Nhà đầu tư tiền số mất trắng, đổ nợ chỉ sau một đêm

Chia sẻ Facebook
19/06/2022 00:02:58

Chiến sự Ukraine: Thiếu bảo hiểm rủi ro, các nhà đầu tư hoàn toàn không được bảo vệ. Giá trị các đồng tiền mã hóa có thể trở về số 0 bất kỳ lúc nào.


Thị trường tiền mã hóa đang trải qua những ngày tồi tệ nhất. Giá Bitcoin sụt xuống dưới 21.000 USD /đồng, mức thấp nhất kể từ năm 2020 đến nay. Nền tảng cho vay Celsius phải đóng giao dịch bởi lượng tài sản có sẵn không còn đủ để người dùng thanh khoản. Những công ty tiền số đình đám khác như Coinbase và BlockFi cũng phải sa thải nhân viên trong thời kỳ này.

Một mặt, sự lao dốc của loại hình tài sản này chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu. Mặt khác, đây cũng là dấu hiệu cho thấy đầu tư tiền mã hóa có thể về con số 0 bất cứ lúc nào bất chấp những tăng trưởng vượt bậc trước đây.


Người chơi nên chuẩn bị tâm lý mất trắng

Rủi ro cao là thế nhưng các công ty tiền số lại không có bảo hiểm giúp bảo vệ người chơi như ngân hàng hay các hình thức đầu tư truyền thống khác. Một khi các sàn giao dịch sập, người chơi sẽ không thể lấy lại số tiền của mình.

“Giấc ngủ cứ chập chờn và tôi sụt hẳn 4 kg chỉ trong vài ngày. Tôi như rơi vào trạng thái trầm cảm”, Yuri Popovich, nhà đầu tư người Ukraine từng đổ toàn bộ số tiền tiết kiệm của gia đình để mua UST, than thở. Điều đáng buồn với anh là quốc gia này hiện chưa có luật pháp nào hoàn trả lại những khoản lỗ như thế này.

Luật pháp của các quốc gia trên thế giới chưa có quy định cụ thể bảo vệ nhà đầu tư trong thị trường tiền mã hóa. Ảnh: CNN.


Trong khi đó, tại Mỹ, một số nhà đầu tư khác tại Mỹ đã quyết định nộp đơn kiện khi thua lỗ vì tiền số và nhận được tiền bồi thường. Năm 2018, một người đàn ông bị cướp số Bitcoin đã kiện lên tòa án bang Ohio. Sau đó, anh đã được hoàn trả đủ 16.000 USD tiền số đã mất của mình nhờ có bảo hiểm nhà ở.

Hay vào tháng trước, trạm biến áp của công ty đào Bitcoin Blockfusion đã bị nổ, dẫn đến hỏa hoạn, ảnh hưởng đến hàng nghìn máy đào. Công ty này sau đó cho biết sẽ nộp đơn lên tòa án để xin bồi thường thiệt hại.


Theo Recode, tại Mỹ, Công ty Bảo hiểm Ký thác Liên bang (FDIC) đã cung cấp một vài điều khoản bảo vệ chủ sở hữu tài khoản như hoàn trả tối đa 250.000 USD nếu ngân hàng phá sản.

Tuy nhiên, với tiền mã hóa, các sàn giao dịch không hoạt động theo mô hình ngân hàng hay thuộc hệ thống FDIC. Vì thế, nhà đầu tư sẽ không nhận được điều khoản bảo vệ này.

Mặt khác, tính rủi ro của tiền mã hóa cũng trở thành vấn đề gây đau đầu không ít các công ty trong lĩnh vực này. Trong báo cáo tài chính quý I/2022, sàn giao dịch Coinbase đã cảnh báo rằng khách hàng không thể lấy lại tiền nếu công ty phá sản.

“Ở thời điểm hiện tại, người chơi rất khó xác định những nguy cơ mình có thể gặp phải nếu các sàn giao dịch phá sản. Do đó, họ cần chuẩn bị tâm lý rằng một khi những nền tảng này sập, họ sẽ chịu lỗ nặng và chỉ nhận được vài đồng bạc lẻ xem như bồi thường”, Dan Awrey, giáo sư luật tại Đại học Cornell, cho biết.


Tiền mã hóa là kênh rủi ro

Ngoài phá sản, các nhà đầu tư tiền số còn phải đối diện với nhiều rủi ro khác như bị hack ví. Sau khi các nhóm lừa đảo có quyền truy cập vào ví cá nhân và đánh cắp toàn bộ tài sản, người dùng sẽ khó lòng lấy lại số tiền đã mất.

Vì thế, nhiều người chuyển sang sử dụng “ví lạnh” (cold storage), giữ tiền trong các thiết bị bị ngắt kết nối với Internet. “Nếu sở hữu nhiều tài sản quý giá, hiển nhiên mọi người sẽ muốn giữ kỹ và bảo vệ chúng”, Ben Davis, trưởng nhóm chương trình bảo hiểm tiền số Superscript, nói.

Nhà đầu tư nên nhận thức rõ đôi khi đầu tư tiền mã hóa rủi ro cao như một canh bạc. Ảnh: Shutterstock.

Theo Recode, mặc dù bảo hiểm rủi ro đang dần xuất hiện trên thị trường tiền số nhưng vẫn chưa phổ biến. Ngay cả khi các nền tảng mua bảo hiểm, người chơi vẫn chưa thể hoàn toàn yên tâm rằng họ sẽ được bảo vệ tài sản.

Cụ thể, Coinbase từng hứa hẹn sẽ bảo vệ các nhà đầu tư nếu các sự cố bảo mật xảy ra nhưng trên thực tế không phải tất cả đều sẽ được hoàn lỗ. “Số bảo hiểm rủi ro tài sản chỉ chiếm một phần nhỏ trên thị trường tiền số”, Eyhab Aejaz, nhà đồng sáng lập và CEO của công ty bảo hiểm Breach Insurance, cho hay.

Nguyên nhân của tính thiếu an toàn này một phần đến từ việc thị trường còn mơ hồ về khái niệm tiền mã hóa. Không ít người dù là người chơi hay nhà làm luật vẫn chưa phân biệt rõ khái niệm tiền điện tử, tiền ảo, tiền mã hóa. Do đó, các biện pháp bảo vệ tài sản này không được thống nhất cụ thể.

“Nếu tiền số là một hình thức đầu cơ, tích trữ thì người chơi không nên sử dụng bảo hiểm tiền gửi, sử dụng các dịch vụ hỗ trợ của chính phủ. Họ nên biết rằng tiền số không giống như tiền gửi ngân hàng bình thường, chúng là một canh bạc”, Hilary Allen, giáo sư luật tại Đại học American, khẳng định.


(Theo Zing)

Gửi bình luận

Bài viết cùng chuyên mục

Meta bị kiện vì thu thập dữ liệu từ hơn 600 bệnh viện và nhà cung cấp dịch vụ y tế

icon 0

Tờ Bloomberg đưa tin, Meta vừa bị đệ đơn kiện với cáo buộc cho phép dữ liệu y tế riêng tư được chia sẻ bí mật với Facebook mỗi khi bệnh nhân truy cập website của một số nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

Tỷ phú Google ly hôn vợ sau 3 năm chung sốngicon0Sergey Brin là siêu tỷ phú mới nhất ly hôn sau những vụ chia tay ồn ào của Bill Gates và Jeff Bezos.

Hệ thống xác thực bảo mật trên iOS 16 có gì mới? icon 0

Những tính năng xác thực bảo mật nâng cấp trên iOS 16 sẽ mang đến sự thuận tiện hơn cho người dùng, mà vẫn đảm bảo được mức độ an toàn.

Ứng dụng gọi xe tìm mọi cách giữ chân tài xế công nghệ

icon 0

Giá xăng tăng cao khiến áp lực của tài xế ngày càng nhiều hơn. Các hãng gọi xe tìm mọi cách giữ chân tài xế bằng các chương trình hỗ trợ, giảm chiết khấu khi khó có thể tăng giá dịch vụ.

Google Nga xin phá sảnicon0Hãng thông tấn Interfax đưa tin, chi nhánh Google tại Nga đã nộp đơn xin phá sản, căn cứ theo các hồ sơ nộp trực tuyến.

SpaceX đuổi việc nhân viên nói xấu Elon Muskicon0Ngày 16/6, SpaceX đã sa thải các nhân viên tham gia viết và phát tán một lá thư chỉ trích hành vi của CEO Elon Musk.

Trung Quốc phạt một KOL 16 triệu USD vì trốn thuếicon0Trung Quốc đã phạt một người có ảnh hưởng (KOL) trên mạng xã hội vì trốn thuế trong hai năm 2019, 2020.

Facebook sẽ gặp rắc rối nếu cố sao chép TikTok icon 0

Năng lực cốt lõi của Facebook là mạng xã hội, còn của TikTok là nền tảng giải trí. Do đó, Facebook có thể thua đau nếu cố bắt chước đối thủ.

Elon Musk bị khởi kiện, đòi bồi thường 258 tỷ USD vì lừa đảo đa cấp với Dogecoinicon0Số tiền này để bồi thường cho mức độ sụt giảm về giá trị vốn hóa của Dogecoin từ mức đỉnh cho đến nay.

Làm chậm iPhone, Apple có thể phải bồi thường gần 1 tỷ USDicon0Dù xảy ra từ 5 năm trước, bê bối làm chậm iPhone chai pin vẫn khiến Apple đối mặt những vụ kiện từ người dùng.

XEM THÊM BÀI VIẾT

Chia sẻ Facebook