Người Trung Quốc lo ngại vị thế dân số của Ấn Độ sẽ đe dọa nước mình về nhiều mặt

Chia sẻ Facebook
15/04/2023 21:49:10

Ngày 11/4 chủ đề “Ấn Độ trở thành nước đông dân nhất thế giới” đã trở thành chủ đề nóng của cư dân mạng Trung Quốc.

Mới đây chủ đề “Ấn Độ sẽ trở thành nước đông dân nhất thế giới” đã lên top tìm kiếm nóng tại Trung Quốc. Có nhận định cho rằng thực trạng gia tăng dân số nhanh của Ấn Độ sẽ nâng cao vị thế quốc tế của nước này, đặc biệt là Ấn Độ sẽ thành nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới và cũng là nền kinh tế phát triển nhanh nhất.

Ảnh minh họa. Bắc Kinh ngày 16/5/2020 (Nguồn: Openfinal / Shutterstock)

Công bố của LHQ về dân số Ấn Độ khiến người Trung Quốc lo lắng

Nhiều nguồn tin chỉ ra: Liên Hiệp Quốc (LHQ) sẽ chính thức tuyên bố Ấn Độ thay thế Trung Quốc trở thành nước đông dân nhất thế giới; dân số Ấn Độ đã tăng lên 1,41 tỷ người và LHQ dự kiến trong nửa cuối tháng 4 năm nay ​​sẽ công bố rằng Ấn Độ đã trở thành nước đông dân nhất thế giới, điều này sẽ mở ra một chương mới cho đất nước Ấn Độ.

Hãng tin ABC của Mỹ ngày 10/4 dẫn báo cáo đánh giá của chuyên gia cho biết, dân số Ấn Độ sẽ chính thức vượt Trung Quốc vào một thời điểm nào đó giữa tháng 4 năm nay. Với sự cạnh tranh quân sự và kinh tế giữa Trung Quốc và Ấn Độ, sự gia tăng dân số nhanh chóng của Ấn Độ sẽ gây áp lực lớn cho nhà cầm quyền Trung Quốc.

Kể từ năm 1950 khi LHQ lần đầu tiên thực hiện thống kê dân số thế giới thì Trung Quốc vẫn luôn là nước đông dân nhất thế giới. Cho đến cách đây không lâu, giới học thuật vẫn dự đoán rằng cho đến cuối thế kỷ này Ấn Độ mới hy vọng trở thành nước đông dân nhất; nhưng trong bối cảnh tỷ lệ sinh của Trung Quốc không ngừng suy giảm thì thời điểm dân số Ấn Độ vượt Trung Quốc đã sớm hơn dự kiến.

Trong ba thập niên qua, Ấn Độ có dân số trẻ hơn và tỷ lệ sinh cao hơn còn tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh cũng giảm. Dudley Poston, Jr., giáo sư danh dự về xã hội học tại Đại học Texas A&M, cho biết mỗi năm Ấn Độ sinh ra nhiều trẻ sơ sinh hơn bất kỳ nước nào khác, trong khi Trung Quốc giống như nhiều nước châu Âu có số người tử vong hàng năm cao hơn số ca sinh.

Giới chuyên gia có chỉ ra vấn đề hệ quả kinh tế; Đối với Ấn Độ có nghĩa là lực lượng lao động ngày càng tăng giúp kích thích tăng trưởng kinh tế, đối với Trung Quốc có nghĩa là có ít người trong độ tuổi lao động hơn để nuôi sống dân số già.

“Nước lớn không tổ ấm” sắp tới?

Cho dù từ 7 năm trước nhà chức trách Trung Quốc đã bãi bỏ chính sách một con, và chỉ hai năm trước tuyên bố rằng một cặp vợ chồng có thể có 3 con, nhưng vấn đề già hóa dân số của Trung Quốc vẫn không được cải thiện.

Giám đốc kỹ thuật Toshiko Kaneda về nghiên cứu dân số tại Cục Tham khảo Dân số ở Washington (Mỹ), cho biết một khi tỷ lệ sinh của một nước xuống mức thấp thì thường rất khó để phục hồi tốc độ tăng dân số, ngay cả khi chính phủ thay đổi chính sách để khuyến khích sinh nhiều hơn.


“Về mặt tâm lý, sẽ rất khó khăn cho Trung Quốc, đặc biệt là trước sự cạnh tranh giữa hai nước trong các lĩnh vực khác” , ông Toshiko Kaneda nói, “Đây là một thời điểm quan trọng trong lịch sử loài người khi quyền lực đang được chuyển giao dần sang Ấn Độ”.


Khi chính quyền Trung Quốc đặt câu hỏi về dữ liệu tử vong thực sự của COVID-19 ở Trung Quốc, họ đã công bố dữ liệu dân số năm 2022 vào ngày 17/1/2023, cho thấy dân số Trung Quốc đã giảm lần đầu tiên sau 60 năm; một số nhà phân tích tin rằng điều này đánh dấu Trung Quốc đã bước vào “Kỷ nguyên dân số tăng trưởng âm”.

Theo báo cáo dữ liệu của Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc vào ngày 17/1 năm nay, số ca sinh ở Trung Quốc vào năm 2022 là 9,56 triệu và số ca tử vong là 10,41 triệu, theo đó dân số giảm 850.000 người so với cuối năm trước.

Theo Reuters, kể từ phong trào Đại nhảy vọt do Mao Trạch Đông lãnh đạo vào đầu những năm 1960 thì đây là lần đầu tiên Trung Quốc suy giảm dân số. Năm 1961 là năm cuối cùng của nạn đói kéo dài 3 năm ở Trung Quốc.

Nhà nghiên cứu Yi Fuxian tại Đại học Đại học Wisconsin là tác giả sách “Nước lớn không tổ ấm” (Big Country with an Empty Nest) từ lâu đã quan tâm đến chính sách dân số của Trung Quốc, ông nói với BBC Tiếng Trung rằng con số này cho thấy Trung Quốc đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng dân số chưa từng có.

Ông Lý Hồng Chí, người sáng lập Pháp Luân Công, nói với giới truyền thông vào ngày 15/1/2023: Trong 3 năm dịch bệnh COVID-19 ở Trung Quốc vừa qua, hơn 400 triệu người Trung Quốc đã chết và con số này sẽ lên tới 500 triệu người khi dịch bệnh kết thúc. Lần trước khi dịch SARS xuất hiện đã khiến 200 triệu người Trung Quốc thiệt mạng. Nhiều năm sau, nhà cầm quyền Trung Quốc phát hiện dân số Trung Quốc đã giảm nên ngay lập tức bỏ quy định chỉ cho sinh 1 con.

Cộng đồng mạng Trung Quốc tranh luận nóng


Có người chia sẻ: “Trong vài ngày tới, Ấn Độ sẽ trở thành nước đông dân nhất thế giới theo xác định của LHQ. Đối với Trung Quốc chúng ta đã quen danh hiệu nước đông dân nhất thế giới, nếu nói không thất vọng chắc chắn là nói dối… Là hai nước duy nhất trên thế giới có dân số hơn một tỷ người, Ấn Độ những năm gần đây không chỉ vượt qua dân số của chúng ta, nước láng giềng Nam Á có tiềm lực thị trường rộng lớn này thậm chí đang đe dọa vị thế của Trung Quốc trên nhiều phương diện…”.


Có người trầm ngâm: “Thực ra tôi không quan tâm lắm đến dân số Ấn Độ. Điều tôi thực sự lo lắng là khẳng định của chuyên gia thống kê Hoàng Văn Chính (Huang Wenzheng) rằng dân số sinh ra ở Trung Quốc có thể chỉ chiếm 2% dân số thế giới vào năm 2100… Cần biết dân số Trung Quốc năm 1820 vẫn chiếm 1/3 (33%) dân số thế giới, đến năm 1950 đã giảm xuống dưới 22% dân số thế giới, và bây giờ chỉ còn 18% …, còn 12 triệu ca sinh năm 2020 chỉ chiếm 8,5% dân số thế giới. Nghiêm trọng hơn, mức giảm dân số sinh của Trung Quốc không dừng ở con số 8,5%, bởi tỷ lệ sinh của Trung Quốc thấp thứ 5 thế giới và gần như thấp nhất thế giới. Điều này có nghĩa là chỉ trong một thế hệ nữa, tỷ lệ dân số Trung Quốc chiếm toàn cầu sẽ giảm thêm một nửa; sau 20 hoặc 30 năm nữa, dân số sinh của Trung Quốc sẽ giảm còn chỉ chiếm từ 2% đến 3% dân số sinh toàn thế giới”.


Một người khác chia sẻ: “Nhưng điều đó không có nghĩa là con số không còn tiếp tục giảm, vì xu thế người tuổi trung niên có thể không muốn sinh con nên dân số sinh của Trung Quốc trong tương lai sẽ giảm ở mức chỉ còn chiếm 1% dân số sinh trên toàn thế giới, chỉ trong 200 năm nữa thì tỷ lệ dân số của chúng ta đã giảm từ 1/3 thế giới xuống còn 1/30 và sẽ đến lúc không còn khả năng để tăng lên… Đây mới là điều đáng sợ nhất”.


Thiên Tư, Vision Times

Giới trẻ Trung Quốc chen nhau đi chùa thắp hương vì áp lực sinh tồn cao Gần đây, hiện tượng giới trẻ Trung Quốc "thắp hương cầu Phật" tại các chùa chiền đông đúc đã thu hút sự chú ý của dư luận.

Chia sẻ Facebook