Người trí tuệ đứng trước mọi việc đều không nóng vội

Chia sẻ Facebook
20/11/2022 07:34:33

Xưa nay, người có thể giành được chiến thắng sau cùng, thường thường là những người không nóng vội,  giữ được sự bình tĩnh, nhẫn nhịn và kiên định.


Tư Mã Ý đã nhìn thấu điểm này, mặc cho quân Thục ở phía trước chửi rủa, khiêu khích, vẫn cứ đóng chặt cửa doanh trại không ra. Gia Cát Lượng lại nghĩ ra một kế, ông tặng cho Tư Mã Ý một cái váy của phụ nữ, với ý trêu chọc Tư Mã Ý: “Trốn ở trong thành không dám ra ứng chiến thì giống như đàn bà vậy, sao có thể gọi là hảo hán được!”

Trước tình cảnh ấy, Tư Mã Ý vẫn bất động như cũ, thản nhiên như không.

Ở trên gò Ngũ Trượng, hai quân Thục và Ngụy giằng co cả trăm ngày, mãi cho đến khi Gia Cát Lượng mắc bệnh rồi mất ở trong quân doanh. Quân Thục không đánh mà lui, Tư Mã Ý không cần tốn nhiều sức mà đã có thể trừ đi được đối thủ nguy hiểm nhất đời mình.

Chúng ta bước đi trên đường đời cũng nên học theo cách của Tư Mã Ý, đừng để cho người khác nhiễu loạn nhân tâm của mình, đừng để bước đi của chúng ta bị loạn nhịp bởi sự phiền nhiễu bên ngoài. Không sốt ruột nôn nóng, kiên định với mục tiêu của mình chính là đã nắm được một phần thắng lợi.

Không nóng vội sẽ giữ được tâm trầm ổn


Người thực sự trí tuệ đều hiểu biết đạo lý “hậu tích bạc phát” , tức là phải chuẩn bị đầy đủ thì làm việc mới tốt, chính là nuôi binh trăm ngày dụng binh một giờ. Họ liên tục cố gắng mà không nôn nóng, tin rằng thành công không thể nào chỉ làm một lần là xong, muốn có được tài năng trong lĩnh vực nào thì nhất định phải quyết tâm thật cao.

Đại thư pháp gia Vương Hiến Chi thời Đông Tấn là một ví dụ về người không nóng vội, giữ tâm tính trầm ổn. Vương Hiến Chi là con trai của “Thư thánh” Vương Hi Chi. Vương Hiến Chi từ nhỏ đã rất nóng lòng muốn thể hiện bản thân mình.


Năm 14, 15 tuổi, thư pháp của Vương Hiến Chi rất xuất sắc, nhưng so với cha ông thì vẫn còn kém xa. Ông chủ động tìm đến cha hỏi: “Con làm thế nào mới có thể viết chữ cho đẹp được?”


Cha ông dẫn ông đi đến sau vườn, chỉ vào một dãy 18 cái lu đựng nước rồi nói: “Dùng nước này mài mực viết chữ, khi nào nước ở trong lu đều sử dụng hết thì chữ tự nhiên cũng luyện thành” .


Vương Hiến Chi nghe theo lời dạy bảo của cha, từ đó về sau không hề nôn nóng sốt ruột mà luôn giữ tâm trầm ổn để nghiên cứu thư pháp. Cuối cùng ông cũng được vinh danh là “Á thánh” trên thư đàn và trở thành đệ nhất sau khi thư thánh Vương Hi Chi qua đời.

Con đường đời phải đi từng bước một, chữ cũng phải từng nét từng nét mà viết thành, dục tốc bất đạt. Cố gắng làm đến nơi đến chốn những việc trước mắt thì tương lai mới có thể càng đi càng vững chắc hơn.

Không nóng vội, tâm sẽ ít lo âu

“Thái căn đàm”

“Năm tháng vốn lâu dài, chỉ là do người ta vội vàng mà tự gấp rút; phong cảnh thiên nhiên vốn là thanh nhàn, chỉ là do người ta tự làm mình rối loạn”.

Cuộc sống hiện đại ngày nay, không ít người cảm thấy cả thế giới luôn chạy về phía trước, nên họ ra sức truy đuổi, như thể nếu không thì sẽ bị thời đại bỏ rơi. Nhưng thường khi người ta càng nóng vội sốt ruột thì càng lo âu suy nghĩ nhiều hơn. Như thế lại càng giống như một con quay chuyển động không ngừng, tiêu hao sức khỏe, tiêu hao thời gian, cũng tiêu hao cả tinh lực.

Làm người, rất nhiều khi cần học theo phong thái của lạc đà, bình tĩnh vững chắc, không cần nôn nóng vội vàng, cứ chậm rãi đi rồi cũng đến đích, cứ chậm rãi nhai rồi cũng no.

Trong thế gian hầu như không có việc nôn nóng vội vã nào mà không xảy ra sai lầm cả. Đứng trước mọi việc, chỉ cần tĩnh hạ tâm xuống, xem xét kỹ lưỡng tỉ mỉ, cẩn thận tìm cách thì mới có thể hành động hợp thời mà đạt được thành công. Nhân sinh là một quá trình không ngừng tích lũy, không cần phải nóng vội sốt ruột, cứ tìm đúng phương hướng, bước đi từng bước một vững chắc mới không hối tiếc.


Theo Vision Times tiếng Trung
An Hòa biên tập

Được mất tùy duyên mới có thể sống ung dung, tự tại


Mời xem video :

Chia sẻ Facebook