Người trẻ khổ sở vì thoát vị đĩa đệm, cách phân biệt với đau lưng thông thường

Chia sẻ Facebook
08/04/2022 11:28:49

Bệnh đau thắt lưng, thoát vị đĩa đệm là tình trạng khá phổ biến hiện nay không chỉ ở người già mà nhiều người còn rất trẻ đã bị bệnh này.


Chị Nguyễn Thuý Hà (Hoàng Mai, Hà Nội) than thở chị bị thoát vị đĩa đệm đã 3 năm, lúc đó mới 29 tuổi. Từ khi bị thoát vị đĩa đệm cuộc sống của chị đảo lộn vì những cơn đau thắt lưng kéo dài. Có thời điểm, cơn đau lưng kéo xuống tê bì cả chân khiến công việc và sinh hoạt cũng gặp khó khăn.

Ai mách thuốc gì là chị Hà đi mua thuốc đó, từ đông y, tây y, có thời điểm, người ta quảng cáo chữa khỏi thoát vị đĩa đệm bằng thuốc đông y chị Hà cũng cố tìm mua cho mình 1, 2 liệu trình bằng được. Số tiền chị kiếm được chỉ đủ chi phí chị đi chữa đau lưng.


Vì bị thoát vị đĩa đệm, đến nay chị Hà cũng mới có 1 bé học lớp 3, chưa dám sinh thêm con vì sợ ảnh hưởng thêm. Nhiều lần, chị định phẫu thuật nhưng phẫu thuật cũng tiềm ẩn rủi ro nên đành sống chung.

Hay trường hợp anh Cao Đức Vinh (41 tuổi, quê Hà Tĩnh) làm xuất khẩu lao động tại Nhật Bản. Vì bị thoát vị đĩa đệm, đau lưng, anh Vinh không đủ chi phí đi điều trị ở Nhật nên cổ gắng chịu đựng. Những cơn tê bì chân kéo dài sinh ra teo cơ. Khi trở về Việt Nam để điều trị thì bệnh đã nặng hơn rất nhiều. Bác sĩ phải chỉ định phẫu thuật.


Nhiều người còn nhầm lẫn cơn đau thoát vị đĩa đệm với đau lưng thông thường dẫn tới cơn đau kéo dài hơn.

Theo BS. Nguyễn Phối Hiền - Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM – Cơ sở 3 – đau lưng là bệnh lý phổ biến ở người trưởng thành.

BS Hiền cho biết đa số người bệnh đến khám với các triệu chứng được mô tả như đau ở vùng từ các xương sườn thấp đến nếp mông. Đau thắt lưng có thể kèm hoặc không kèm đau thần kinh tọa.

Ảnh minh hoạ.


Sự khác nhau của các bệnh lý đau lưng, nếu đau thắt lưng kiểu cơ học do bất thường về giải phẫu học hoặc chức năng của cột sống, không do các bệnh lý viêm hoặc ác tính. Đau thường nặng lên khi vận động và đứng hoặc ngồi, giảm khi nghỉ và nằm (95%).

Những trường hợp đau lưng do viêm là người bệnh có các bệnh lý viêm cột sống, thường gặp ở nam giới dưới 40 tuổi. Đau kèm cứng cột sống lúc mới thức dậy, kéo dài trên 30 phút, cải thiện khi vận động nhưng không giảm khi nghỉ ngơi. Đau thường nặng lên lúc nửa đêm về sáng.

Thoát vị đĩa đệm, tùy vị trí tổn thương mà có biểu hiện vị trí đau, hướng lan khác nhau, tổn thương rễ L5 đau lan tới mu bàn chân tới ngón chân cái, tổn thương rễ S1 đau lan tới lòng bàn chân đến ngón chân út.

Đau lưng để lại nhiều hậu quả ảnh hưởng tới cuộc sống người bệnh. BS Phối Hiền cho biết tùy theo nguyên nhân mà có thể có những hậu quả khác nhau. Người bệnh bị giới hạn vận động cột sống, mất, giảm khả năng làm việc, đau kéo dài.

Hội chứng chèn ép chùm đuôi ngựa, yếu chân tiến triển đặc biệt là hậu quả teo cơ.


Việc điều trị đau lưng, bác sĩ Hiến cho biết trong y học hiện đại: điều trị triệu chứng: Kháng viêm, giảm đau, giãn cơ, phẫu thuật (Trong trường hợp: Hội chứng chèn ép chùm đuôi ngựa, yếu chân tiến triển, teo cơ, không đáp ứng với điều trị nội khoa sau 6-8 tuần).

Đối với người bệnh điều trị theo y học cổ truyền, bác sĩ sẽ tuỳ vào nguyên nhân gây bệnh và các biểu hiện lâm sàng. Tùy từng hội chứng bệnh trên từng cá nhân cụ thể mà YHCT sẽ có phương pháp điều trị thích hợp.

Người bệnh có thể dùng thuốc ví dụ như sử dụng các vị thuốc khu phong, tán hàn, trừ thấp, hành khí hoạt huyết, bổ can thận như bài Độc hoạt tang ký sinh thang, Thân thống trục ứ thang, Ý dĩ nhân thang hợp với Nhị diệu tán…

Trường hợp điều trị không dùng thuốc: Châm cứu có biện pháp Hào châm, Điện châm, Nhĩ châm, Cấy chỉ, Laser châm, Thủy châm.., xoa bóp bấm huyệt, luyện tập dưỡng sinh…

BS Hiền khuyến cáo người bệnh cần đến gặp bác sĩ nếu như triệu chứng đau kéo dài không giảm sau khi nghỉ ngơi tránh tình trạng tự ý sử dụng thuốc và các phương pháp điều trị không đúng gây nên nhiều biến chứng không mong muốn.


Khánh Chi

Tin Cùng Chuyên Mục

Ngày 7/4: Số mắc COVID-19 mới tiếp tục giảm còn 45.886 ca; 2 tỉnh bổ sung hơn 44.300 F0

icon 0

Bản tin phòng chống dịch COVID-19 ngày 7/4 của Bộ Y tế cho biết số ca mắc mới COVID-19 tiếp tục giảm còn 45.886 ca; Trong ngày số ca COVID-19 tử vong giảm xuống thấp nhất tính từ tháng 8/2021 đến nay

Vùng kín bé 3 tuổi bị bỏng do đổ keo 502 dính vào khô cứngicon0Trong lúc chơi, bé 3 tuổi vô tình lấy keo 502 đổ vào bộ phận sinh dục khiến toàn bộ vùng này bị bỏng, keo dính vào khô cứng.

Con trai lớp 7 dậy thì than đau ngực, bố hốt hoảng tưởng hạch vú

icon 0

Cậu con trai sinh năm 2009 than thở với bố về việc ngực của mình có tật và đau. Thay vì nghĩ con đang ở tuổi dậy thì thì ông bố trẻ sợ hãi con bị hạch vú và đưa đi khám.

Ù tai tưởng hậu Covid-19 đi khám ra bệnh rất nguy hiểm khác

icon 0

Nhiều bệnh nhân cảm nhận sau Covid-19 thấy sức nghe kém, mệt mỏi và đến khi đi khám mới chết điếng vì đó là biểu hiện của bệnh ung thư.

Ho ra máu sau khi khỏi Covid-19, chàng trai hoảng hồn với kết luận của bác sĩ

icon 0

Nhiễm Covid-19 không có biểu hiện nặng nhưng sau 2 tuần khỏi bệnh anh T. ở Hà Nội vẫn ho nhiều kèm khạc ra máu. Đi khám, anh ngã ngồi khi bác sĩ kết luận bệnh.

Vì sao nhiều người gãi rách da, rách thịt hậu Covid-19?

icon 0

Biểu hiện trên da gặp ở nhiều bệnh nhân Covid-19 và sau khi khỏi Covid-19, có những bệnh nhân rơi vào trạng thái dị ứng, ngứa điên đảo.

Phát hiện vợ xem phim 'nóng', giận tím mặt nhưng lại đau khổ khi biết lý do

icon 0

Một lần tình cờ xem điện thoại của vợ, anh T. vào lịch sử thì phát hiện vợ anh xem phim 'nóng'. Thời gian xem phim đều là lúc anh đang say giấc nồng.

Tử vong vì dị vật từ gói dầu gội đầu chui vào phổi

icon 0

Bệnh viện Chợ Rẫy, TP.HCM thường xuyên tiếp nhận các ca vào viện khám với lý do ho lâu ngày, ho ra máu, thậm chí áp xe phổi, thủ phạm là các dị vật từ vỏ kẹo, hạt hoa quả, xương vịt, gà…

Ngày 6/4: Có 49.124 ca mắc Covid-19; Quảng Ninh bổ sung 9.300 F0

icon 0

Bản tin phòng chống dịch Covid-19 ngày 6/4 của Bộ Y tế cho biết có 49.124 ca mắc mới COVID-19 tại 61 tỉnh, thành; Trong ngày Quảng Ninh bổ sung 9.300 F0; Số ca khỏi trong ngày là 130.273, nhiều hơn 2,5 lần số mắc mới.

Nhiều nam sinh phải cắt bỏ 'hòn ngọc'

icon 0

Chỉ trong 2 ngày 5-6/4, Trung tâm Nam học (Bệnh viện Việt Đức) tiếp nhận 2 trường hợp bệnh nhân xoắn tinh hoàn, đến viện khi tinh hoàn đã tím đen, phải cắt bỏ.

XEM THÊM BÀI VIẾT

Chia sẻ Facebook