Người Trung Quốc vơ vét thuốc hạ sốt nhập khẩu, giá cao gấp 9 lần vẫn cháy hàng
Số người nhiễm bệnh tại Trung Quốc tăng mạnh, người dân hoang mang đổ xô mua thuốc hạ sốt tích trữ phòng thân.
Dịch viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) đang hoành hành tại Trung Quốc, số người nhiễm tăng mạnh, người dân hoang mang đổ xô mua thuốc hạ sốt tích trữ phòng thân. Họ nhờ người thân, bạn bè ở nước ngoài mua giúp thuốc hạ sốt khiến nhiều nơi ở Hồng Kông, Ma Cao và Úc đều khan hiếm. Thậm chí thuốc hạ sốt được bán trên các cửa hàng trực tuyến ở Trung Quốc đắt gấp 9 lần so với khi mua ở nước ngoài cũng đều hết hàng.
Ngày 17/12, theo báo cáo của CBN Weekly , gần đây ở Trung Quốc Đại Lục đã xảy ra tình trạng khan hiếm thuốc hạ sốt, nhiều người còn bắt đầu tìm mua thuốc hạ sốt ở nước ngoài, nhiều shop trực tuyến tại nước ngoài cũng đồng loạt tăng giá thuốc hạ sốt. Hiện nay, giá của các loại thuốc hạ sốt nhập khẩu rất hỗn loạn.
Lấy cư dân Thượng Hải làm ví dụ, báo cáo chỉ ra rằng Lâm Thâm và vợ sống ở Thượng Hải. Đứa con thứ 2 của họ mới chào đời được vài tháng. Tuy nhiên, vì mua thuốc hạ sốt cho trẻ em ở Trung Quốc không dễ, nên 2 ngày trước Lâm Thâm đã nhờ người thân ở Úc mua thuốc hạ sốt thông dụng cho trẻ em (Panadol), nhưng “mỗi lần chỉ được mua 2 hộp, tổng cộng 4 hộp.”
Báo cáo chỉ ra rằng Panadol có chứa acetaminophen, là một loại thuốc thường được sử dụng ở nước ngoài để hạ sốt do cúm, đau đầu và đau cơ. Hiện tại, cửa hàng hàng đầu chính thức ở nước ngoài của Mannings trên Taobao tuyên bố rằng Panadol trực tuyến dành cho người lớn là loại thuốc giống với các cửa hàng ở Hồng Kông, và hiện đã hết hàng.
Một cửa hàng khác trên Taobao, cửa hàng Mannings tại hải ngoại, đã áp dụng hạn chế bán Panadol hàng ngày, bắt đầu từ 10:00 sáng và 4:00 chiều, mỗi người chỉ được mua một hộp.
Dịch vụ khách hàng của cửa hàng nói rằng thuốc thường có sẵn sau khi mở cửa hàng. Dự kiến thuốc sẽ đến tay người dùng khoảng 7 – 15 ngày làm việc từ Hồng Kông. Riêng thuốc hạ sốt cho trẻ em, cửa hàng đã hết hàng.
Điều đáng chú ý là trước tình hình dịch bệnh đang hoành hành ở Trung Quốc, người dân đã nhờ người thân, bạn bè ở nước ngoài gửi thuốc về nước. Ngoài việc thuốc hạ sốt ở Trung Quốc khan hiếm, giá mua qua bưu điện gửi thẳng từ nước ngoài trên nền tảng trong nước và giá bán lẻ ở nước ngoài chênh nhau gấp 9 lần.
Lấy Panadol trong một cửa hàng thuốc ở nước ngoài trên JD.com làm ví dụ, giá là 168 Nhân dân tệ (NDT, khoảng 569.000VNĐ) một hộp, cộng thêm 30 tệ (khoảng 101.000VNĐ) phí vận chuyển, nghĩa là sẽ tốn gần 200 NDT (khoảng 670.000VNĐ) để mua một hộp Panadol. Nếu không gồm phí vận chuyển, một viên thuốc sẽ có giá 7 NDT (khoảng 24.000VNĐ).
Báo cáo chỉ ra rằng ở Pháp, giá của một viên thuốc cùng hãng khoảng 1,25 NDT (4.200VNĐ). Panadol ở Hà Lan rẻ hơn, giá trung bình chỉ 0,74 tệ (2.500VNĐ) một viên.
Doliprane là loại thuốc hạ sốt khác thường được sử dụng ở Pháp, có giá khoảng 16,12 tệ (55.000VNĐ)/hộp ở Pháp. Tuy nhiên, giá của loại thuốc tương tự trên JD.com là 160 tệ (khoảng 542.000VNĐ), hiện đã hết hàng, so với giá ở Pháp, chênh lệch giá cao gấp 9 lần.
Không chỉ các cửa hàng ở nước ngoài bán qua bưu điện trực tiếp trên nền tảng Trung Quốc đã tăng giá, các thương gia chuyên kinh doanh mua hàng cũng đang tăng giá.
Bà Trần Lan, người gốc Hàng Châu, đã thu mua thuốc nhiều năm. Vì có nhiều đại lý nhỏ trong tay, nên trong văn phòng của mình, bà thường duy trì một lượng nhất định các loại vitamin, thuốc cảm và thuốc giảm đau nổi tiếng bán trên Internet ở nước ngoài.
Theo mô tả của bà, gần đây do sự điều chỉnh trong chính sách phòng chống dịch viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) của Trung Quốc, nhu cầu đã bùng nổ. Hai ngày nay vitamin C, thuốc cảm, thuốc hạ sốt, thuốc giảm đau trong văn phòng đều hết sạch, ước chừng nửa tháng nữa mới có.
Về cơ bản giá thuốc đã tăng. Một hộp viên vitamin C ở Thái Lan ban đầu chưa đến 40 tệ (khoảng 135.000VNĐ), nhưng hiện đã được bán với giá 110 tệ (khoảng 372.000VNĐ).
Bà cũng nhắc nhở khi tìm đại lý thu mua những loại thuốc này không được tùy tiện: “Hiện nếu vẫn còn nhiều hàng thì phải cẩn thận, có thể có thuốc giả, nhưng cũng có thể nền tảng đang biển thủ tiền và bỏ trốn, căn bản là không có hàng trong tay.”
Tô Cơ, Vision Times
Nikkei: Thượng Hải vắng vẻ khi số ca nhiễm COVID-19 tăng cao Trang Nikkei đưa tin vào ngày 16/12 rằng các trung tâm mua sắm ở Thượng Hải gần như trống không.