Nhà đầu tư đang rời bỏ Hồng Kông vì gần giống với môi trường ở Trung Quốc Đại lục

Chia sẻ Facebook
26/09/2022 19:44:31

Chỉ có 8% các đợt IPO ở Hồng Kông tính đến tháng 8 có lượng đăng ký vượt mức, so với 90% trong cùng kỳ năm 2021, đã cho thấy sự sụt giảm lớn trong việc thu hút nhà đầu tư, theo một báo cáo gần đây từ Deloitte.

Hoa Kỳ đưa các công ty Trung Quốc, gồm China Unicom vào danh sách đen

Luật An ninh quốc gia đã khiến nhà đầu tư rời bỏ thị trường chứng khoán Hồng Kông do không còn nhìn thấy sự khác biệt với môi trường Đại lục. (Ảnh: Yung Chi Wai Derek/Shutterstock)

Tính đến giữa tháng 9, tổng giá trị thỏa thuận IPO tại Hồng Kông chỉ ở mức 7,77 tỷ USD, mức thấp nhất kể từ năm 2013. Nhìn chung Hồng Kông, thị trường IPO được cho là hàng đầu thế giới gần đây nhất là ở thời điểm năm 2019. Đến giữa tháng 9/2022 chỉ có khoảng một phần năm giá trị của các đợt chào bán so với năm 2021.


“Tôi nghĩ thách thức chính mà nó đang phải đối mặt ngay bây giờ thực sự là tâm lý rất kém”, Gary Ng, một nhà kinh tế học tại Hồng Kông của Natixis cho biết. Từ đầu năm đến nay, chỉ số Hang Seng Index đã giảm hơn 20%, đánh vào niềm tin của các nhà đầu tư vào thị trường.

Thị trường IPO của Hồng Kông đang bị ảnh hưởng bởi sự không chắc chắn trước đại hội Đảng Cộng sản sắp tới của Trung Quốc, nơi sẽ đặt ra định hướng kinh tế và chính trị ở đại lục.

Hồng Kông đang cảm thấy hậu quả của mối quan hệ tồi tệ giữa Trung Quốc và Mỹ, cũng như suy thoái kinh tế của chính nước này do các chính sách COVID nghiêm ngặt gây ra (Zero-COVID) – mặc dù việc chấm dứt cách ly khách sạn, được chính quyền thành phố công bố vào thứ Sáu tuần rồi (ngày 23/9) củng cố hy vọng rằng hoạt động kinh doanh sẽ phục hồi trở lại.

Kỳ vọng về cái gọi là sự trở về nhà của các công ty Trung Quốc niêm yết tại Mỹ, trong bối cảnh căng thẳng giữa Bắc Kinh và Washington về việc tiếp cận thông tin từ các cuộc kiểm toán, được cho là sẽ mang lại lợi ích cho thị trường chứng khoán Hồng Kông. Nhưng quan điểm đó có thể không đơn giản như vậy.

Một nhóm các chuyên gia kiểm toán Hoa Kỳ từ Washington hiện đang ở Hồng Kông để xem xét công việc của các công ty kế toán lớn kiểm toán khoảng 130 công ty đại lục niêm yết tại Hoa Kỳ.

5 doanh nghiệp trung ương hủy niêm yết tại Mỹ: ĐCSTQ bị quốc tế ruồng bỏ

Nếu đoàn kiểm tra không hài lòng với những gì họ tìm thấy, các tập đoàn Trung Quốc này có thể buộc phải hủy niêm yết khỏi các sàn giao dịch của Mỹ.

Cuộc kiểm toán có thể ảnh hưởng đến cách các nhà phát hành coi Hồng Kông là một điểm đến, Lyndon Chao, người đứng đầu bộ phận chứng khoán có trụ sở tại Hồng Kông tại Hiệp hội Thị trường Tài chính & Công nghiệp Chứng khoán Châu Á cho biết.


Trường hợp cuộc kiểm toán gặp phải các vấn đề, điều đó có thể không nhất thiết tốt cho Hồng Kông, ông nói thêm. “Tôi nghĩ điều đó có thể chỉ làm trầm trọng thêm căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc, vì điều này có thể được nhìn nhận rất nhiều qua lăng kính chính trị”.

Các công ty bị hủy niêm yết có thể không nhất thiết phải tìm kiếm Hồng Kông như một giải pháp thay thế, vì họ không hoàn toàn miễn nhiễm với căng thẳng địa chính trị, Ng của Natixis nói. Các công ty này cũng có thể sẽ phải đối mặt với việc mất một số tiền của nhà đầu tư Mỹ do hạn chế đầu tư, điều này có thể ảnh hưởng đến định giá, ông nói thêm.

Một giám đốc điều hành cấp cao của một công ty Trung Quốc có kế hoạch IPO tại Mỹ vào năm tới cũng lặp lại mối lo ngại này, trích dẫn luật an ninh quốc gia do Bắc Kinh áp đặt tại đặc khu này vào năm 2020.


“Hồng Kông, đặc biệt là sau khi luật an ninh được thông qua vào năm 2020, không còn được coi là nơi an toàn cho các nhà đầu tư và kết quả là được coi là không thể phân biệt được với Trung Quốc”, Giám đốc điều hành này cho biết và từ chối được nêu tên do tính nhạy cảm của vấn đề. Công ty đã loại trừ khả năng IPO tại Hồng Kông.

Các nhà đầu tư đang chờ đợi sự rõ ràng xung quanh các quy định quan trọng đối với việc niêm yết ở nước ngoài của các công ty Trung Quốc, chẳng hạn như chia sẻ dữ liệu xuyên biên giới, Natixis ‘Ng nói.

Đại hội Đảng Trung Quốc sắp tới cũng sẽ cho biết liệu các nhà kỹ trị có thể giành được quyền lực để giúp Trung Quốc tập trung lại vào các ưu tiên kinh tế hay không, hoặc liệu một chương trình nghị sự xã hội chủ nghĩa hơn có thể tồn tại cùng với chính sách Zero-COVID hay không, Chao của ASIFMA cho biết.


Nhất Tín, theo Nikkei Asia

Sau 25 năm bàn giao chủ quyền Hồng Kông, giấc mơ tự trị đã tan thành mây khói

25 năm sau khi Hồng Kông được bàn giao chủ quyền về cho Trung Quốc (1997), cái gọi là quyền tự trị đã tan thành mây khói như một giấc mơ.

Chia sẻ Facebook