Người xưa nói ‘Năm ngón không lộ, phú quý không đi’ ám chỉ những người sớm muộn cũng ắp đầy của cải: Bạn có đặc điểm đó không?
Ông cha ta từ bao đời nay đã đúc kết ra nhiều câu tục ngữ dựa trên chính kinh nghiệm sống của bản thân để truyền dạy lại cho con cháu sau này. Những câu tục ngữ thường chỉ là những câu nói ngắn gọn, súc tích dễ hiểu, nhưng lại có khả năng truyền tải nội hàm văn hóa rất sâu sắc cho hậu thế.
Vì thế nên nó được rất nhiều người dùng để nói hằng ngày khi gặp các chủ đề liên quan. Chính vì những đặc điểm như vậy mà văn hóa tục ngữ đã trở thành phong tục, một nét văn hóa dân gian gần gũi nhất với đời sống nhân dân và được nhiều người yêu thích!
Trong dân gian có một câu nói phổ biến như này, đó là "Năm ngón không lộ, phú quý không đi". Vậy câu tục ngữ này có ý nghĩa gì? Nội hàm văn hóa đằng sau câu nói này là như thế nào?
Thực ra, câu tục ngữ này cũng rất dễ hiểu. Ý chỉ khi chúng ta khép các ngón tay lại mà giữa những kẽ ngón tay không lộ ra các khe hở thì có nghĩa là bàn tay chúng ta đã nắm giữ rất chặt tài lộc của mình, chúng sẽ không bị trôi đi.
Quan niệm này của cha ông thực chất được bắt nguồn từ một loại quan niệm cổ xưa về vận mệnh. Người xưa quan niệm rằng, một người sống ở trên đời, được hưởng phú quý, vinh hoa hay phải chịu cảnh nghèo đói; dù là may mắn hay kiếp người lận đận, thì đều là do số mệnh định sẵn.
Loại quan niệm này, người ta gọi là "thuyết thiên mệnh", "thuyết mệnh định" hay "thuyết túc mệnh", v.v..
Chính vì ảnh hưởng của những quan niệm dân gian như vậy nên trong tục ngữ mới có câu "họa phúc sinh tử đều do mệnh, quả thật nửa điểm cũng chẳng do người", "thành bại đều do mệnh, vạn sự thông qua ý trời", "công danh thành bại tự có an bài", v.v..
Những quan niệm truyền thống như vậy có thể giúp mọi người duy trì một sự bình tĩnh nhất định khi đối mặt với một số bất hạnh hoặc phước lành trên đường đời. Ví dụ, khi đối mặt với sự sống và cái chết, quan niệm như vậy sẽ khiến người ta nhanh chóng hết đau buồn hơn. Nhưng mặt khác, quan niệm này cũng sẽ khiến con người mất đi tinh thần dám nghĩ dám làm và cuộc sống sẽ trở nên tiêu cực!
Chính vì sự ra đời của quan niệm này mà dân gian mới sinh ra câu nói "năm ngón tay không lộ, phú quý không đi"!
Mọi người đều tin rằng số phận là do trời định, nhưng song song họ cũng rất muốn biết số phận của mình là như thế nào và cũng không cam chịu tương lai của bản thân lại không do mình khống chế lấy.
Do đó, mọi người thường truy tìm và sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để suy đoán về tương lai của họ, chẳng hạn như chiêm tinh học cổ đại, nhân tướng học, v.v. nhằm mục đích cải mệnh. Câu tục ngữ "năm ngón không lộ, phú quý không đi" thực ra là cũng một phương pháp thăm dò vận mệnh của nhân tướng học.
Trước thời nhà Hán, những câu nói như "năm ngón không lộ, phú quý không đi" không được các học giả truyền thống chấp nhận. Trong "Tuân Tử" có câu "nhân tướng, tự cổ không có, học giả không đàm", nghĩa là người xưa không có cách nói "nhân tướng" như vậy, người có học đương nhiên cũng sẽ không bàn đến hay nghiên cứu về thể loại này.
Tuy nhiên, từ sau khi nhà Hán coi trọng Nho giáo và đưa ra quan niệm "thiên nhân giao hòa", thì những câu nói như "năm ngón không lộ, phú quý không đi" đã dần bắt đầu có và được mọi người chấp nhận! Thậm chí, ngay trong triều đình phong kiến xưa còn có chuyên môn về tướng học.
Những câu tục ngữ của tổ tiên truyền lại không phải là không có căn cứ, cũng không phải là do con người tưởng tượng ra mà có. Đằng sau mỗi câu nói này, thực ra đều có sự ảnh hưởng của văn hóa truyền thống và căn cứ dẫn chứng rõ ràng.
Hơn nữa, những câu tục ngữ này có thể lưu truyền được trong một khoảng thời gian dài hàng ngàn năm như vậy, cho thấy nó cũng không phải vô lý đến nỗi người người đều bác bỏ. Nói tóm lại, chính ông cha ta cũng rất tán thành với câu nói này! Vậy bạn có đồng ý với câu nói "năm ngón không lộ, phú quý không đi" hay không?
Cổ nhân có câu "60 không nói chuyện, 70 không ngủ lại, 80 không mời cơm": Vì sao?