Người phụ nữ U60 vẫn sinh con bằng phương pháp tự nhiên

Chia sẻ Facebook
08/04/2023 15:23:07

Vừa qua, thông tin một sản phụ 51 tuổi đã hạ sinh thành công một bé gái nhận về nhiều sự quan tâm của mọi người. Dù đã mãn kinh được hơn 1 năm nhưng kì tích đã xảy ra với gia đình nhỏ.


Sáng 7/4, bác sĩ Nguyễn Thị Minh Phương, trưởng khoa sản Bệnh viện 354 thông tin về một sản phụ đặc biệt. Được biết đây là một sản phụ đến từ Hà Nội và là bà của hai cháu 11 và 7 tuổi. Theo lời kể của sản phụ này, cách đây hơn 1 năm chị thấy không có kinh nên nghĩ mình đã mãn kinh, tuy nhiên khi đi khám thì biết được thai đã được 22 tuần tuổi. "Chị bàng hoàng, ứa nước mắt xen lẫn vui buồn khi phòng siêu âm thông báo thai được 22 tuần”, bác sĩ Phương kể.

Gia đình mừng rỡ vì con được khỏe mạnh. Ảnh: Thanh nien


Sau khi thảo luận trong gia đình, người phụ nữ đã có ý định không sinh em bé vì tuổi đã cao, cháu trai đã lớn và cảm thấy xấu hổ với những người xung quanh. Trước ý định này, bác sĩ Phương đã khuyên ngăn và giải thích với gia đình: " Trước quyết định của gia đình, tôi đã tư vấn trực tiếp cho sản phụ và người nhà rằng đây là "lộc trời cho", em bé qua theo dõi thì không có bất thường gì. May mắn, sau đó gia đình đã nghe lời khuyên của bác sĩ, dù biết rằng mang thai ở độ tuổi này sẽ gặp nhiều khó khăn".

Bé gái nặng 3,2kg vô cùng khỏe mạnh. Ảnh: zingvn

Trong quá trình sản phụ mang thai, các bác sĩ tại khoa luôn theo dõi sát sao các chỉ số của mẹ và thai nhi, đặc biệt là vấn đề dinh dưỡng và dị tật thai nhi,. May mắn là mọi thứ đã ổn định và mẹ đã sinh đúng lịch. Tất nhiên, việc chuẩn bị sinh mổ cũng cần thiết nếu sản phụ không thể sinh thường. Cuối cùng, sản phụ hạ sinh một bé gái nặng 3,2 kg. Bà cũng là người phụ nữ lớn tuổi nhất sinh con tại khoa, trước đó kỷ lục già nhất là sản phụ sinh con ở tuổi 47.

May mắn vì cả mẹ và bé đều khỏe. Ảnh: Thanh Niên

Ban đầu sản phụ cũng có chút ngại và xấu hổ khi sinh con ở tuổi xế chiều. Ảnh: Thanh Niên

Sau khi sinh con được 8 tiếng, sản phụ mặc áo cưới chạy thẳng từ bệnh viện đến hôn lễ


"Bởi vậy, phụ nữ ở độ tuổi tiền mãn kinh tuyệt đối không chủ quan, bởi giai đoạn này tuy chu kỳ kinh nguyệt thất thường nhưng hoàn toàn có khả năng thụ thai. Khi thấy mất kinh nguyệt, cần thử thai hoặc đi khám sản phụ khoa. Ngoài ra, vẫn nên thực hiện những biện pháp tránh thai hợp lý ", bác sĩ Phương khuyến cáo đến mọi người.

Trước đó, Việt Nam đã ghi nhận người phụ nữ sinh con ở tuổi 60. Ảnh: Vietnamnet

Trước đó, tại Bắc Giang cũng đã ghi nhận một trường hợp một sản phụ 61 tuổi đã hạ sinh con thứ 3. Đến nay, đây cũng được xem là ca cao tuổi nhất sinh con tại Việt Nam. Vì các con đã lớn và lấy chồng xa có công việc riêng, nên vợ chồng cô chú Nguyễn Thị Nguyệt và Nguyễn Thanh Toàn đã quyết định sinh thêm một bé nhờ thụ tinh nhân tạo.

Niềm hạnh phúc ngập tràn trong gia đình nhỏ. Ảnh: Vietnamnet

May mắn thay, kết quả kiểm tra là tốt. Do tuổi cao nên quá trình mang thai của cô cũng rất khó khăn. Thai nhi được 3 tuần tuổi và đang trong thời gian chuẩn bị chấm dứt, cô Nguyệt phải nhập viện 6 tuần, tiêm 3 tháng tiếp theo và hạn chế đi lại trong suốt thai kỳ.


“Cũng lạ, bà bầu nào cũng ốm nghén nhưng mình thì không thấy gì, ăn ngon, ngủ kỹ và tăng được 6kg. Ngày 18/02/2016, tôi mang thai được 37 tuần, 60 tuổi, tôi sinh mổ tại Bệnh viện Phụ sản Bắc Giang. Con trai tôi nặng 2,6 kg” , cô Nguyệt kể.

21 năm hiếm muộn, cuối cùng cô Tuyết cũng làm mẹ ở tuổi 47. Ảnh: VOV

Cô Tuyết sinh được 2 em sinh đôi. Ảnh: VOV

Sinh con khi tuổi đã cao cũng là nỗi lo lắng của nhiều sản phụ bởi nó tiềm ẩn nhiều khả năng dị tật cho trẻ. Tuy nhiên, tôi tin rằng với sự phát triển của khoa học và các y bác sĩ tận tâm thì các sản phụ và các bé sẽ được tư vấn và theo dõi cũng như đưa ra giải pháp đúng đắn nhất. Còn bạn, bạn nghĩ sao về câu chuyện này? Chia sẻ với Bestie nhé!

PHỤ NỮ MANG THAI KHI ĐÃ LỚN TUỔI CẦN LƯU Ý ĐỀ PHÒNG CÁC NGUY CƠ

Theo các chuyên gia về sinh sản, độ tuổi lý tưởng nhất của phụ nữ là từ 20 đến 35. Lúc này, cơ thể người phụ nữ hoạt động tốt và dễ dàng để một em bé khỏe mạnh chào đời.

Quá sớm hay quá muộn đều không tốt vì tiềm ẩn nhiều nguy cơ như dị tật thai nhi, nguy cơ sảy thai… Nếu thất bại trong kế hoạch, hoặc chưa đến độ tuổi mong muốn có con, thai phụ cần tích cực đi khám sức khỏe định kỳ và tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định của bác sĩ.

Chia sẻ Facebook