Người trẻ bỏ việc vì không muốn tham gia team building cùng công ty

Chia sẻ Facebook
16/06/2023 16:42:16

Team building - chế độ đãi ngộ mà nhà quản lý muốn dành tặng cho nhân viên nhưng không phải ai cũng muốn tham gia. Đừng để dịp gắn kết trở thành nỗi ám ảnh với nhiều người.

Hoạt động xây dựng, gắn kết đội nhóm hay còn được biết đến với cái tên quen thuộc hơn - Team building là một trong những điều không thể thiếu của bất kỳ công ty, doanh nghiệp nào.


Hoạt động này đòi hỏi CỘT SỐNG GEN Z phải có tinh thần đoàn kết của tập thể cũng như thể hiện sự sáng tạo, vai trò của người đứng đầu. Sau những hoạt động tập thể như vậy, các nhân sự trong công ty sẽ tăng sự gắn kết, góp phần xây dựng đội ngũ vững mạnh không chỉ trong công việc mà còn ở khía cạnh tinh thần của từng cá nhân.

Dẫu vậy, việc tổ chức những hoạt động tập thể cho hàng trăm, hàng nghìn con người luôn có những khó khăn khó giãi bày và gây ra những tranh cãi không ngớt.

Team building là hoạt động không thể thiếu của bất kỳ công ty nào. (Ảnh minh họa: Đất Việt)


Cơ hội vui chơi, nhưng không phải ai cũng muốn

Đi làm, ngoài lương và thưởng thì người lao động còn được hưởng những phúc lợi khác từ công ty như được đi du lịch miễn phí, được tổ chức và tặng quà sinh nhật. Thế nhưng không phải tất cả mọi người đều thích team building nói chung hay các hoạt động văn hoá nội bộ nói chung. Lần 1, lần 2 họ còn hào hứng nhưng đến lần thứ n, họ bắt đầu chán nản, thậm chí bất bình về hoạt động này.

Chán nản với các hoạt động vui chơi của công ty. (Ảnh minh họa: Nhịp Sống Trẻ)

Đối với những người hướng nội như Đức Dương – Kỹ sư IT thì quả thật team building là một cực hình. Khi tụ tập đông người, Dương không biết phải nói gì hay làm gì để hoà nhập với mọi người, cứ miễn cưỡng cười dù không thật sự vui. Hơn nữa lại phải tham gia các trò chơi đội nhóm, trong khi cá nhân anh thích những gì độc lập, một mình hơn.

Dương cho rằng chuyện muốn tham gia team building hay không còn tùy vào văn hóa công ty. Nếu bản thân hợp với mọi người trước đó rồi Dương sẽ hào hứng tham gia, còn nếu vào công ty chỉ để làm việc - nhận lương, thì anh sẽ không quan tâm đến chuyến du lịch của công ty là mấy.

Những người hướng nội chỉ thích những gì độc lập, một mình. (Ảnh minh họa: Gapowork)

Bên cạnh đó rất nhiều bạn trẻ ái ngại về các hoạt động cường độ cao như: kéo co, đua thuyền trên cát, bóng chuyền... còn bắt reo hò để tăng thêm tinh thần nhưng trái lại ai cũng xem đây là trận "hành xác".


Vừa trải qua chuyến đi cùng công ty, Quỳnh Anh (Hà Nội) nhận ra "môi trường công ty này không hợp với mình" và quyết định thôi việc khoảng 2 tháng sau đó với một số lý do khác đi kèm.

Xin nghỉ việc vì không hợp văn hóa. (Ảnh minh họa: Pinterest)

Cứ ngỡ đây là dịp kết nối mọi người nhưng thực tế hóa ra lại là dịp để âm thầm "chia bè phái", chia rẽ nội bộ thì đúng hơn. Trong lần Quỳnh Anh du lịch cùng công ty, sau khi kết thúc bữa tiệc linh đình, ai về phòng nấy thì cô vô tình nghe được phòng bên cạnh của các anh chị trưởng phòng vẫn rôm rả chuyện cô A, anh B làm những điều mà mọi người cảm thấy "ngứa mắt". Nói một hồi câu chuyện dần đi xa hơn, thay vì chỉ là kể và nói ra những điều họ muốn nói thì sau đó các anh chị sếp khác bắt đầu "châm thêm dầu vào lửa" rồi bàn nhau cách về để "xử lý" nhau.


Cùng đó, nhiều công ty cũng có các quy định khá lạ lẫm được phản ánh rất nhiều tại YAN . Chẳng hạn như ai không tham gia team building sẽ bị phạt tiền, trừ lương. Hoặc nếu không có các quy định bắt ép phải tham gia như trên, thì có trường hợp những chuyến đi này nhân viên phải tự lo chi phí, hoặc ngày đi team building cùng công ty sẽ buộc dùng thay ngày phép, ai không có ngày phép xem như vắng không lương.

Bức xúc với những hình phạt khi không tham gia team building. (Ảnh minh họa: VTC)

Nhiều công ty tổ chức team building suy cho cùng chỉ muốn xây dựng văn hoá nội bộ, mong mọi người khắng khít với nhau hơn. Nếu ban tổ chức không lắng nghe thấu đáo và tôn trọng mọi người thì rất dễ xảy ra tình trạng bắt ép, khiến đội ngũ nhân viên cảm thấy bức xúc, có khi không gắn kết được mà còn làm họ chán nản hơn.


Người trẻ mong gì?

Việc nhân sự không mặn mà với những chuyến du lịch miễn phí của công ty có thể vì nhiều lý do như thể lực kém, say tàu xe, vướng bận việc gia đình, con nhỏ, hoặc đơn giản là họ không thích. Không chỉ ở Việt Nam mà đây là tình trạng chung trên thế giới. Theo tờ New York Post, sau hơn 2 năm dịch bệnh, nhiều công ty đã hào phóng tài trợ những chuyến du lịch xa xỉ cho nhân viên. Song thực tế phũ phàng là nhiều người lại chẳng hào hứng. Họ thích nhận tiền thưởng hơn là những sự kiện tốn thì giờ.

Nhiều người trẻ không mặn mà với những chuyến du lịch miễn phí của công ty. (Ảnh minh họa: Zingnews)

Ở góc độ doanh nghiệp, họ coi du lịch hay những hoạt động bên lề cũng là một phần của công việc và đòi hỏi nhân viên phải tuân thủ. Nhưng không phải lúc nào nhân viên cũng đồng tình với điều này. Công ty kỳ vọng chuyến du lịch là cơ hội để mọi người dễ sẻ chia, kết nối, hàn gắn những hiểu lầm, xung đột và có thêm ý tưởng cho công việc.

Thay vì ép buộc hãy hiểu cho nguyện vọng của nhân viên. (Ảnh minh họa: VTC)

Nhưng nếu nhân viên từ chối tham gia các hoạt động của công ty, hãy tìm hiểu lý do tại sao, thay vì ép buộc và xử phạt họ. Qua đó, công ty có thể hiểu được nguyện vọng và hoàn cảnh của nhân viên. Trước khi tặng người khác thứ gì, nên quan tâm xem họ có muốn nhận không. Một món quà chỉ được gọi là quà khi nó mang đến hạnh phúc cho người nhận, còn khi bị ép buộc phải nhận, nó lại trở thành món nợ.

Không thể phủ nhận những vai trò tích cực của hoạt động du lịch tập thể trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Song tuy nhiên, thực tế, không phải nhân viên nào cũng hào hứng với những hoạt động này hay có đủ điều kiện để tham gia cùng công ty.

Vì vậy, các công ty/tổ chức cũng cần có sự cân nhắc thật kỹ trong việc tổ chức các chương trình ngoài giờ làm việc cho nhân viên. Làm sao để tạo ra những hoạt động thúc đẩy tinh thần đoàn  kết và có ý nghĩa nhưng vẫn đảm bảo hợp lý cho tất cả nhân viên có thể tham gia là điều cần được ưu tiên hàng đầu.


Xem thêm thông tin tương tự TẠI ĐÂY!

Chia sẻ Facebook