Nhà sáng lập Pháp Luân Công nói về đợt bùng phát COVID mới ở TQ

Chia sẻ Facebook
01/09/2023 15:40:45

Số ca tử vong COVID tăng đột biến, ngay cả trong các thành viên cấp cao nhất của ĐCSTQ, mặc dù họ được hưởng đặc quyền chăm sóc y tế...

Sau hơn 3 năm kể từ đợt bùng phát COVID-19 đầu tiên trên thế giới ở Vũ Hán, Trung Quốc, quốc gia cộng sản này đang chứng kiến sự bùng phát dịch trở lại. Eris, biến thể mới của chủng Omicron, hiện đã lan truyền khắp Trung Quốc. Số ca tử vong trong dịch COVID tăng đột biến, ngay cả trong các thành viên cấp cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), mặc dù họ được hưởng đặc quyền chăm sóc y tế và thuốc điều trị.

Xác chết không kịp xử lý, chất đống ở bệnh viện Thượng Hải. (Ảnh chụp màn hình video xuất hiện vào khoảng quý 1 2023)


Theo các chuyên gia y tế, Eris, biến thể của COVID-19, là biến thể chiếm ưu thế hiện tại. Loại biến thể này đã làm tăng tỷ lệ lây nhiễm ở Hoa Kỳ và các nơi khác, nhưng dường như không nguy hiểm hơn các chủng trước đây. Trong 3 năm rưỡi qua, thế giới đã học cách chung sống với virus trong khi chế độ cầm quyền của Trung Quốc ráo riết theo đuổi chiến dịch “Zero COVID”.

Mặc dù Trung Quốc vừa hạ thấp nguy cơ sức khỏe cộng đồng và vào ngày 28/8/2023 đã bãi bỏ các yêu cầu xét nghiệm COVID-19 đối với du khách quốc tế, một số nhà quan sát đã hướng sự chú ý của công luận tới việc có quá nhiều trường hợp giới thượng lưu Trung Quốc tử vong. Đây là một dấu hiệu cho thấy tình hình ở nước này có thể không tươi sáng như biểu hiện bề mặt.


Trong số những người thiệt mạng trong làn sóng COVID-19 mới nhất, có hàng chục quan chức Trung Quốc, giám đốc điều hành cấp cao, học giả và nhà khoa học nổi tiếng, một số chỉ ở độ tuổi 20 hoặc 30. Cáo phó của những người này xuất hiện trên truyền thông, các tổ chức nhà nước và các trường đại học Trung Quốc, đồng thời nhấn mạnh họ là “đảng viên ưu tú của ĐCSTQ”. Dưới đây là một số trường hợp nổi bật.

Cảnh sát trẻ, quan chức tư pháp liên tục qua đời

Từ tháng 7 đến tháng 8, các quan chức tư pháp và nhiều cảnh sát trẻ  ở Trung Quốc Đại Lục đã chết vì bệnh tật. Họ đều là đảng viên ĐCSTQ, người trẻ nhất chỉ mới 23 tuổi.

Vào ngày 17/8, trang tin The Paper đưa tin, Trần Lập Như (Chen Liru), bí thư đảng ủy kiêm chánh án Tòa án quận Tây Thành, thành phố Bắc Kinh, qua đời vào ngày 15/8 ở tuổi 50. Trần Lập Như từng là chánh văn phòng Tòa án cấp cao Bắc Kinh, bí thư đảng ủy, chánh án, thành viên bồi thẩm đoàn, thẩm phán, thẩm phán cấp cao cấp hai của Tòa án quận Thông Châu của Bắc Kinh.

Vương Thụy Thông (Wang Ruicong), đảng viên ĐCSTQ, cảnh sát cấp 1 thuộc đồn cảnh sát thị trấn Lô Hồng Thị, huyện Đông An, thành phố Vĩnh Châu, tỉnh Hồ Nam, qua đời ngày 1/8 ở tuổi 23.

Phan Xuân Tuyền (Pan Chunquan), đảng viên ĐCSTQ, thuộc phân cục cảnh sát Điệp Thái, Cục Công an thành phố Quế Lâm, tỉnh Quảng Tây; qua đời ngày 2/8 ở tuổi 46.

Trần Dũng Quần (Chen Yongqun), đảng viên ĐCSTQ, thuộc đội đội điều tra hình sự của Cục Công an thành phố Phổ Ninh, tỉnh Quảng Đông; qua đời ngày 5/8 ở tuổi 36.

Lý Kiện Lam (Li Jianlan), Ủy viên Đảng Cộng sản Trung Quốc, Giám đốc Trung tâm chỉ huy Đội Cảnh sát giao thông, Cục Công an thành phố Túc Thiên, tỉnh Giang Tô; qua đời ngày 7/8 ở tuổi 34.

Lý Hồng Xuân (Li Hongchun), cảnh sát trưởng cấp 1 tại trại giam thuộc Cục Công an huyện Mưu Định, tỉnh Vân Nam; qua đời ngày 5/8 ở tuổi 55.

Vũ Dương (Wu Yang), đảng viên ĐCSTQ, thuộc Cục Công an Đường sắt Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây; qua đời ngày 27/7 tại nhà riêng, hưởng dương 34 tuổi.

Triệu Hoa Vĩ (Zhao Huawei), đảng viên ĐCSTQ, trưởng đồn cảnh sát Chung Sơn, thuộc Cục Công an thành phố Kiềm Tây, thành phố Tất Tiết, tỉnh Quý Châu; qua đời ngày 26/7 ở tuổi 38.

Ngụy Hòa Hựu (Wei Heyou), đảng viên ĐCSTQ, trưởng đồn cảnh sát Đại Viện, thuộc phân cục Công an Đông Hồ, cục Công an thành phố Nam Xương, tỉnh Giang Tây; qua đời ngày 25/7 ở tuổi 51.

Tài Duy Thần (Cai Weichen), đảng viên ĐCSTQ, thuộc Cục Công an Đường sắt Thẩm Dương; qua đời ngày 22/7 ở tuổi 59.

Dương Thành (Yang Cheng), đảng viên ĐCSTQ, thuộc Cục Công an thành phố Lan Châu, tỉnh Cam Túc; qua đời ngày 20/7 ở tuổi 49.

Hùng Vinh Tường (Xiong Rongxiang), thuộc Cục Công an thành phố An Thuận, tỉnh Quý Châu; qua đời ngày 3/7 ở tuổi 57.

Cùng ngày, Tôn Chính Ba (Sun Zhengbo), thuộc Cục Công an thành phố Đằng Xung, tỉnh Vân Nam, qua đời ở tuổi 41; Hứa Thụ Lâm (Xu Shulin), thuộc Cục Công an thành phố Liên Vân Cảng, qua đời ở tuổi 54.

Giáo sư ở các trường đại học danh tiếng qua đời

Theo thông tin công khai, từ cuối tháng 7 đến 10 ngày đầu tháng 8 năm nay, ít nhất 10 giáo sư từ các trường đại học nổi tiếng ở Trung Quốc Đại Lục, bao gồm Đại học Bắc Kinh, Đại học Thanh Hoa và Đại học Ngoại ngữ Bắc Kinh, đã qua đời vì bệnh tật. Trong số đó, có 7 người là đảng viên ĐCSTQ, 3 người là chuyên gia y tế và 2 người là chuyên gia về luật.

Viện Khoa học và Kỹ thuật Môi trường thuộc Đại học Bắc Kinh đã đưa ra cáo phó vào ngày 15/8. Theo đó, ông Trần Đán Hoa (Chen Danhua), giáo sư của trường, qua đời tại Bắc Kinh vào ngày 11/8. Ông đã tham gia hoàn thành một số dự án nghiên cứu khoa học của ĐCSTQ.


Đại học Ngoại ngữ Bắc Kinh đã đưa ra cáo phó vào ngày 16/8. Ông Phùng Chí Thần (Feng Zhichen), giáo viên tiếng Romania tại Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Châu Âu của Đại học này và là người hướng dẫn nghiên cứu sinh tiến sĩ, đã qua đời tại Bắc Kinh vào ngày 14/8. Cáo phó gọi ông là “đảng viên ưu tú” của ĐCSTQ.


Trương Tái Lương (Zhang Zailiang), giáo sư tiếng Anh tại Đại học Ngoại ngữ Bắc Kinh, người sáng lập Phòng Đào tạo và Phiên dịch Liên Hợp Quốc của Đại học Ngoại ngữ Bắc Kinh, đồng thời là trưởng phiên dịch tiếng Trung của Văn phòng Liên Hợp Quốc tại Geneva, qua đời vì bệnh tại Bệnh viện Đa khoa Không quân Bắc Kinh vào sáng sớm ngày 6/8. Cáo phó chính thức gọi ông là “đảng viên ưu tú” của ĐCSTQ.


Lý Kế Quang (Li Jiguang), nguyên Giám đốc Bệnh viện Số 1 thuộc Đại học Y Trung Quốc, qua đời vào ngày 11/8 tại Thẩm Dương. Cáo phó chính thức gọi ông là “đảng viên ưu tú” của ĐCSTQ.

Trần Đào Hậu (Chen Taohou), giáo sư và bác sĩ trưởng tại Đại học Y học cổ truyền Trung Quốc Hồ Bắc và là thành viên của Liên đoàn Dân chủ Trung Quốc (thuộc ĐCSTQ), qua đời tại Vũ Hán vào ngày 7/8. Ông Trần Đào Hậu từng giữ giữ chức vụ Ủy viên Thường vụ Ủy ban Chính hiệp lần thứ tám và thứ chín của tỉnh Hồ Bắc.


Ngô Duy Thành (Wu Weicheng), nguyên Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền Trung Quốc trực thuộc Đại học Y Quảng Châu và nguyên Giám đốc Viện Y Nghiên cứu thuốc Trung y Trung Quốc, qua đời ngày 4/8. Ông là bác sĩ y học Trung Quốc nổi tiếng ở tỉnh Quảng Đông, từng được hệ thống y tế Quảng Châu phong tặng danh hiệu “đảng viên ưu tú” của ĐCSTQ.


Văn Chính Bang (Wen Zhengbang), giáo sư khoa Luật Hành chính thuộc Đại học Khoa học Chính trị và Pháp luật Tây Nam, qua đời ngày 11/8 tại Trùng Khánh. Cáo phó chính thức gọi ông là “đảng viên ưu tú” của ĐCSTQ.


Quách Chính Vĩ (Guo Chengwei), giáo sư tại Đại học Khoa học Chính trị và Luật Trung Quốc, qua đời tại Bắc Kinh vào ngày 10/8. Cáo phó chính thức gọi ông là “đảng viên ưu tú” của ĐCSTQ.

Diệp Ích Trân (Ye Yizhen), đảng viên ĐCSTQ, phó trưởng phòng sinh viên, Phó Ban Công tác sinh viên của Đại học Ngoại ngữ Chiết Giang, qua đời ngày 2/8 ở tuổi 41.

Nhiều giáo sư, chuyên gia Đại học Bắc Kinh qua đời

Trong suốt một tháng rưỡi từ nửa cuối tháng 6 đến cuối tháng 7, ít nhất 10 giáo sư và quan chức hành chính cấp cao của Đại học Bắc Kinh đã chết vì bạo bệnh.

Theo cáo phó đăng trên trang web chính thức của Đại học Bắc Kinh, Lục Đình Ân (Lu Tingen), đảng viên ĐCSTQ và là giáo sư tại Viện Quan hệ Quốc tế của Đại học Bắc Kinh, qua đời tại Bắc Kinh vào ngày 16/7 vì bạo bệnh.

Lã Tấn Dục (Lu Jinyu), đảng viên ĐCSTQ và là giáo sư Trường Khoa học Máy tính thuộc Đại học Bắc Kinh, qua đời ngày 13/7 tại Bệnh viện Hữu nghị Trung – Nhật ở Bắc Kinh.

Vương Thế Tuấn (Wang Shijun), người sáng lập và cựu giám đốc Khoa Bệnh nghề nghiệp của Bệnh viện số 3 Đại học Bắc Kinh, qua đời tại Bắc Kinh vào ngày 12/7. Cáo phó chính thức nêu rằng ông là một trong những người sáng lập ngành y học nghề nghiệp ở Trung Quốc và là tổng biên tập cuốn sách giáo khoa y học nghề nghiệp đầu tiên của Trung Quốc.

Cát Anh Hội (Ge Yinghui), đảng viên ĐCSTQ, giáo sư tại Viện Khảo cổ học và Bảo tàng học thuộc Đại học Bắc Kinh, đồng thời là nhà văn tự cổ, qua đời tại Bắc Kinh vào ngày 10/7.

Triệu Dung Hằng (Zhao Rongheng), giáo sư tiếng Đức tại Khoa Ngoại ngữ thuộc Đại học Bắc Kinh, qua đời tại Bắc Kinh vào ngày 28/6.


Trịnh Đào (Zheng Tao), đảng viên ĐCSTQ, phó giáo sư Khoa Vật lý Kỹ thuật thuộc Việt Vật lý, Đại học Bắc Kinh, qua đời tại Bắc Kinh vào ngày 27/6 ở tuổi 53. Zheng Tao đã đạt danh hiệu “người công tác đảng ưu tú của Đại học Bắc Kinh”.

Thái Trường Lĩnh (Cai Changling), đảng viên ĐCSTQ và là giáo viên Viện Quản lý Chính phủ thuộc Đại học Bắc Kinh, qua đời tại Bắc Kinh vào ngày 27/6.

Long Chấn Châu (Long Zhenzhou), giáo sư tại viện Y học Cơ bản của Đại học Bắc Kinh và được biết đến là một trong những người sáng lập khoa miễn dịch của Trung Quốc, đã qua đời vào ngày 18/6.

Nhiều lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước qua đời

Trong vòng một tháng, một số giám đốc điều hành của các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc, tất cả đều là đảng viên ĐCSTQ, đã qua đời.

Triệu Cửu Phương (Zhao Jiufang): Thư ký Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật của Tập đoàn Máy bay Thương mại Trung Quốc;

Tôn Hoành Tuấn (Sun Hongjun): Cựu Chủ tịch Tập đoàn Dongfeng Motor;

Vương Kim Thành (Wang Jincheng): Cựu chủ tịch China Unicom;

Kinh Thiên Lượng (Jing Tianliang): Cựu Chủ tịch Tập đoàn Luyện kim Trung Quốc;

Lưu Khởi Liên (Liu Qilian): Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Dược phẩm Nam Kinh và những người khác.


Ngày 12/8, Công ty TNHH Máy bay Thương mại Trung Quốc ra cáo phó nêu rõ, ông Triệu Cửu Phương, Ủy viên Thường vụ Đảng ủy của Tập đoàn Máy bay Thương mại Trung Quốc, Bí thư Ủy ban Kỷ luật, kiêm Thanh tra Ủy ban Giám sát Nhà nước Trung Quốc tại Tập đoàn Máy bay Thương mại, qua đời tại Bắc Kinh vào ngày 6/8, thọ 59 tuổi. Cáo phó gọi ông là “đảng viên ưu tú” của ĐCSTQ.

Ngày 9/8, Ban kiểm soát của Ngân hàng Nam Kinh (Bank of Nanjing Co) thông báo, ông Lưu Khởi Liên, giám sát cổ đông của Ban kiểm soát lần thứ 9 của công ty, đã qua đời ở tuổi 60.


Ông Tôn Hoành Tuấn, cựu Bí thư đảng ủy Tập đoàn Dongfeng Motor, kiêm cựu Chủ tịch Tập đoàn Dongfeng Motor, qua đời tại Quảng Châu vào ngày 31/7. Cáo phó của giới chức gọi ông là “đảng viên ưu tú” của ĐCSTQ.

Ngày 30/7, ông Hà Gia Quần, đảng viên ĐCSTQ, nguyên Phó Tổng giám đốc, kiêm kỹ sư trưởng của Xibei Bearing Group Co., Ltd., qua đời tại Bắc Kinh.

Ngày 25/7, trang web chính thức của China Unicom thông báo cáo phó, rằng ông Vương Kim Thành, cựu Chủ tịch kiêm Bí thư đảng ủy của China Unicom, đã qua đời tại Bắc Kinh vào ngày 23/7.

Ông Vương Kim Thành là ủy viên của Ủy ban Quốc gia kỳ thứ 9 và thứ 10 của Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc.

Ông Kinh Thiên Lượng, đảng viên ĐCSTQ, ủy viên Ủy ban toàn quốc lần thứ 11 của Hội nghị Hiệp thương Chính trị nhân dân Trung Quốc, kiêm Chủ tịch đầu tiên của Tập đoàn Năng lượng Than Trung Quốc, đồng thời là cựu Chủ tịch của Tập đoàn Luyện kim Trung Quốc, qua đời tại Bắc Kinh vào ngày 18/7.


Ông Điền Ân Dân (Tian Enmin), cựu Phó Bí thư đảng ủy, kiêm Giám đốc điều hành của Công ty Shenwan Hongyuan Securities, qua đời vào ngày 14/7. Cáo phó của giới chức gọi ông là “đảng viên ưu tú” của ĐCSTQ.

Quan chức Tổng cục Thể thao của ĐCSTQ qua đời

Ngày 27/7, Trung tâm Quản lý Thể thao Mùa đông của Tổng cục Thể thao Nhà nước Trung Quốc thông báo cáo phó rằng ông Lan Lập, đảng viên ĐCSTQ, nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Quản lý Thể thao Mùa đông của Tổng cục Nhà nước của Thể thao Trung Quốc, qua đời vì bệnh tật vào ngày 25/7, ở tuổi 68.

Tổng cục Thể thao Nhà nước Trung Quốc là cơ quan cấp Bộ trực thuộc Hội đồng Nhà nước ĐCSTQ phụ trách công tác thể thao. Cáo phó đăng trên trang web chính thức của Cục cho thấy, ít nhất 27 quan chức của Cục.

Nghiên cứu mới: Gần 2 triệu người chết vì COVID ở Trung Quốc trong 2 tháng


ĐCSTQ đã áp dụng các chính sách kiểm soát dịch bệnh cực đoan và phong tỏa nhiều thành phố trong 3 năm, dẫn đến thảm họa nhân đạo lặp đi lặp lại, bao gồm cả vụ hỏa hoạn ở Urumqi (Ô Lỗ Mộc Tề), cuối cùng đã gây bùng nổ “Phong trào Giấy trắng” để phản đối việc phong tỏa. Tháng 12 năm ngoái, chính quyền đột ngột bỏ chính sách Zero-COVID, nới lỏng kiểm soát mà không báo trước, khiến dịch bệnh nhanh chóng vượt khỏi tầm kiểm soát và càn quét khắp cả nước, bệnh viện và nhà tang lễ khắp nơi tràn ngập xác chết.

Theo Reuters hôm 25/8, một báo cáo nghiên cứu của Trung tâm Ung thư Fred Hutchinson ở Seattle, cho thấy từ tháng 12/2022 đến tháng 1/2023, ở tất cả các tỉnh thành tại Trung Quốc Đại Lục, ngoại trừ Tây Tạng, số lượng người thuộc nhóm từ 30 tuổi trở lên tử vong do các nguyên nhân khác nhau lên đến 1,87 triệu người.


Kết quả nghiên cứu này đã được công bố trên ấn bản mở trực tuyến của Tạp chí Hiệp hội Y khoa Mỹ ( Journal of the American Medical Association ) vào ngày 24/8. Báo cáo cho thấy, số người chết do đợt bùng phát COVID-19 ở Trung Quốc vượt xa đánh giá chính thức của chính quyền vào tháng 1. Số liệu do chính quyền Trung Quốc công bố là có gần 60.000 bệnh nhân COVID-19 đã chết trong bệnh viện chỉ 1 tháng sau khi từ bỏ chính sách Zero-COVID.

Báo cáo đề cập rằng các nhà nghiên cứu đã tiến hành thống kê phân tích bằng cách sử dụng thông tin cáo phó do phía Trung Quốc công bố, dữ liệu từ các công cụ tìm kiếm Internet của Trung Quốc như Baidu.


Các nhà nghiên cứu viết: “Nghiên cứu của chúng tôi về số ca tử vong quá mức liên quan đến việc dỡ bỏ chính sách Zero-COVID ở Trung Quốc, đã đưa ra ước tính cơ bản dựa trên thực nghiệm. Những phát hiện này là vô cùng quan trọng trong việc hiểu COVID-19 đột nhiên lây lan và ảnh hưởng như thế nào đến tỷ lệ tử vong của dân số.”

Số ca tử vong tăng đột biến lần này cũng gợi nhớ đến điều đã xảy ra vào cuối tháng 12 năm ngoái, khi Trung Quốc đang phải vật lộn với một đợt bùng phát lớn khác về số ca nhiễm bệnh, khiến các bệnh viện và nhà hỏa táng bị quá tải.

“Ôn dịch là có mục đích”

Bình luận về thực trang đang xảy ra tại Trung Quốc, đại sư Lý Hồng Chí, nhà sáng lập Pháp Luân Công – môn khí công đã và đang bị ĐCSTQ đàn áp suốt 24 năm tại Trung Quốc – nói trong cuộc phỏng vấn với tờ Epoch Times vào ngày 26/8/2023 rằng virus đang nhắm vào ĐCSTQ, cùng với những người mù quáng đi theo ĐCSTQ, bảo vệ ĐCSTQ và hy sinh mạng sống của mình cho ĐCSTQ.

Trước đó vào tháng 1, ông Lý cho biết hơn 400 triệu người ở Trung Quốc đã chết vì COVID-19 và ĐCSTQ đã che đậy tình hình thực sự của đại dịch kể từ khi nó bùng phát hơn 3 năm trước. Điều này trùng khớp với một số ước tính của ngoại giới xuất hiện vào cùng thời điểm.


Được biết, vào tháng 3 năm 2020, khi đại dịch COVID-19 bắt đầu bùng phát, ông Lý đã nhắc lại một đạo lý phổ quát được các tôn giáo như Phật giáo hay Cơ đốc giáo công nhận. Ông Lý nói trong bài viết “Lý tính” : “Kỳ thực bản thân ôn dịch chính là đến nhắm vào nhân tâm, đạo đức bại hoại, nghiệp lực to lớn.”


Ông Lý cũng nhấn mạnh “ôn dịch virus Trung Cộng hiện nay (viêm phổi Vũ Hán) như thế này là có mục đích, là có mục tiêu nhắm vào. Nó đến để đào thải phần tử của tà đảng, và những ai cùng đứng với tà đảng Trung Cộng. Không tin thì các vị hãy nhìn xem, hiện nay những nước nghiêm trọng nhất, đều là những [quốc gia] đi lại gần gũi với tà đảng, người cũng như thế” .


Ông Lý khuyên mọi người “tránh xa tà đảng Trung Cộng, không đứng cùng phe với tà đảng, vì đằng sau nó là ma quỷ màu đỏ, hành vi bề mặt là lưu manh, hơn nữa là không việc ác nào không làm.”

Pháp Luân Công, còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một môn tu luyện bắt nguồn từ tín ngưỡng truyền thống Trung Hoa. Bao gồm các bài tập thiền định và 9 bài giảng tập trung vào các nguyên lý Chân, Thiện, Nhẫn, môn học này được thực hành ở hơn 100 quốc gia trên toàn thế giới.

Môn tập này ước tính đã thu hút khoảng 100 triệu người theo học ở Trung Quốc vào năm 1999. Lo sợ sự phổ biến này, chế độ cộng sản Trung Quốc đã phát động một cuộc đàn áp tín ngưỡng tàn bạo khiến vô số người tập thiệt mạng.


Theo The Epoch Times
Minh Nhật tổng hợp

Nhà sáng lập Pháp Luân Công: Vì sao có nhân loại


Mời xem video :

Bác sĩ phẫu thuật Thụy Sĩ tiết lộ về nạn thu hoạch tạng tại TQ Từ năm 2007, bác sĩ Franz Immer đã nhận ra một số điều kinh hoàng về hoạt động cấy ghép nội tạng ở Trung Quốc.

Chia sẻ Facebook