Nha hoàn bồi giá may mắn nhất lịch sử: Vượt mặt chủ thành hoàng hậu được người đời ca tụng
Là nha hoàn bồi giá cùng chủ tử, nhờ tài trí của bản thân cũng mà 1 bước lên thành hoàng hậu.
Trong lịch sử phong kiến Trung Quốc, đã có không thiếu những trường hợp nha hoàn , cung nữ may mắn được hoàng thượng , chủ tử để mắt tới rồi sủng hạnh, từ đó một bước lên cao, thoát khỏi cuộc sống khổ cực. Tống Phúc Kim là một nữ tử vô cùng may mắn. Bà vốn là nha hoàn của chủ tử, nhưng nhờ tài trí của mình mà giúp bản thân trở thành mẫu nghi thiên hạ .
Gặp thời loạn mà trở thành nha hoàn bồi giá
Tống Phúc Kim là người làng Giang Hạ, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, bà có xuất thân không quá thấp kém, ngược lại được sinh ra trong một gia đình có học thức. Nhưng bởi vì sinh ra vào thời kỳ Ngũ Đại Thập quốc (thời đại loạn, các nước chư hầu ra sức tranh quyền đoạt vị), Tống Phúc Kim khi còn nhỏ đã lạc mất gia đình trong một cuộc chiến loạn.
Tuy nhiên Tống thị may mắn sống sót qua đại loạn rồi được An Phong Hầu (Thứ sử Vương Nhung) cưu mang và đem về phủ làm nha hoàn cho tiểu thư Vương thị. Hai người cùng nhau lớn lên nên tình cảm vô cùng thân thiết.
Vương gia Từ Tri Cáo (sau này là người lập ra nước Nam Đường, một trong những nước thành công nhất của thời Ngũ đại Thập quốc) để mắt tới nữ tử của Vương Nhung bèn cho người đến cầu thân. Theo tục lệ thời phong kiến, khi tiểu thư được gả đi sẽ có một nha hoàn bồi giá theo. Dựa vào tính cách hoạt bát, nhanh trí của mình, Tống Phúc Kim đã được Vương thị đưa theo đến Từ phủ.
Vương thị sau khi thành thân với Từ Tri Cáo thì được lập làm chính thất. Vương phu nhân vô cùng quý mến Tống Phúc Kim, đối xử với nha hoàn như tỷ muội thân thiết của mình. Vương phu nhân tuy được gả vào phủ đã lâu nhưng mãi vẫn không thể mang thai. Sau nhiều ngày suy nghĩ, Vương phu nhân đã đề xuất Từ Tri Cáo nạp nha hoàn Tống Phúc Kim làm thiếp.
Nhận được sự sủng hạnh của chủ tử, Tống Phúc Kim rất nhanh có thai và sinh ra một tiểu vương gia. Vương Thị mạng mỏng, nha hoàn sinh con không lâu thì bệnh mà chết. Vì thế, Tống Phúc Kim đường đường chính chính thay thế chủ tử của mình trở thành chính thất. Từ nhỏ đã thông minh nhanh nhẹn nên sau khi trở thành chính thất, Tống Phúc Kim luôn sắp xếp và xử lý mọi việc trong phủ đâu ra đó. Điều này đã khiến cho phu quân của nàng rất hài lòng.
Một bước lên cao, trở thành hoàng hậu
Từ Ôn (Tề Trung Vũ Vương) là một đại tướng và người phụ chính của nước Ngô thời Ngũ Đại Thập Quốc. Khi đó, Từ Ôn nắm quyền triều chính, ông vô cùng coi trọng dưỡng tử của mình là Từ Tri Cáo nên đã một lòng bồi dưỡng người này. Từ Tri Cáo nhận được rất nhiều hậu thuẫn và tán thưởng của các đại thần trong triều đình.
Từ Tri Cáo thành công bình định, dẹp yên cuộc phiến loạn Quảng Lăng. Sau đó, Từ Tri Cáo được thăng chức thành Hoài Nam tiết độ phó sứ và nắm giữ quyền cai quản triều chính Nam Ngô. Sau khi Từ Ôn mất, quyền thế trong tay Từ Tri Cáo càng ngày càng lớn mạnh. Hoàng đế Nam Ngô Dương Phổ vì muốn nâng đỡ Từ Tri Cáo đã lần lượt phong ông làm Thượng phụ, Thái sư, Đại Nguyên sư, Đại Thừa tướng. Từ Tri Cáo sau đó đã cướp ngôi vua Ngô, đổi tên sang họ Lý lấy hiệu là Lý Biện và lập ra nước Nam Đường.
Đằng sau sự thành công của Từ Tri Cáo không thể không nhắc tới công lao của Tống Phúc Kim, bà luôn âm thầm đứng phía sau ủng hộ Vương gia. Khi Từ Tri Cáo đăng cơ và trở thành hoàng đế, Tống Phúc Kim theo đó được bước lên đài cao, trở thành mẫu nghi thiên hạ, nắm giữ lục cung. Hoàng hậu Tống thị tính tình ôn hậu, đối với mọi người luôn hết lòng, cùng với sự thông minh khi cai quản hậu cung, các phi tần và thuộc hạ đều vô cùng tâm phục khẩu phục bà.
Từ chối thượng triều
Những năm cuối cai quản đất nước, vua Lý Biện tích cách thô bạo, thường xuyên nổi cáu, ông đã phạt nặng không ít đại thần. Tống Phúc Kim luôn bên cạnh hoàng thượng đưa ra lời khuyên nhủ để bảo toàn tính mạng cho các quan lại trong triều đình. Chính vì điều đó họ càng thêm coi trọng hoàng hậu.
Không lâu sau hoàng đế băng hà, thái tử Lý Cảnh lên kế vị, Tống Phúc Kim được mọi người tôn làm Hoàng thái hậu. Vì lòng kính trọng và biết ơn của các đại thần, không ít người khuyên thái hậu buông rèm chấp chính nhưng bà kiên quyết từ chối. Sau này, Tống thị mất và được an táng tại Vĩnh lăng cùng với vua Lý Biện.
Có thể nói Tống Phúc Kim là nha hoàn may mắn nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc. Cuộc đời của bà trở thành câu chuyện truyền kỳ về nữ nhân từ thân phận người hầu trở thành hoàng hậu được người người nể trọng.