất có thể gây ung thư như benzopyrene và dinitrophenol (DNP).
- Acrolein sẽ được tạo ra ở 150 ℃, nó gây kích ứng mắt, mũi, họng và các bộ phận khác, dẫn đến khô mắt, khô họng, tức ngực, chóng mặt, nôn mửa và các triệu chứng khó chịu khác.
- Trên 200 ℃ sẽ tạo ra các chất có độc tính cao như nitơ oxit. Hít phải quá nhiều trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến hệ hô hấp và có thể gây viêm mũi họng, viêm phế quản, viêm phổi, phổi tắc nghẽn mãn tính…
Dữ liệu cho thấy những người tiếp xúc với khói dầu trong thời gian dài có nguy cơ mắc ung thư phổi cao gấp 2-3 lần so với người bình thường! Đây cũng là nguyên nhân quan trọng khiến tỷ lệ mắc bệnh ung thư phổi ở nữ giới ngày càng cao.
Bật máy hút mùi trước khi bắt đầu bật bếp, đợi vài phút sau khi nấu xong rồi hãy tắt đi; máy hút mùi cạnh bếp được khuyến nghị hơn với động cơ hút mạnh, có thể hút khói dầu và giảm tác hại.
2. Tiết kiệm tiền: trái cây và rau quả bị hỏng tiếc không muốn vứt bỏ, vật dụng thiết yếu hàng ngày không bỡ thay
Trái cây và rau quả hỏng có thể tạo ra "các yếu tố gây ung thư"
Lạc, ngô, táo... sau khi mua về nhà, để lâu sẽ hỏng. Lúc này, có nhiều người chọn cách cắt bỏ những phần hỏng, ẩm mốc để tiết kiệm ăn tiếp, nhưng liệu cách này có thực sự an toàn? Trên thực tế, cần cẩn thận rằng một số lượng lớn các "yếu tố gây ung thư" đã được sản sinh trong đó!
Ví dụ, khi thực phẩm giàu tinh bột như đậu phộng và ngô bị hỏng, nấm Aspergillus flavus có thể được sản sinh ra. Ăn lâu dài có thể dẫn đến thay đổi DNA và gây ung thư gan; trong khi táo, chuối và các loại trái cây khác bị thối, phần lớn do nấm Alternaria, Penicillium lan rộng gây ra v.v ... có thể gây rối loạn chuyển hóa và phù thận trong trường hợp nhẹ, tổn thương thần kinh, hệ hô hấp và tiết niệu trong trường hợp nặng, thậm chí dẫn đến ung thư gan.
Quan trọng hơn, khả năng gây độc của những bệnh khuẩn này thường lớn hơn khả năng nhìn thấy bằng mắt thường, khi độ thối đến một phạm vi nhất định, toàn bộ quả có thể bị "nhiễm độc".
- Thực phẩm có hàm lượng tinh bột cao như lạc, ngô, đỗ… nên bảo quản ở nơi khô ráo, kín gió, có thể dùng hoa tiêu + tảo bẹ khô chế thành túi hút ẩm, giúp ngăn ngừa sâu mọt, nấm mốc. Một khi thực phẩm bị mốc, tốt nhất bạn nên bỏ đi.
- Cố gắng chọn hoa quả tươi, mua về ăn ngay, nếu bị thối một phần nào đó thì tốt nhất không nên ăn dù trông cũng "vẫn có thể ăn được".
Những vật dụng cần thiết hàng ngày không được thay thế sẽ có thể trở thành "nơi sinh sản của vi khuẩn".
Để tiết kiệm chi phí, một số người thường sử dụng thớt, đũa tre trong nhà bếp trong nhiều năm, mà không biết, chúng là những thứ rất dễ ẩn chứa bụi bẩn!
Trên thớt thường có nhiều vết dao hơn sau khi sử dụng lâu dài, trong khi đũa tre, gỗ có xu hướng nứt sau thời gian dài sử dụng, dễ ẩn cặn thức ăn và gây nấm mốc, có thể sinh ra chất gây ung thư - aflatoxin, cùng với việc sử dụng trong quá trình ăn, có thể làm tăng nguy cơ ung thư gan, ung thư thực quản, ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng, ung thư buồng trứng và các bệnh ung thư khác.
Ngoài ra, môi trường bếp núc thường xuyên ẩm ướt, nhất là vào mùa mưa, thớt, đũa gỗ rất dễ sinh nấm mốc nên việc thay thế kịp thời là vô cùng quan trọng.
Thớt, đũa nên được thay sau nửa năm sử dụng, nếu đã bị mốc thì phải vứt bỏ, không sử dụng tiếp, khi sử dụng thớt cũng cần chú ý chia ra làm thớt cho thức ăn sống và thớt thức ăn chín riêng biệt và khử trùng chúng thường xuyên.
3. Tiết kiệm đồ ăn: món ăn qua đêm ngại vứt đi
Nhiều người có thói quen ăn các món để qua đêm. Nếu không ăn hết, họ sẽ ăn nó vào ngày thứ hai và thứ ba, và không bao giờ vứt cho đến khi thực sự không ăn được nữa. Thực tế, việc "tiết kiệm" này cũng rất dễ "làm khổ" cơ thể.
Một mặt, món ăn để qua đêm không những mất đi nhiều chất dinh dưỡng mà còn dễ sinh vi khuẩn, những người có chức năng tiêu hóa yếu dễ bị tiêu chảy sau khi ăn, mặt khác, thứ ăn để quá lâu có thể sinh ra chất Nitrite, khi vào dạ dày sẽ phản ứng với protein sinh ra chất nitrosamine gây ung thư. Tiêu thụ lâu dài có thể gây đột biến tế bào và gây ung thư dạ dày.
Món ăn không ăn hết cần được đậy kín và cho ngay vào tủ lạnh, ăn trong vòng 27 giờ, nhưng nên nấu chín và ăn ngay, thức ăn thừa phải đun ở nhiệt độ cao trước khi ăn.
4. Quá lười vận động: có thể ngồi lâu được thì sẽ không đứng
Nhiều người thường ngồi lâu tại nơi làm việc hoặc nằm nhiều khi ở nhà; thỉnh thoảng đi ra ngoài, dù có vài chục mét, họ cũng sẽ đi ô tô, xe máy và không bao giờ đi bộ, với tôn chỉ "nằm được thì sẽ không ngồi, ngồi được thì sẽ không đứng", mà không biết, "bệnh lười" này sẽ âm thầm kích thích nguy cơ ung thư.
Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người ít vận động có nguy cơ ung thư ruột tăng lên khoảng 44%! Ngồi lâu sẽ dẫn đến tuần hoàn máu kém, trực tiếp khiến nhu động ruột chậm hơn, thời gian vận chuyển và đào thải chất độc ra khỏi cơ thể lâu hơn, theo thời gian sẽ làm tăng tỷ lệ mắc bệnh viêm ruột, thậm chí là ung thư ruột kết.
Những người ít vận động cũng dễ bị béo bụng. Một lượng lớn mỡ tích tụ trong gan sẽ từ từ tiến triển thành gan nhiễm mỡ, không chỉ ảnh hưởng đến chức năng giải độc của gan, mà còn làm tăng nguy cơ xơ hóa gan, ung thư gan… dễ dẫn đến suy giảm khả năng miễn dịch của cơ thể và tăng nguy cơ mắc các bệnh khác nhau.
- Đứng dậy đi lại sau mỗi một tiếng, xoay chân, nhón gót hoặc xoa bóp đầu gối để thúc đẩy tuần hoàn máu;
- Tuân thủ 30 ~ 40 phút tập thể dục cường độ vừa phải mỗi ngày (tức là duy trì nhịp tim tập thể dục = (220 – số tuổi) * 50% ~ (220 – số tuổi) * 70%, ví dụ, nếu bạn 20 tuổi, hãy duy trì nhịp tim tập thể dục trong khoảng từ 100-140 lần/phút), như vậy mới có thể huy động hết mỡ nâu, đốt cháy mỡ trắng, giúp kiểm soát chất béo và giảm cân.
5. Quá lười ăn sáng: thiếu năng lượng thể chất
Bữa sáng là bữa ăn rất quan trọng trong ngày, khoảng 30% năng lượng cơ thể cần hàng ngày đến từ bữa sáng. Tuy nhiên, nhiều sinh viên và nhân viên văn phòng thường bỏ bữa sáng để ngủ nhiều hơn vào các ngày trong tuần, thậm chí cuối tuần, họ cũng thường ngủ đến trưa và ăn trưa luôn cả thể. Theo thời gian, cơ thể sẽ "phản kháng".
Trước hết, không ăn sáng trong thời gian dài sẽ dẫn đến suy dinh dưỡng, dễ bị chóng mặt, mệt mỏi, ngất xỉu và các triệu chứng hạ đường huyết khác.
Thực hư việc ăn đậu phộng làm thúc đẩy di căn ung thư trong cơ thể?
Thứ hai, hệ thống nội tiết như tuyến giáp sẽ mất cân bằng, khả năng miễn dịch của cơ thể cũng suy giảm, làm tăng nguy cơ táo bón, viêm dạ dày, sỏi mật và các bệnh khác. Sau một cuộc khảo sát dài hạn theo dõi 7.000 người của Đại học Erlangen ở Đức, 40% những người đã quen với việc bỏ bữa sáng có tuổi thọ ngắn hơn 2,5 năm so với những người khác!
Bạn phải ăn sáng đúng giờ mỗi ngày, và tốt nhất là trước 9h30; bạn phải ăn sáng đầy đủ dinh dưỡng, cố gắng ăn 3 loại thực phẩm: thực phẩm chủ yếu giàu tinh bột như bánh hấp, và trứng, sữa, 1 - 2 loại rau củ quả tươi để đảm bảo dinh dưỡng cân đối.
6. Quá lười kiểm tra sức khỏe định kì: bỏ lỡ giai đoạn phát hiện sớm nhất của bệnh ung thư
1/3 số ca ung thư thực sự có thể chữa khỏi, miễn là bạn phát hiện sớm. Tuy nhiên, ở nhiều nơi, nhiều người dân thiếu ý thức tầm soát sớm, lười đến bệnh viện, lười khám sức khỏe, bỏ qua các dấu hiệu ung thư trong cơ thể, bỏ lỡ thời điểm điều trị tốt nhất, để rồi đùng một cái, nó trở thành một căn bệnh nan y!
Lấy ung thư đại trực tràng làm ví dụ, tỷ lệ sống trung bình thêm 5 năm của ung thư đại trực tràng giai đoạn đầu cao tới hơn 90%, trong khi tỷ lệ sống ở giai đoạn cuối chỉ là 14%. Vì vậy, việc hình thành ý thức khám sức khỏe thường xuyên, nhất là đối với nhóm nguy cơ cao, chú ý tầm soát ung thư, phát hiện sớm, chẩn đoán và điều trị sớm là rất quan trọng.
- Tầm soát ung thư vú: sau 40 tuổi, phụ nữ tốt nhất nên chụp nhũ ảnh 1-2 năm một lần.
- Tầm soát ung thư dạ dày: Người bình thường nên nội soi dạ dày lần đầu ở tuổi 40, nếu tất cả bình thường, nên kiểm tra hai năm một lần; những người mắc bệnh tiềm ẩn hoặc nhóm nguy cơ cao như tiền sử gia đình nên nội soi dạ dày mỗi năm một lần.
- Tầm soát ung thư phổi: Những người trên 50 tuổi nên chụp CT liều thấp mỗi năm một lần, giúp phát hiện sớm ung thư phổi; những người có tiền sử gia đình bị ung thư phổi và những người hút thuốc lá lâu năm là những nhóm có nguy cơ cao của bệnh ung thư phổi, và nên đi khiểm tra sớm.
- Tầm soát ung thư đại trực tràng: Người dân nói chung nên khám hậu môn trực tràng hàng năm sau tuổi 50; những người mắc bệnh đa polyp tuyến gia đình, những người mắc bệnh viêm ruột và những người có chế độ ăn uống kém đều là những nhóm có nguy cơ cao, nên đi khám từ độ tuổi 30, nội soi đại tràng hàng năm.
- Tầm soát ung thư gan: Những người có tiền sử viêm gan mãn tính, tiền sử gia đình cũng như người mắc bệnh tiểu đường, béo phì, nghiện rượu có nguy cơ cao bị ung thư gan nên siêu âm Doppler màu sáu tháng một lần.
Theo Sina
Theo Thiên Vy