Nguyễn Tấn Đời: Doanh nhân hạng nhất thời Việt Nam Cộng Hòa (P1)

Chia sẻ Facebook
16/03/2023 02:14:32

Nguyễn Tấn Đời là người sáng lập Ngân hàng Tín Nghĩa – ngân hàng hàng đầu của miền Nam những năm 1970. Ông cũng nổi tiếng là doanh nhân thành đạt hạng nhất tại Sài Gòn vào thời Việt Nam Cộng Hòa.

Nguyễn Tấn Đời sinh năm 1922 (có nguồn cho rằng sinh tháng 1/1924) tại làng Bình Hòa, tổng Định Thành, tỉnh Long Xuyên (nay thuộc thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang), trong một gia đình giàu có và tiếng tăm, vì thế mà thuở nhỏ ông được ăn học đàng hoàng.

Năm 1945, ông được gia đình cho lên Sài Gòn để học cao đẳng tiểu học. Tuy nhiên Pháp nổ sung tái chiếm Nam bộ, ông đành phải gác việc học lại, về nhà ở Long Xuyên. Thế rồi cuộc chiến lan đến quê nhà, ông phải một lần nữa đến Sài Gòn.

Chân dung ông Nguyễn Tấn Đời. (Ảnh từ vietnamfinance.vn)

Tìm kế sinh nhai

Ở Sài Gòn, Nguyễn Tấn Đời dùng hết tiền mà chẳng có bà con để nhờ giúp đỡ. Vì hoàn cảnh, ban ngày ông lân la tìm việc kiếm miếng ăn, đêm đến thì ngủ ngoài hiên một ngôi nhà ở đường Champagne (nay là đường Lý Chính Thắng, quận 3). Tuy nhiên việc đó không kéo dài lâu.

Bởi Nguyễn Tấn Đời biết chữ, một người bạn đã giới thiệu ông vào làm sổ sách cho một hãng buôn của người Pháp. Khi được ít vốn, ông bỏ việc và làm nghề môi giới vật liệu xây dựng và vải vóc. Nghề môi giới này giúp ông giàu lên rất nhanh.

Nguyễn Tấn Đời tiếp tục tham gia vào kinh doanh tiền tệ, việc kinh doanh ban đầu rất tốt, nhưng sau đó ông bị mất vốn đến phá sản vào năm 1949.

Bước đầu làm gạch

Thất bại đầu tiên trong thương trường không khiến Nguyễn Tấn Đời nản chí. Ông tìm hiểu kiến thức và quay trở lại làm vật liệu xây dựng, cụ thể là làm gạch ngói.

Nguyễn Tấn Đời sang Campuchia mua lại máy móc cũ với giá rẻ. Nhờ mối quan hệ cũ lúc còn làm nghề môi giới vật liệu xây dựng, ông lập xưởng sản xuất gạch ngói mang tên Đời Tân ở Chợ Lớn.

Có được sản phẩm, ông mang đến những ngôi nhà hay công trình đang xây dựng để chào hàng. Nhờ siêng năng và giữ chữ tín với bạn hàng, chỉ 2 năm sau, doanh thu của xưởng gạch ngói Đời Tân vượt lên dẫn đầu thị trường vật liệu xây dựng.

Ông sang Pháp học hỏi công nghệ làm gạch, từ đó chất ượng sản phẩm của ông chinh phục được khách hàng, Hãng gạch ngói của ông nổi tiếng khắp Nam kỳ lục tỉnh.

Mở rộng kinh doanh sang nhiều lĩnh vực khác nhau

Năm 1950, Nguyễn Tấn Đời bắt đầu mở rộng kinh doanh sang các lĩnh vực khác. Năm 1953 ông mở công ty quảng cáo, cạnh tranh với công ty AIP của người Pháp. Ông cũng nhập phim từ Pháp, làm phụ đề rồi cho thuê lại, hoạt động ở cả Việt Nam, Lào và Campuchia.

Lúc này ở Sài Gòn có nhiều biệt thự được người Pháp xây dựng để cho quan chức chính quyền và cho thuê. Năm 1954, ông cho xây cao ốc Mai Loan rộng lớn với 125 phòng ở 16 Trương Định rồi cho thuê, người thuê đa số là nhà văn, nhà báo, ca sĩ…

Năm 1954, Pháp ký Hiệp định Genève rồi rút quân về nước, người Pháp phải vội vã bán đồn điều, Nguyến Tấn Đời liền mua lại.

Người Pháp đi, Nguyễn Tấn Đời vẫn tiếp tục chiến lược kinh doanh của mình. Năm 1955 ông xây thêm cao ốc Tân Lộc với 5 tầng lầu, 90 phòng, ở số 177 – 179 đường Lê Thánh Tôn. Cao ốc này tiện nghi hơn Mai Loan, khi khánh thành khách đăng ký thuê sạch không còn một phòng trống nào.

Sài Gòn năm 1965, trên đường Trần Hưng Đạo, phía bên trái là hãng gạch ngói Đời Tân và khách sạn Victoria của ông Nguyễn Tấn Đời. (Ảnh: Manhhai, Flickr)

Tiếp đó, ông xây dựng thêm các cao ốc Victoria 240 phòng ở số 937 Trần Hưng Đạo, President 1.200 phòng ở số 727 Trần Hưng Đạo, Đức Tân ở số 491 Phan Thanh Giản, Prince ở số 175 – 177 Phạm Ngũ Lão. Những cao ốc này đều được người Mỹ thuê lại hết các phòng. Lúc này cả miền Nam đều biết đến tỷ phú Nguyễn Tấn Đời.

Không dừng lại, ông tiếp tục mở rộng kinh doanh sang lĩnh vực khác. Năm 1955 ông nhập khẩu xe đạp và máy móc, nông ngư cụ đem về tiêu thụ tại miền Nam.

Lúc này quân Mỹ đến miền Nam, các căn cứ quân sự mọc lên và thải rất nhiều phế liệu. Năm 1968 ông mua lại các phế liệu này, cho nấu lại để lấy đồng làm dây điện rồi đem bán với nhãn hiệu Vidico.

Bước chân vào lĩnh vực tài chính ngân hàng

Ở miền Nam ban đầu có Ngân hàng Quốc gia, Ngân hàng Việt Nam Thương tín và một số ngân hàng nước ngoài. Ngành tài chính ngày càng phát triển, đến giữa thập niên 1960 thì đã có 14 ngân hàng tư nhân của người Việt và 13 ngân hàng nước ngoài.

Năm 1965, một số thương gia và người có địa vị trong chính quyền cùng bàn bạc thành lập Ngân hàng lấy tên là Tín Nghĩa, tuy nhiên số vốn ban đầu của các cổ đông chưa đủ 200 triệu nên không thể thành lập theo luật định. Họ liền mời Nguyễn Tấn Đời, ông tham gia ngay vói số vốn góp là 20%.

Tuy nhiên sau một năm hoạt động, ngân hàng thua lỗ to do không có điểm gì khác biệt so với các ngân hàng trước đó để thu húy khách hàng, hệ thống quản trị lại yếu kém. Thống đốc Ngân hàng Quốc gia khuyến nghị ông Đời mua lại cổ phần của cổng đông để nắm quyền điều hành ngân hàng, sau đó Ngân hàng Quốc gia sẽ cho vay một số vốn để duy trì hoạt động.

Nguyễn Tấn Đời chưa trả lời ngay mà suy nghĩ kỹ, tìm ra điểm yếu khiến ngân hàng thua lỗ, cũng tìm ra phương cách mới nhằm thu hút được khách hàng, từ đó vạch ra chiến lược kinh danh. Ông mua lại số cổ phần của các cổ đông muốn rời bỏ do Ngân hàng thua lỗ, để trở thành Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc, bắt đầu thực hiện kế hoạch của mình.


(Còn nữa)


Trần Hưng tổng hợp

Chuyện tay trắng lập nghiệp của “Vua tàu thủy” Bạch Thái Bưởi (P1)


Mời xem video :

Chia sẻ Facebook