Người Trung Quốc thi nhau rút BHXH vì lo ngại chính sách thay đổi xoành xoạch

Chia sẻ Facebook
26/02/2023 13:34:10

Người dân ở Trung Quốc Đại Lục rút khỏi bảo hiểm xã hội và từ bỏ lương hưu xã hội.

Người dân Trung Quốc lo lắng rằng chính sách của chính quyền thay đổi chóng mặt, “sớm nắng chiều mưa”, nên gần đây ngày càng có nhiều người rút khỏi bảo hiểm xã hội, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống lương hưu của nước này. Cư dân mạng cho biết, nếu người dân không đóng bảo hiểm xã hội, con cái của họ sẽ không được thi đại học, điều này khiến cư dân mạng phẫn nộ.

Sau sự kiện nhiều người dân Vũ Hán biểu tình ngày 8/2 để phản đối cải cách bảo hiểm y tế, ngày 15/2, Vũ Hán tiếp tục bùng nổ biểu tình lớn. Đồng thời Đại Liên và An Sơn (tỉnh Liêu Ninh) cũng nổ ra biểu tình lớn. (Ảnh chụp màn hình).

Người Trung Quốc đang rút khỏi an sinh xã hội, ảnh hưởng đến hệ thống lương hưu của ĐCSTQ

Theo một báo cáo ngày 21/2, gần đây nhiều người Trung Quốc đã hỏi làm thế nào để rút bảo hiểm xã hội. Dư luận cho rằng nếu người Trung Quốc lần lượt rút bảo hiểm, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến hệ thống lương hưu của nước này.

Từ đầu năm nay, thông tin về cải cách bảo hiểm y tế, kéo dài thời gian nghỉ hưu đến 65 tuổi, và điều chỉnh thời gian đóng lương hưu từ 15 năm ban đầu thành 25 – 30 năm đã khiến dư luận lo lắng.

Báo cáo chỉ ra rằng những người lao động nhập cư đã tính toán và đóng khoảng 1.492 nhân dân tệ (215 USD) phí bảo hiểm xã hội hàng năm. Họ phải đóng tổng cộng 300.000 NDT (43.126 USD) trong 20 năm.

Khi nghỉ hưu ở tuổi 65, họ chỉ nhận được lương hưu hàng tháng là 2.000 NDT (288 USD), tới 80 tuổi mới nhận đủ tiền gốc. Tuổi thọ trung bình của người Trung Quốc là 75 tuổi, nên một số cư dân mạng cho rằng, sống được lâu như vậy hay không còn khó nói.

Một số cư dân ở Vũ Hán cho biết, việc rút tiền bảo hiểm là điều rất bình thường. Khoản tiền trợ cấp này không thể đảm bảo cho cuộc sống tương lai. Phí bảo hiểm nộp hiện tại không khác gì số tiền nhận được sau này, tự mình tiết kiệm còn tốt hơn.


Một cư dân mạng cho biết, gần đây có nhiều người đang xếp hàng rút tiền bảo hiểm. Dù chỉ được hoàn trả một phần, họ vẫn kiên quyết rút vì không có tiền nộp (phí bảo hiểm do thời gian nghỉ hưu bị kéo dài). Người dân không thể chịu đựng được kiểu thay đổi chóng mặt, “sớm nắng chiều mưa” của chính quyền.

Một nhà bình luận ở Giang Tô tin rằng một trong những nguyên nhân người dân rút tiền bảo hiểm là vì nghĩ rằng thà có nhiều tiền tiết kiệm, còn hơn là bây giờ nộp tiền bảo hiểm, và sau này phải nhận lại số tiền bị lạm phát.


Một lý do quan trọng khác là các quan chức cấp cao của ĐCSTQ sống trong các khu chăm sóc đặc biệt, 100% chi phí y tế của các quan chức đã nghỉ hưu đều được chi trả. Gánh nặng tài chính quá lớn, “người dân làm sao có thể gánh nổi! 10 người trẻ cũng không nuôi nổi 1 người trong số họ.”

Người dân Trung Quốc rút tiền bảo hiểm vì sợ chính sách của chính quyền thay đổi chóng mặt


Ngày 18/2, tài khoản Weibo “Moshuo Caijing” viết rằng ngay khi làn gió kéo dài tuổi nghỉ hưu ở Trung Quốc thổi qua, “một số người quanh tôi bắt đầu không đóng bảo hiểm xã hội!” Một người bạn làm việc tại Cục An sinh xã hội cho biết: “Cô ấy nói gần đây có một hiện tượng bất thường, rất nhiều người xếp hàng để xin rút tiền bảo hiểm xã hội”.


Trong số đó, những bạn trẻ sinh năm 1990 phản ứng mạnh mẽ nhất: “Họ cho rằng đóng BHXH cũng là một loại bảo hiểm, là hợp đồng được hai bên công nhận, thay đổi chóng mặt kiểu sớm nắng chiều mưa như thế này thì rất bất an.”

Một người kinh doanh quần áo đã đóng bảo hiểm xã hội được 5 năm, cũng có ý định rút bảo hiểm.


“Cô đã tự mình tính toán. Nếu nghỉ hưu ở tuổi 65, cô ấy sẽ phải nộp phí bảo hiểm 40 năm. Phí bảo hiểm hiện tại là hơn 8.900 NDT (1.279 USD) mỗi năm và vẫn liên tục tăng lên. Bình quân ít nhất là 11.000 NDT (1.581 USD) mỗi năm, và tổng chi phí khoảng 450.000 NDT (64.690 USD). Sau khi nghỉ hưu, mỗi tháng cô chỉ có thể nhận được khoảng 2000 NDT (288 USD) mỗi tháng, và phải mất gần 20 năm mới hoàn được vốn. Điều đó có nghĩa là cô phải sống đến 85 tuổi mới không bị thiệt.”


Một số cư dân mạng Đại Lục còn cho rằng: “Giống như bọn côn đồ, muốn thay đổi là thay đổi, ai có tiền thì tự giữ lấy.” “Nếu bạn đóng tiền bảo hiểm xã hội, rủi ro bạn phải đối mặt là lúc còn sống thì nhận được bao nhiêu, nhưng băng nhóm khốn nạn đó lại luôn nghĩ cách để bạn không thể nhận được nó.”

Cư dân mạng: Không đóng bảo hiểm xã hội, con cái sẽ không được thi đại học, chẳng khác nào ăn cướp!


Ngày 22 và 23/2, trên mạng Internet có nhiều tin đồn rằng: “Nếu không đóng bảo hiểm xã hội, con cái sẽ không được thi đại học, chẳng khác nào đang ăn cướp!”


必须缴纳(补交)15年社保,孩子才能参加高考?
株连下一代!软助的新功能! pic.twitter.com/ZUT4YQtY8J

— 吴文行wenxingwu (@wuwenhang) February 22, 2023


( Nội dung tweet: “Phải nộp 15 năm an sinh xã hội trước khi con bạn có thể tham gia kỳ thi tuyển sinh đại học? Thế hệ sau sẽ bị liên lụy! Một chức năng mới của sự yếu kém!”)


Về việc này, nhiều cư dân mạng tỏ ra bức xúc: “Văn minh quá. Nói thẳng ra là không phục tùng thì diệt tộc.”


“Ý nói là người dân đừng sinh con, nếu không sẽ bị liên lụy đến 3 đời.”


“Giả tạo, tàn nhẫn quá.” “Lại dọa trẻ con! Không sinh con là đúng rồi.”


“Thật đáng sợ! Ai dám sinh con nữa! Sinh ra rồi sẽ được nếm mùi!”


“Thật ra đó là một điều tốt. Nền giáo dục của Trung Quốc đều là kinh doanh và tẩy não, học càng ít càng tốt, trực tiếp tham gia các lớp kỹ năng còn tốt hơn.”


“Thế này thì 1 thai cũng khó.” “Mọi người thử tưởng tượng tương lai của Trung Quốc về chính trị, kinh tế, văn hóa và dân sinh, ngẫm mà cảm thấy ớn lạnh sống lưng.”


“Chỉ biết đối phó với người dân, người dân không còn đường thoát.” “Chờ đợi họ là hết cuộc biểu tình này đến cuộc biểu tình khác!”


Lý Mộc Tử / Vision Times

Đại Liên tiếp tục biểu tình lớn, cảnh sát xịt hơi cay, đánh người cao tuổi

Sau biểu tình cùng ngày ở Vũ Hán, Đại Liên và An Sơn nhằm phản đối cải cách y tế, hôm 19/2 người cao tuổi tại Đại Liên lại tiếp tục tụ tập...

Chia sẻ Facebook