Nhân chứng của quân Kyiv cho thấy Kyiv là thủ phạm phá đập Nova Kakhovka?
“không ai ở phía Nga có thể trốn thoát. Tất cả các trung đoàn của quân Nga đều ở phía bị chìm trong nước lụt,”
Ngay khi con đập Nova Kakhovka bị đánh sập sớm hôm Thứ Ba (6/6) thì “không ai ở phía Nga có thể trốn thoát. Tất cả các trung đoàn của quân Nga đều ở phía bị chìm trong nước lụt,” là lời kể của Andrei Pidlisnyi, một chỉ huy của quân đội Ukraine và là người tự nhận là nhân chứng của vụ việc, nói với CNN trong cuộc phỏng vấn vừa được tờ báo này cho đăng cách đây vài giờ.
Con đập thủy điện lớn trên dòng sông Dnipro (người Việt vẫn quen gọi là sông Dnepr) bị phá sập hôm Thứ Ba do một vụ nổ lớn. Moskva và Kyiv đổ lỗi trách nhiệm cho nhau. Hiện nay vẫn chưa có kết luận chắc chắn ai là thủ phạm.
Trong cuộc phỏng vấn với CNN , anh Pidlisnyi cũng nói theo tinh thần của chính quyền Kyiv, tức là quân Nga chính là thủ phạm theo miêu tả của anh, với tư cách là người chứng kiến sự việc tại cương vị một chỉ huy trong quân đội Kyiv.
Tuy nhiên, trong lời anh nói có đoạn kể rằng chính anh đã chứng kiến dòng nước lũ do vụ nổ đánh sập một phần con đập khiến “không ai ở phía Nga có thể trốn thoát. Tất cả các trung đoàn của quân Nga đều ở phía bị chìm trong nước lụt.”
Đoạn miêu tả này có thể được hiểu rằng vụ nổ là được làm ra bởi nhóm nào đó ở hiện trường đang tìm cách nhấn chìm một “trung đoàn quân Nga” . Không loại trừ khả năng nhóm đó chính là lực lượng của anh Pidlisnyi chỉ huy, nhóm quân đội tự nhận là đang có mặt tại hiện trường. Đây là lập luận do cư dân mạng chỉ ra.
Tucker Carlson đăng chương trình trên Twitter nói Ukraine đã làm nổ đập Kakhovka
Tình hình vụ đập thủy điện Nova Kakhovka
Đập nước Kakhovka là công trình thủy điện được xây dựng từ thời Stalin và hoàn thành năm 1956 vào thời Khrushchev, cao 30 mét và trải dài 3,2 km chắn ngang dòng sông Dnepr thơ mộng đoạn lưu vực vùng Kherson, như Reuters báo cáo.
Tất nhiên, đó là thời Liên Xô, và chưa có quốc gia Ukraine như chúng ta đang hiểu.
Thủy điện là một trong những phát triển chiến lược của Liên Xô những năm bấy giờ, và các con đập lớn trong các công trình thủy điện trở thành biểu tượng cho tiến bộ và công nghệ mà chính quyền thời đó tuyên truyền.
Có lẽ người Việt chúng ta cũng biết điều này qua công trình Thủy điện Hòa Bình ở Sông Đà do Liên Xô và sau đó là Liên bang Nga hỗ trợ xây dựng từ 1979 đến 1991.
Cũng theo Reuters báo cáo, hồ chứa nước của công trình có diện tích 2.155 km vuông và dung lượng 18 km khối, tức là cỡ hồ Great Salt Lake ở Utah Hoa Kỳ (so sánh: Hồ Tây ở Hà Nội có diện tích 5,3 km vuông), cung cấp 85% nước ngọt cho vùng bán đảo Crimea, và cũng là nguồn cấp nước cho nhà máy điện nguyên tử Zaporizhzhia. Cả 2 nơi này đều đang trong khu vực kiểm soát của Nga.
Cũng theo Reuters, vụ con đập Kakhovka bị phá vào “2h50 sáng ngày Thứ Ba” được báo cáo trước bởi chính quyền Kyiv, kèm theo lời đổ lỗi đó là do Moskva. Sau đó phe Nga có tuyên bố đổ lỗi vụ việc cho Ukraine.
Phá sập con đập Kakhovka, và cũng là một trong những biểu tượng của Liên Xô gần 70 năm qua, sẽ ảnh hưởng rất lớn cho các vùng dân cư và đồng thời cũng ảnh hưởng đến các hoạt động tuyên truyền và quân sự đang diễn ra ở Ukraine.
Khoảng 22.000 người dân đang sống ở 14 khu dân cư phía hạ lưu của con đập có thể sẽ buộc phải sơ tán khỏi nơi ở của mình. Hiện nay các hình ảnh ngập lụt đã được cư dân mạng đăng rất nhiều, kèm theo các lời bình luận gọi phía đối phương là “khủng bố” .
Nhận thức của quốc tế ngày nay về các công trình thủy điện đã khác xưa, với các quan điểm cho rằng chúng ảnh hưởng không tốt tới môi trường sinh thái. Rất nhiều công trình thủy điện cùng các đập nước đã được phá bỏ.
Nhật Tân
Kyiv phủ nhận tin thủ lĩnh tình báo quân đội Kyrylo Budanov đã gặp nạn Từ cuối tháng trước, ông Kyrylo Budanov - người đứng đầu GUR, đã không còn thấy xuất hiện trên các kênh công cộng như trước đó