Nhà sáng lập TSMC ủng hộ Mỹ kìm hãm tiến bộ công nghệ chip của Trung Quốc

Chia sẻ Facebook
17/03/2023 14:49:31

Trương Trung Mưu, nhà sáng lập TSMC, cho hay ông ủng hộ xu hướng Mỹ kiềm chế xu thế phát triển công nghệ chip của Trung Quốc.

Ngày 16/3, Tạp chí Thế giới (Cw.com.tw) Đài Loan đã đặc biệt mời nhà sáng lập TSMC là ông Trương Trung Mưu (Morris Chang) và tác giả sách “Cuộc chiến chip” (Chip War: The Fight for the World’s Most Critical Technology) là ông Chris Miller đối thoại trực tiếp.

Ngày 16/3 tác giả sách “Cuộc chiến chip” là Chris Miller đã có cuộc gặp với người sáng lập TSMC là ông Trương Trung Mưu (Morris Chang). (Nguồn: CNA Đài Loan)


Hướng chính của cuộc đối thoại là nhằm tìm hiểu về những thách thức mà Đài Loan phải đối mặt trong cạnh tranh và hợp tác về chất bán dẫn.


Ông Trương Trung Mưu đã hỏi ông Chris Miller vấn đề biến động trong chuỗi cung ứng chất bán dẫn như thế nào trong 5 năm tới, với tiền đề là không có chiến tranh giữa hai bờ eo biển Đài Loan và không có chiến tranh Mỹ – Trung.


Ông Chris Miller đáp rằng sẽ có phân cực với một bên là Trung Quốc và một bên là Mỹ, ngoài ra các nước khác như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Ấn Độ… hiện cũng đang hy vọng cải thiện tình trạng của ngành công nghiệp bán dẫn, vì vậy quy mô đầu tư chip sẽ tăng lên.


Ông cũng tin rằng trong 5 năm nữa, chuỗi cung ứng chất bán dẫn toàn cầu sẽ có thay đổi lớn, vì vốn dĩ hiện chip nhớ tập trung ở Hàn Quốc, chip logic tập trung ở Đài Loan, máy móc liên quan tập trung ở châu Âu, nhưng trong tương lai xu thế tập trung này sẽ giảm dần.


Ông Trương Trung Mưu đồng quan điểm rằng xu hướng chuỗi cung ứng sẽ phân cực như vậy. Về vấn đề Mỹ ra các chính sách kiềm chế xu thế phát triển công nghiệp chất bán dẫn của Trung Quốc, Trương Trung Mưu cho hay ông ủng hộ xu hướng như vậy. Ông chỉ ra công nghệ chip của Trung Quốc chậm hơn Đài Loan khoảng 5-6 năm, Trung Quốc gặp khó khăn trong sản xuất những con chip tiên tiến trong khi đó từ 5-6 năm trước TSMC có thể dễ dàng sản xuất chúng.


Đề cập đến “Đạo luật khoa học và chip” (CHIPS and Science Act) của Mỹ, “cha đẻ” TSMC chỉ ra rằng ông ủng hộ chính sách công nghiệp này của Mỹ vì mục đích kiềm chế Trung Quốc. Tuy nhiên vì Đài Loan cũng được biết đến là nơi nguy hiểm nhất, khiến Mỹ cho rằng không thể hoàn toàn dựa vào Đài Loan, đây là một tình thế tiến thoái lưỡng nan đối với Đài Loan và cần phải suy tính.


Một vấn đề nữa cũng được đề cập là trong bối cảnh hiện Intel cũng đang hy vọng tham gia vào chế tạo chip: Cơ hội nào để Mỹ “tự cung tự cấp” chip?


Ông Chris Miller chia sẻ rằng rất khó để một nước có khả năng tự cung tự cấp chip, lý do chính là do có nhiều bên tham gia trong chuỗi cung ứng, sự phân công lao động toàn cầu là xu hướng tất yếu.


Trong khi đó, ông Trương Trung Mưu dẫn quan điểm mà CEO Jen-Hsun của NVIDIA chia sẻ và rất đồng ý với quan điểm này: “TSMC đã học cách hợp tác với 400 đối tác trong chuỗi cung ứng như thể cùng nhau khiêu vũ trên sàn nhảy; nhưng Intel từ đầu đến cuối đều nhảy một mình trên sàn nhảy [nên rất khó khăn]”.


Hạ Trân, Vision Times

Hàn Quốc xây dựng trung tâm sản xuất chip bán dẫn lớn nhất thế giới

Hàn Quốc thông báo rằng quốc này sẽ xây dựng một trung tâm khổng lồ để sản xuất chip máy tính, với khoản đầu tư trị giá 300.000 tỷ WON từ các công ty tư…

Chia sẻ Facebook