Nguồn: https://phunuvietnam.vn/loai-la-moc-day-khong-ai-hai-gio-la-dac-san-tay-nguyen-xuat-hie...

Chia sẻ Facebook
24/08/2022 14:54:00

Vị ngon ngọt của loại lá này khi chế biến thành món ăn đã thu hút nhiều du khách khi đến với mảnh đất Tây Nguyên nắng gió.

H.M Ngày 24/08/2022 10:00 AM (GMT+7)

Đặc sản 4 phương

Khi nhắc tới đặc sản Tây Nguyên, một trong những món ăn nhất định phải nếm thử chắc chắn có những món được chế biến từ lá mì. Lá mì hay ở miền Bắc thường gọi là lá sắn, vốn là lá của cây sắn. Dù những nơi khác thường bỏ đi nhưng lá mì lại là món ăn dân dã thường ngày của bà con đồng bào Tây Nguyên. Cũng bởi sự độc đáo của món ăn này nên nhiều nhà hàng, quán ăn ở Gia Lai bắt đầu đưa nó vào thực đơn để phục vụ du khách.

Từ những chiếc lá mì dân dã mà chúng ta có thể chế biến thành nhiều món ăn lạ miệng. Để có thể chế biến được một món lá mì thơm ngon, đặc sắc, thì từ các công đoạn sơ chế đến chế biến đều khá phức tạp.

Người Tây Nguyên thường phải đi hái lá mì từ lúc sáng sớm tinh mơ. Lúc này những chiếc lá mì non còn xanh mơn mởn vẫn còn phủ đầy phấn trắng và những giọt sương. Khi hái về, lá sẽ được đem đi rửa cho hết bụi bẩn, sau đó trải đều trên nong, để cho ráo nước. Vất vả nhất là công đoạn vò nát lá mì hoặc cho vào cối giã thật đều rồi mới mang đi chế biến được. Thông thường phải có đến 2 hoặc 3 người thay phiên nhau giã thì lá mì mới đạt được độ nhuyễn theo yêu cầu.

Với bà con dân tộc vùng cao thì có 2 cách chế biến món lá mì xào. Cách thứ nhất họ sẽ giã nhuyễn lá, xào chung với cá nhỏ hoặc thịt băm. Cách thứ 2 đó chính là luộc sơ qua lá, vắt kiệt nước sau đó đem lá đi xào.

Lá mì xào cà đằng là một món ăn có sự hòa quyện, kết hợp của hai loại đặc sản Tây Nguyên. Những quả cà rừng còn tươi xanh, vị hơi đăng đắng được xào với lá mì cùng vài bông đu đủ non. Đây là cách ngon nhất để thưởng thức lá mì. Món này phải xào thật khô mới làm hương vị trở nên ngon hơn.

Một bí kíp thú vị đó chính là để giữ món ăn được ngon thì người đầu bếp cần có kinh nghiệm giữ lửa. Lửa cháy phải ở mức độ vừa phải. Xào phải để lá khô mềm nhưng lại không được cháy. Màu của cà cần xanh nhưng đã chín, còn bông đu đủ phải giòn và tươi. Thêm chút ớt để tăng thêm hương vị.

Lá mì xào cà đắng sẽ mang đến cho thực khách một trải nghiệm ẩm thực khác biệt. Trong miệng là vị bùi và thơm độc đáo không thể tìm thấy ở bất kỳ món ăn nào khác. Thực khách sẽ cảm nhận được mùi vị cay nồng của hạt tiêu, chút sần sật và giòn tan của những trái cà, vị đăng đắng, cay cay của bông đu đủ và ớt.

Lá mì xào cà đắng là một trong những món ăn dân dã truyền thống lâu đời của bà con dân tộc vùng núi. Lá mì xào ngon và chuẩn vị nhất cần lưu ý là không nên pha quá nhiều gia vị. Bạn cũng có thể thử món lá mì xào cá khô. Chỉ cần cho thêm chút cá nhỏ vào xào cùng loại lá này là thành một món ăn vô cùng hao cơm.

Đến với Gia Lai, bạn có thể tìm thấy món lá mì xào này ở nhiều nhà hàng. Tuy nhiên để thưởng thức chuẩn vị nhất thì chỉ có do chính đồng bào nấu. Ngoài ra, món ăn này còn được xuất hiện trong những lễ hội mang ý nghĩa lớn của người dân sinh sống ở Gia Lai.


Nguồn: https://phunuvietnam.vn/loai-la-moc-day-khong-ai-hai-gio-la-dac-san-tay-nguyen-xuat-hie... Nguồn: https://phunuvietnam.vn/loai-la-moc-day-khong-ai-hai-gio-la-dac-san-tay-nguyen-xuat-hien-trong-thuc-don-nha-hang-du-khach-nao-cung-muon-nem-thu-512022238234354301.htm

Loại rau xưa mọc hoang không ai ăn, giờ thành đặc sản Sa Pa chị em săn lùng, giá 75.000 đồng/kg Du khách nhất định phải mua vài cân rau này về để thưởng thức và làm quà cho người thân khi đến Sapa. Bấm xem >>
Đặc sản 4 phương

Theo H.M Tổng hợp (Phụ Nữ Việt Nam)

Tin bài cùng chủ đề Đặc sản 4 phương

Chia sẻ Facebook