Nguồn gốc của thành phần canxi trong các ngôi sao lâu đời nhất vũ trụ
Nghiên cứu này là thành công lớn và phát hiện này cung cấp cái nhìn sâu sắc và mới mẻ cho các nghiên cứu vật lý thiên văn hạt nhân trong tương lai.
Theo một nghiên cứu được công bố trên trang trực tuyến của tạp chí Nature ngày 28/10, các nhà khoa học Trung Quốc đã tiết lộ nguồn gốc của canxi trong các ngôi sao đầu tiên bằng cách sử dụng phòng thí nghiệm dưới lòng đất sâu nhất thế giới ở tỉnh Tứ Xuyên, Tây Nam Trung Quốc.
Vào năm 2014, các nhà thiên văn học Australia đã quan sát ngôi sao lâu đời nhất mà con người từng biết đến, đó là một ngôi sao khổng lồ màu đỏ loại K có tên SMSS0313-6708. Các nhà khoa học đã quan sát thấy lithium, carbon, magie và canxi trong thành phần của ngôi sao này. Tuy nhiên, cho tới trước khi nghiên cứu trên được công bố, nguồn gốc của canxi trong ngôi sao SMSS0313-6708 vẫn còn là một điều bí ẩn.
Phòng thí nghiệm ngầm Trung Quốc Cận Bình (CJPL), nằm sâu 2.400 mét dưới chân một ngọn núi ở tỉnh Tứ Xuyên, bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 12/2010. Các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã tiến hành các thí nghiệm nhằm tìm kiếm nguồn gốc của thành phần canxi trong ngôi sao SMSS0313-6708 tại phòng thí nghiệm này. Kết quả nghiên cứu đã giúp họ xác minh thành công giả thuyết rằng canxi được sản sinh sau phản ứng then chốt của chu trình CNO (carbon–nitrogen–oxygen) - một chu trình xúc tác được xem là nguồn năng lượng chính trong các ngôi sao nặng gấp 1,3 lần khối lượng Mặt Trời.
Theo nhà khoa học He Jianjun thuộc trường Đại học Sư phạm Bắc Kinh - tác giả chính của nghiên cứu trên, phòng thí nghiệm CJPL có thể làm giảm đáng kể ảnh hưởng của các bức xạ vũ trụ (tia vũ trụ) và cung cấp những điều kiện đặc biệt để đo trực tiếp các phản ứng hạt nhân quan trọng mà lĩnh vực vật lý thiên văn đang quan tâm.
Ngày 5/10, tàu vũ trụ Endurance của SpaceX đã được phóng lên quỹ đạo, mang theo phi hành đoàn Crew-5 làm việc dài hạn trên Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS).