Người phụ nữ giữ an toàn cho mỗi chuyến bay: Ngăn các loài động vật hoang dã "đi lạc" và những chuyện thú vị trong nghề
Công việc của cô tưởng chừng như đơn giản nhưng trên thực tế nó đòi hỏi rất nhiều thứ, chứa đựng vô số rủi ro.
Bạn có biết rằng các cuộc tấn công của những con chim có thể gây nguy hiểm cho máy bay, nhất là trong quá trình cất cánh và hạ cánh hay không?
Chuyên gia về động vật hoang dã Yap Xinli đã có cuộc trò chuyện với CNA Women để chia sẻ công việc đặc thù của cô, giữ cho đường băng được an toàn, "sạch bong" không có bóng dáng của con vật nào.
Công việc đặc biệt ở sân bay
Yap Xinli, 37 tuổi, hiện đang là giám đốc lập kế hoạch hoạt động trên đường bay của Tập đoàn sân bay Changi. Đây là nơi cô giám sát việc quản lý các loài động vật hoang dã có nguy cơ đe dọa đến sự an toàn tại sân bay Changi, Singapore.
Nhóm của cô sẽ chịu trách nhiệm giữ cho khu vực sân bay, nơi diễn ra các hoạt động bay, không có bất kỳ loài động vật hoang dã nào. Chúng có thể là chim, chó, mèo, thằn lằn, rắn và thậm chí là cả con dơi.
Cô Yap Xinli cùng các đồng nghiệp hiểu rõ cách bố trí của sân bay, bao gồm cả những khe hở có thể khiến động vật hoang dã dễ dàng xâm nhập vào được.
Công việc của nhóm cô diễn ra trong 12 tiếng đồng hồ mỗi ngày, đều đặn từ 6h30 sáng. Họ sẽ đi tuần tra sân bay trong chiếc xe chuyên dụng, tìm kiếm bóng dáng các loài động vật như một số loài chim xuất hiện trên đường băng. Ngoài chim ra thì rắn, chó và mèo hoang hay thằn lằn cũng thường đi lạc vào khu vực này.
Sân bay Changi có hai đường băng đang được sử dụng, vì vậy họ sẽ chia thành 2 nhóm để mỗi một đội phụ trách đường băng riêng, tuần tra trên con đường dài 4km suốt cả ngày.
Cô Yap Xinli có bằng khoa học y sinh và thạc sĩ liên quan đến động vật hoang dã. Trước đây, cô từng là nhân viên bảo tồn tại Sở thú Singapore. Sau đó, cô tham gia nghiên cứu các bệnh lây truyền từ động vật sang người.
Giữ an toàn cho những chuyến bay
Cô gia nhập Tập đoàn Sân bay Changi vào tháng 4/2017. Yap Xinli là người duy nhất trong nhóm đồng nghiệp có nền tảng giáo dục và kinh nghiệm để làm việc với vai trò quản lý các nguy cơ về động vật hoang dã ở sân bay.
Yap đã huấn luyện nhóm của mình phương pháp xác định các loài động vật hoang dã đi lạc vào sân bay và cách sử dụng thiết bị chuyên dụng để xua đuổi chúng.
Đối với các loài chim, chúng tôi dễ dàng để chúng tự bay đi nơi khác. Tuy nhiên, đối với các loài động vật hoang dã khác thì chúng tôi cố gắng hướng dẫn chúng ra khỏi sân bay.
Chúng tôi có hàng rào kép, rất an toàn để ngăn chó và mèo hoang đi lạc vào. Nhưng thi thoảng chúng tôi vẫn bắt gặp chúng trèo qua hàng rào
Công việc này đòi hỏi sự phối hợp nhịp nhàng giữa các thành viên trong nhóm. Ví dụ: Một người cần mở cổng còn người khác hướng dẫn con vật đi theo hướng thoát hiểm.
Đôi khi chúng tôi nhìn thấy những con thằn lằn và rắn di chuyển trên đường băng. Tuy nhiên chúng không gây nguy hiểm cho máy bay như những con chim
Mối đe dọa nguy hiểm cho an toàn bay
Khi một đàn chim va chạm với máy bay trên không chắc chắn sẽ gây ra nhiều nguy hiểm. Nhiệm vụ của nhóm cô Yap Xinli là không cho điều này xảy ra để đảm bảo an toàn cho phi công và các hành khách trên máy bay.
Những con chim có thể bay vào động cơ, làm nứt kính chắn gió hay tác động đến radome (mái che máy rađa trên máy bay). Nhiều hành khách cũng không biết những rủi ro như vậy có thể xảy ra",
Chiều 15/1/2009, chiếc máy bay Airbus A320, số hiệu Flight 1549 của hãng US Airways đã gặp phải sự cố gây chấn động lịch sử. Vài phút sau khi cất cánh, một đàn chim di chuyển ngang qua đường bay của chiếc máy bay.
Một vài con chim đã lao vào cả hai động cơ của chiếc máy bay, khiến chúng bắt lửa và dừng hoạt động ngay lập tức. Lúc này, chiếc máy bay đang ở độ cao khoảng 1.000m phía trên khu vực Bronx của thành phố New York.
Sau khi không thể khởi động lại hai động cơ, cơ trưởng Chesley "Sully" Sullenberger, phi công với hơn 40 năm kinh nghiệm quyết định bay về phía sông Hudson ở New York để chuẩn bị cho cú hạ cánh bắt buộc. Tất cả 155 hành khách đều sống sót và cú hạ cánh thần kỳ của cơ trưởng Sully đã khiến ông trở thành người hùng chỉ sau một đêm.
Cô Yap giải thích rằng những con chim thường bay ở độ cao mà chúng có thể dễ dàng va chạm với máy bay. Những loài chim có kích thước lớn như đại bàng bụng trắng có thể gây ra rủi ro cao bởi chúng dễ gây nên nhiều thiệt hại hơn cho máy bay.
Nhóm cô Yap cũng hết sức cẩn trọng trong mùa chim di cư khi các đàn chim bay đi với số lượng lớn. Ở Singapore, các loài chim di cư thường được phát hiện từ tháng 9 năm nay và tháng 3 năm sau.
Những điều đáng nhớ trong công việc đặc biệt
Trong quá trình tuần tra, các nhóm làm nhiệm vụ sẽ tìm cách phân tán các loài động vật hoang dã với sự trợ giúp của nhiều loại công cụ và thiết bị khác nhau. Một trong những thiết bị phổ biến nhất đó là Âm thanh tầm xa. Nó có hình dạng giống như một chiếc loa lớn, phát sóng âm xa tới 2km để xua đuổi chim chóc.
Những con chim thực sự rất thông minh. Vì vậy chúng tôi phải liên tục tìm kiếm những công cụ mới để nắm thế chủ động. Chúng tôi cần phải sáng tạo hơn
Thách thức lớn nhất mà Yap phải đối mặt khi bắt đầu là làm việc với các bên liên quan và các khu vực cộng đồng lân cận của sân bay. Mặc dù họ không phải là một phần của sân bay nhưng nhóm cô Yap cần giúp họ nâng cao nhận thức về những hành động dễ thu hút động vật hoang dã vào sân bay chẳng hạn như việc không đậy các thùng rác đúng cách.
Phải mất khá nhiều thời gian để giải thích cho người dân hiểu. Chúng tôi thường xuyên gặp gỡ và trò chuyện để giúp họ hiểu rõ hơn về các mối nguy hiểm tiềm tàng
Nó không bao giờ nhàm chán. Luôn có những điều bất ngờ xảy ra mỗi ngày. Đôi khi bạn sẽ gặp những loài chim mà bạn chưa từng thấy trước đây xuất hiện trên đường băng
Cô Yap cũng cho hay cô cảm thấy rất may mắn khi các các cuộc tấn công động vật hoang dã tại sân bay đã giảm trong những năm qua. Cô ấy cũng tự hào khi thấy rằng nhóm của mình, những người tham gia công việc mà không có kiến thức nền trước đó, đã trở thành chuyên gia trong việc quản lý nguy cơ động vật hoang dã.
Tôi bắt đầu công việc với suy nghĩ rằng chúng tôi sẽ đuổi tất cả những con vật này ra ngoài, và là một người Singapore điển hình, chúng tôi phải hạ số lượng (các cuộc tấn công động vật hoang dã) xuống mức 0.
Công việc của chúng tôi là ngăn các loài động việc hoang dã ảnh hưởng đến các chuyến bay. Chúng tôi cố gắng hết sức để quản lý các rủi ro. Ngày nay, bạn thấy động vật hoang dã đến các khu vực đô thị nhiều hơn. Mọi người cách học cách quản lý bản thân và động vật để chúng ta có thể chung sống hài hòa với nhau
Nguồn: CNA