Nhà tâm lý học Úc xuất bản cuốn sách khám phá tác dụng kỳ diệu của Pháp Luân Công

Chia sẻ Facebook
26/02/2023 13:58:15

Sau 13 năm nghiên cứu, tiến sĩ Margaret Trey cho ra mắt cuốn sách “Pháp Luân Công: Thiền định cho sức khỏe, tầng thứ cao hơn”.


Ghi chú của biên tập viên:Margaret Trey là Tiến sĩ Tư vấn tại Đại học Nam Úc. Sau 13 năm nghiên cứu về Pháp Luân Công, năm 2016, bà cho ra mắt cuốn sách có tựa đề “Thực hành chính niệm của Pháp Luân Công: Thiền định cho sức khỏe, tầng thứ cao hơn” ( The Mindful Practice of Falun Gong: Meditation for Health, Wellness, and Beyond ) . Cuốn sách khám phá tác dụng dưỡng sinh thần kỳ của Pháp Luân Công, một môn tu luyện Phật gia, từ góc độ khoa học.

(Ảnh chụp màn hình Amazon)

Bà Margaret Trey là Tiến sĩ Tư vấn tại Đại học Nam Úc. (Ảnh: margarettrey.com)


Trong cuốn sách , bà đã tiến hành một cuộc khảo sát mẫu đối với những người được hỏi từ hơn 30 quốc gia khác nhau đang tập luyện Pháp Luân Công, với hơn 10 thân phận khác nhau, và so sánh họ với “nhóm không tập luyện”. Kết quả cho thấy 76% người tập cho rằng sức khỏe của họ rất tốt, trong khi tỷ lệ này chỉ chiếm 19% trong những người không tập.


Tiến sĩ Trey nhận thấy hầu hết các học viên Pháp Luân Công đều cho rằng tu tâm tính quan trọng hơn việc luyện động tác. Ngoài luyện công, họ còn đọc đi đọc lại cuốn sách “ Chuyển Pháp Luân “ của Đại sư Lý Hồng Chí, người sáng lập Pháp Luân Công. Cuốn sách này giải thích các nguyên lý “Chân, Thiện, Nhẫn” đồng hóa với đặc tính của vũ trụ, tu tâm hướng thiện, nghĩ đến người khác trước.

Các học viên Pháp Luân Công đang đọc cuốn sách “Chuyển Pháp Luân“.

Bà Trey cũng thu thập các trường hợp huyền bí, trong số đó có bà Barbara Schafer. Bà Barbara sinh ra ở Ba Lan và di cư đến Úc, là một họa sĩ chuyên phục hồi các bức bích họa kiến ​​​​trúc cổ đã hơn 30 năm.

Ngày 11/11/2003, khi đang khôi phục bức tranh trên trần nhà thờ Chính thống giáo gần Melbourne thì bà bị mất thăng bằng và bị ngã từ độ cao 7m. Bà bị thương nặng toàn thân. Sau khi tu luyện Pháp Luân Công, trong vòng 4 tháng, bà đã bình phục hoàn toàn.

Mùa thu năm 2003, họa sĩ Barbara Schaefer đã rơi từ bục làm việc cao 7m xuống đất và bị thương nặng nhiều chỗ. Bà đã bình phục hoàn toàn sau khi tu luyện Pháp Luân Công chỉ trong 4 tháng. (Nguồn: Oliver Trey/Epoch Times)

Bài viết này là phần 2 của chương 1 trong cuốn sách của Tiến sĩ Trey, kể về câu chuyện gặp gỡ giữa bà Trey và họa sĩ Barbara Schafer.

Pháp Luân Công nâng cao hiệu quả tư vấn sức khỏe cho người phương Tây


CHƯƠNG I: BUỔI HẸN


“Chúng ta phải nhắm mắt lại và nhìn theo những cách mới…
Đây là nhận thức bẩm sinh của chúng ta, nhưng ít người trong chúng ta đưa nó vào thực tế.”
—Nhà triết học Hy Lạp cổ đại Plotinus

Vụ tai nạn đã thay đổi cuộc đời của Barbara mãi mãi. Năm đó bà 50 tuổi và đang tận hưởng niềm vui trong sự nghiệp nghệ thuật của mình. Barbara sinh ra và lớn lên ở Ba Lan, nơi bà đã dành 7 năm học nghệ thuật trước khi rời đất nước cộng sản để định cư ở Úc, chớp mắt đã hơn 30 năm.

Bà mở một văn phòng ở Úc đã hơn 20 năm. Barbara đã cống hiến hết mình cho sự nghiệp của mình, và giống như nhiều gia đình nhập cư Úc khác, có cả thành tựu lẫn khó khăn. Bà đam mê bảo tồn và khôi phục các tòa nhà lịch sử, và thường làm việc một mình trên giàn giáo cao trong một thời gian dài, cẩn thận sửa chữa các bích họa, và tranh trên trần nhà của các tòa nhà cổ kính.

Các công trình chính bà tham gia bảo tồn gồm Tòa nhà Tập đoàn Ngân hàng Úc New Zealand, các tòa nhà Ngân hàng Anh, Scotland và Úc thế kỷ 19 trên Phố Greenwich nhộn nhịp của Melbourne và Thư viện Quốc hội Melbourne.

Bà Barbara Schafer chụp tại thành phố Bendigo, bang Victoria, Úc vào tháng 9/2010. (Nguồn: David Field / Tạp chí Bendigo)

Hai năm trước khi vụ tai nạn xảy ra, bà bắt đầu khôi phục Tòa thị chính thành phố Bendigo 120 tuổi. Sử dụng kinh nghiệm và kỹ năng nghệ thuật của mình, Barbara phục hồi lại những tòa nhà cổ kính này về vẻ đẹp huy hoàng trước đây.


13 năm trước, ngày 11/11/2003, Barbara làm việc một mình trong Nhà thờ Chính thống giáo tại Macedonia, phục hồi một bức tranh trên trần nhà. Sau một bữa trưa ngắn ngủi, bà trở lại làm việc và phải trèo lên một chiếc ghế trên giàn giáo. Bà nghĩ: “Ài, chỉ cần một phút thôi,” nên đã không buộc lan can bảo hộ cẩn thận.


Khi tay nắm kéo dài thêm một inch, bà mất thăng bằng và ngã đập đầu xuống sàn nhà từ độ cao 23 feet Anh (7m). “Tôi với tay ra đỡ. Âm thanh cuối cùng tôi nghe thấy là đầu tôi va vào bê tông” , Barbara nói.


Sau đó, bà không nhớ bất cứ điều gì. Bà không biết mình đã bất tỉnh bao lâu trên mặt đất lạnh giá trước bức chân dung Đức mẹ đồng trinh Maria. “Chắc chắn tôi đã nằm đó vài tiếng đồng hồ.” Vì bà bị ngã ngay sau khi quay lại làm việc lúc 1 giờ, và khi nằm trong bệnh viện thì đã hơn 5h chiều.


Barbara cho biết bà tỉnh dậy trong một vũng máu, nhận ra rằng mình cần được đưa đi cấp cứu, và điện thoại gần nhất là ở văn phòng của nhà thờ. Thật kỳ diệu, bà loạng choạng bước đi hơn 20m và tự gọi xe cấp cứu. Khi tôi hỏi bà ấy đã làm thế nào, Barbara chỉ lắc đầu nói: “Tôi không biết, tôi chỉ biết tôi cần tìm người giúp đỡ.”


Bà nói tiếp: “Đầu gối phải của tôi bị vẹo theo hướng ngược lại và xoay theo mọi hướng. Tôi chỉ có thể đi rất chậm, từng bước một.” Tôi không thể kiềm lòng hỏi: “Lẽ nào bà không thấy đau sao?”


Barbara lắc đầu nói: “Tôi cũng không cảm thấy sợ hãi, mà rất bình tĩnh, giống như đang phục hồi sau trải nghiệm cận kề cái chết. Tôi chỉ tập trung vào một mục tiêu, đến văn phòng và cầu cứu.”


Khi đến văn phòng, Barbara cho biết, bà đã hất tai nghe điện thoại rơi khỏi giá đỡ và gọi 911 bằng một ngón tay tê cứng. “Thật không dễ dàng. Tôi cảm thấy như có thứ gì đó đang di chuyển trong đầu. Sau đó, tôi phát hiện ra rằng hộp sọ của mình bị nứt ở một vài nơi. Sống mũi và các xoang đều bị dập nát, nướu trên của tôi bị vỡ ra. Hai tay tôi bị gãy xương, lòi cả ra ngoài.

Khi bà mô tả tình trạng đa chấn thương của mình, tôi tràn ngập sự hoài nghi, tự hỏi làm thế nào bà ấy có thể tự mình đứng dậy và đi bộ xa như vậy để gọi xe cấp cứu.


Lòng tôi rối bời, chất chứa đủ mọi suy nghĩ và câu hỏi, và đầu óc tôi như bị một cơn sóng thần ập đến. Tôi đã cố gắng hết sức để ghép những thông tin này lại với nhau và hiểu ý nghĩa của nó. Tôi tự nhủ: “Mọi chuyện đều có thể xảy ra. Chẳng phải mình đã nghe về sức mạnh của tâm linh và rằng ‘Tinh thần đứng trên vật chất’ hay sao?”


“Ví dụ, một người mẹ chứng kiến ​​con mình bị ô tô cán, sẽ điên cuồng lao tới và dùng sức mạnh siêu phàm nhấc chiếc ô tô lên và kéo đứa trẻ ra ngoài.” Giọng nói của Barbara kéo tôi từ sự hỗn loạn trong nội tâm trở về với quán cà phê giữa đêm khuya tĩnh lặng. Lúc này trong phòng ăn tiếng nói chuyện rôm rả và tiếng chén đĩa đã im bặt.


Barbara nói: “Tôi biết mình phải cầu cứu.” Không nói lời nào, tôi nhìn chằm chằm vào đôi mắt xanh màu biển của bà ấy, điều đó làm tan biến những nghi ngờ trong tôi. Tôi nghe bà ấy nói một cách chắc chắn rằng bà nhất định phải sống sót, vượt qua khó khăn này và bước trên con đường tu luyện Pháp Luân Công.


Bà ấy cũng khiến các nhân viên y tế ngạc nhiên khi cố gắng đi về phía xe cứu thương khi chiếc xe đến. Họ thuyết phục bà nằm trên cáng. “Họ hỏi tôi có cần dùng thuốc giảm đau không, và tôi nói ‘không’. Nhưng họ đã tiêm thuốc cho tôi và đưa tôi vào giấc ngủ”.


Barbara cười và nói rằng lúc đó trông bà ấy chắc hẳn rất kinh khủng. “Trước khi phẫu thuật, tôi muốn soi mình trong gương, nhưng các bác sĩ tại Bệnh viện Hoàng gia Melbourne đã từ chối”.

Tâm trí tôi rời khỏi thế giới, thậm chí quên hết mọi thứ xung quanh, cho đến khi tiếng ly thủy tinh đưa tôi trở lại thực tại. Nhà ăn hầu như không một bóng người, ngoại trừ người phục vụ nói rằng chúng tôi có thể ngồi bao lâu tùy thích.

Đã quá nửa đêm và chúng tôi phải bắt chuyến bay đến New York vào buổi sáng hôm sau. Tuy nhiên, trái tim tôi vẫn mong muốn được nghe toàn bộ câu chuyện về quá trình hồi phục hoàn toàn của bà ấy nhờ Pháp Luân Công.

Barbara vui vẻ đồng ý tiếp tục cuộc trò chuyện. Tôi đã thực hiện nhiều cuộc phỏng vấn về chủ đề Pháp Luân Công, nhưng cuộc phỏng vấn này hoàn toàn khác, không hề có sự chuẩn bị trước và hoàn toàn ngẫu hứng.


Barbara nói: “Pháp Luân Công đã loại bỏ mọi đau đớn và rắc rối, kể cả những cơn đau và biến chứng sau phẫu thuật, đồng thời giúp tôi hồi phục hoàn toàn.”

Trong cuộc trò chuyện của chúng tôi, Barbara không hề có chút hoài nghi. Bà ấy kiên định với đức tin của mình. Môn tu luyện này đã thay đổi hoàn toàn cuộc đời bà và mang lại cho bà sức khỏe thể chất và tinh thần.

Trong khi chúng tôi đang nói chuyện, nhân viên phục vụ đi vòng quanh để đảm bảo rằng chúng tôi biết về sự hiện diện của anh ấy. Bản năng nghiên cứu của tôi lại trỗi dậy, tôi hỏi bà ấy hết câu này đến câu khác.


“Bà bắt đầu tu luyện từ khi nào? Bà đọc sách trước hay luyện công trước?” Mặc dù câu trả lời của Barbara đã làm dịu cơn đói khát của tôi một lát, nhưng ngay lập tức tôi lại cảm thấy hoang mang hơn.


“7 tuần sau ca phẫu thuật, trước tiên tôi bắt đầu tập các bài công pháp. Lúc đó, tôi vẫn còn đeo thắt lưng, giống như một xác ướp biết đi vậy.” Barbara trả lời tôi với sự hài hước của người Ba Lan.


Tôi mỉm cười và cố hình dung Barbara quấn đầy ruy băng, khắp đầu, mặt, cánh tay, bàn tay, ngón tay và đầu gối. Sau đó tôi hỏi: “Sau đó chuyện gì đã xảy ra?”


“Thật ngạc nhiên, tôi cảm thấy rất tuyệt, tôi không thể tin được.” Đôi mắt của Barbara mở to, như thể vẫn còn hoài nghi. Với nụ cười trên môi, bà ấy giơ 2 tay lên làm điệu bộ, nói một cách dứt khoát: “Trời ạ, tôi phải tập Pháp Luân Công nhiều hơn nữa.”

Đăng ký học Pháp Luân Công miễn phí tại đây.

Mặc dù cơ thể của bà ấy vẫn còn cứng và các cử động còn bất tiện, nhưng việc tập các bài công pháp đã giúp bà chấm dứt cơn đau trong một thời gian dài, và khích lệ bà tiếp tục tập luyện. Lúc đó bà không biết cảm giác tốt đẹp này sẽ kéo dài bao lâu, nhưng bà không quan tâm, dù sao nó có tác dụng và làm dịu cơn đau.

Mặc dù chăm chỉ luyện công, nhưng dường như bà ấy đang hoàn thành nghĩa vụ của mình. Mặc dù đeo thắt lưng khiến cử động bất tiện, nhưng trong mọi trường hợp, tập các bài công pháp vẫn tốt hơn uống thuốc giảm đau khiến bạn buồn ngủ.

Ngay khi bà ấy sử dụng cọ vẽ để khôi phục lại vẻ huy hoàng trước đây của những bức bích họa của một tòa nhà cổ, một cuốn sách kỳ lạ đã khiến Barbara hoàn toàn hồi phục (đó là mùa hè năm 2014).


Cuốn sách này không chỉ phục hồi sức khỏe của bà, mà còn truyền cảm hứng cho bà tìm thấy ý nghĩa thực sự của cuộc sống và dẫn bà đến một con đường nhân sinh mới. Barbara nói rằng trải nghiệm tuyệt vời nhất trong quá trình tu luyện Pháp Luân Công là khi bà đọc Chuyển Pháp Luân , cuốn sách chính của Pháp Luân Công.


“Sau 2 tuần luyện công, bạn tôi nói với tôi rằng tôi phải đọc cuốn sách này!” Lúc đầu, bà ấy đã hoài nghi. “Vụ tai nạn đã ảnh hưởng đến thị lực của tôi, và tôi không hiểu vì sao mình phải đọc cuốn sách này,” Barbara cười nói. Nhưng vì luyện công đã làm giảm cơn đau của mình, nên bà ấy nghĩ nên nghe theo lời khuyên của bạn mình.

Vì tai nạn khiến mắt bà mất tập trung nên ngày đầu tiên bà đọc rất khó khăn, rất khó nhìn rõ chữ. Nhưng bà vẫn kiên trì, giống như khi bà đi bộ đến văn phòng nhà thờ để gọi xe cấp cứu vào ngày xảy ra tai nạn vậy.

Ngày hôm sau, bà ấy nhận thấy thị lực của mình đã được cải thiện và đọc được nhanh hơn. Bà ấy đã hoàn thành bài giảng đầu tiên, và bắt đầu đọc bài giảng thứ hai. Bà bị cuốn hút sâu sắc bởi nội dung cuốn sách và khó có thể dứt ra được.

Khi ngày thứ 3 trôi qua, một điều kỳ diệu đã xảy ra. Barbara cảm thấy như thể có một năng lượng, một dòng điện mạnh mẽ chảy từ các ngón tay đến cánh tay của bà.


“Nó lấy đi tất cả những cơn đau, những vấn đề sau phẫu thuật, như rò rỉ dịch não tủy, thậm chí cả chứng ù tai. Đó là tiếng ù kỳ lạ trong tai không bao giờ ngừng nghỉ, giống như máy móc hạng nặng trong nhà máy in. Tất cả đều biến mất và không bao giờ trở lại quay lại.”


Khi bà ấy dừng lại, hai chúng tôi nhìn nhau trong im lặng. Bà nói tiếp: “Vào thời điểm đó, tôi biết rằng điều kỳ diệu đang xảy ra, nhưng điều này thật khó tin.” Khi đọc cuốn sách, bà ấy đã hiểu nguyên nhân hồi phục kỳ diệu của mình.

4 tháng sau vụ tai nạn, Barbara đã trở lại giàn giáo, và làm công việc mà mình yêu thích.


Khi tôi hỏi, bà kiên quyết trả lời: “Không, tôi không sợ khi đi làm trở lại và tôi không sợ độ cao.” Đồng thời, bà cũng tham gia các cuộc đua mô tô cùng chồng. “Chỉ cần một chiếc mũ bảo hiểm lớn hơn,” bà ấy nói thêm một cách vui vẻ.


Bà ấy hoàn toàn khỏe mạnh và hiện đang làm việc trong giai đoạn thứ 2 của dự án khôi phục Tòa thị chính của thành phố Bendigo, nước Úc. Bà đã dành 2 năm để khôi phục một căn phòng khác trong tòa nhà trước khi vụ tai nạn xảy ra. Dự án này đòi hỏi nhiều giờ làm việc tẻ nhạt. “Đây không phải là công việc dành cho những người yếu tim,” Barbara nói.

Bà Barbara Schafer chụp tại thành phố Bendigo, bang Victoria, Úc vào tháng 9/2010. (Nguồn: David Field / Tạp chí Bendigo)

Bà phải miệt mài cạo bỏ những lớp sơn cổ xưa để lộ ra màu sắc và hoa văn nguyên bản từng lớp một. Công việc phức tạp này khiến bà mất thêm 2 năm nữa. Trong đó, phần lớn thời gian cô đều làm việc trên giàn giáo cao. Bà thường phải đứng thẳng để khôi phục lại những bức tranh, hoặc đường viền trang trí công phu trên trần hội trường.

Đăng ký học Pháp Luân Công miễn phí tại đây.
Theo Lý Khiết Tư / Epoch Times

Pháp Luân Công nâng cao hiệu quả tư vấn sức khỏe cho người phương Tây Pháp Luân Công - một phương pháp tu luyện bắt nguồn từ văn hóa Trung Quốc cổ đại đã thu hút sự chú ý của ngành y tế phương Tây.

Chia sẻ Facebook