Người Trung Quốc mua đảo hoang của Nhật, cuộc xâm lược không đổ máu?

Chia sẻ Facebook
10/02/2023 08:06:55

Ngày 3/2, Tina – một phụ nữ 34 tuổi đến từ Thanh Đảo (tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc) chia sẻ một video trên mạng xã hội, tuyên bố đã giành được quyền sở hữu hòn đảo Yanaha của Nhật Bản và trở thành nữ chủ nhân. Điều này làm dấy lên sự lo ngại về một cuộc xâm lược không đổ máu của Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Đảo hoang Yanaha. (Ảnh: Google Maps)

Video cho biết Tina đã đến Nhật Bản và tận mắt chứng kiến hòn đảo hoang Yanaha ở làng Izena, huyện Shimajiri, tỉnh Okinawa mà cô ấy đã mua từ 3 năm trước.


Theo kênh truyền thông Nhật Bản SAKISIRU và truyền thông Đại Lục “Tianmunews”, trong video nữ chủ đảo Tina cho biết hòn đảo này nằm tại tỉnh Okinawa, Nhật Bản, với diện tích khoảng 700.000 m2, phải mất 4 giờ để đi bộ quanh hòn đảo. Giá mua khởi điểm là 600.000 Nhân dân tệ (khoảng 88.377 USD).


Trước nhiều thắc mắc của cư dân mạng, cô cũng trả lời ở phần bình luận: “Giá giao dịch thực tế cao hơn giá khởi điểm ít nhất 2 con số, đơn vị giá là đô la Mỹ. Còn số lượng cụ thể là bao nhiêu thì không tiện tiết lộ. Sau này tôi có ý định nghỉ dưỡng, hoặc hợp tác với người khác phát triển dự án du lịch.”

Sự việc này đã khơi dậy sự tò mò của nhiều cư dân mạng Đại Lục, cảm giác sở hữu một hòn đảo ở độ tuổi 30 là như thế nào? Tina cho biết gia đình cô kinh doanh bất động sản và tài chính, cô mở một nhà hàng từ năm 2014. Hòn đảo được mua lại dưới tên của công ty gia đình cô từ tháng 12/2020 – 2/2021.

Tina cho biết vào năm 2019, một người bạn của chủ nhân cũ đảo Yanaha đã tiếp cận và hỏi cô có muốn mua hòn đảo này không. Tháng 7 cùng năm, có thông báo rằng hòn đảo sẽ được bán đấu giá. Giá khởi điểm của cuộc đấu giá do cơ quan liên quan công bố là khoảng 15 triệu yên (khoảng 114.273 USD). Nhưng cuộc đấu giá đã bị hủy bỏ vì lý do bên ngoài.

Trong giai đoạn này, gia đình cô đã có mong muốn mua lại hòn đảo. Cuối năm 2019, cô nhận được tin nhà điều hành khu nghỉ dưỡng cao cấp Soneva đã ký hợp đồng mua bán với chủ đảo cũ.

Lúc đó, cô cảm thấy khá tiếc nuối, nhưng cuối cùng giao dịch vẫn chưa hoàn thành và lại bước vào giai đoạn chuẩn bị cho cuộc đấu giá. Nhưng sau đó nhiều sự cố đã xảy ra và cuộc đấu giá lại bị hủy bỏ.

Sau này, họ đã can thiệp vào các cuộc đàm phán, và cuối cùng đã đạt được một thỏa thuận để có được quyền sở hữu hòn đảo, được ký vào ngày 24/12/2020. Toàn bộ đăng ký chuyển nhượng 720 giấy chứng nhận quyền sở hữu đã hoàn tất vào ngày 2/2/2021. Do đó, hòn đảo này mới chỉ có thông báo đấu giá, còn quá trình đấu giá thực tế vẫn chưa hoàn thành.

Tina cho biết thêm rằng hòn đảo được mua dưới tên công ty của cô, có tổng cộng 917 giấy chứng nhận quyền sở hữu cho toàn bộ hòn đảo. Cô và gia đình đã mua 720 chỗ, chỉ còn một số trong số đó thuộc về làng lân cận và người dân.

Về mục đích mua hòn đảo này, Tina cho biết có 3 lý do: Cô mong muốn sau này sẽ cùng gia đình ở lại xây dựng dần, giữ lại để nghỉ dưỡng; hoặc nếu được giá cô cũng có thể bán lại, hoặc cho thuê; và cuối cùng là cùng hợp tác phát triển.


Báo cáo liên quan đã gây náo động trên Internet Nhật Bản. Theo hãng truyền thông Nhật Bản SAKISIRU , nếu tin tức của Tina được xác nhận là sự thật, rất có thể nó sẽ thu hút sự chú ý của Chính phủ Nhật Bản.

Vì vấn đề này đã gây những lo ngại về an ninh kinh tế và địa chính trị, đặc biệt là trong các cử tri cánh hữu bảo thủ truyền thống.

Theo báo cáo, mặc dù đảo Yanaha không phải là khu vực bị hạn chế sử dụng đất quan trọng về mặt an ninh, nhưng nếu chủ đảo bán lại cho một doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc, Trung Quốc sẽ có thể có được vị trí chiến lược nhìn ra căn cứ quân đội Mỹ ở Okinawa thông qua hòn đảo này.

Đảo hoang Yanaha chỉ cách “Căn cứ Không quân Kadena” của quân đội Mỹ ở tỉnh Okinawa khoảng 60 km. (Ảnh: Google Maps)


Về vấn đề này, một số cư dân mạng Nhật Bản đã để lại lời nhắn dưới báo cáo. Họ nói rằng “Luật Huy động Quốc phòng”“Luật Tình báo Quốc gia” của ĐCSTQ quy định rằng việc huy động quân sự có thể được thực hiện trong các tình huống khẩn cấp, và họ được yêu cầu hợp tác với các hoạt động tình báo của Chính phủ Trung Quốc trong thời chiến và cả thời bình.

Điều đó có nghĩa là trong trường hợp khẩn cấp, người Trung Quốc sẽ bị coi là binh lính và gián điệp, và tài sản công ty mà họ sở hữu cũng sẽ được sử dụng làm cơ quan tình báo và cơ sở quân sự của ĐCSTQ.

Điều này đã gây ra rủi ro rất lớn đối với an ninh của Nhật Bản. Trừ khi nhận ra rằng đây không chỉ là chuyện một phụ nữ Trung Quốc mua đảo, mà là một cuộc xâm lược không đổ máu của ĐCSTQ, nếu không thì an ninh của Nhật Bản sẽ gặp nguy hiểm.


Vương Quân / Vision Times

Khinh khí cầu và hoạt động gián điệp của ĐCSTQ

Cựu Tổng thống Donald Trump cảnh báo rằng hoạt động gián điệp phá hoại của ĐCSTQ cao hơn nhiều những báo cáo trên truyền thông.

Chia sẻ Facebook