Người phụ nữ bị chồng ép khỏa thân tắm dưới thác nước nơi công cộng để làm nghi lễ sinh con
Hindustan Times đưa tin, mới đây tại Ấn Độ, một phụ nữ đã đệ đơn khiếu nại lên cảnh sát sau khi cô bị ép khỏa thân nơi công cộng theo yêu cầu của chồng và tắm dưới thác nước.
Theo đó, chồng của nạn nhân, một doanh nhân 38 tuổi, muốn vợ sinh con trai nên đã đưa cô cùng bố mẹ đến một giáo sĩ ở quận Kolhapur, bang Maharashtra, Ấn Độ.
Giáo sĩ này nói rằng, người phụ nữ không thể sinh con do thực tế là cô đang bị ảnh hưởng của ma thuật đen. Vị giáo sĩ đã thực hiện một lễ cúng bái puja và sau đó nói rằng người phụ nữ nên tắm dưới thác nước.
Sau khi vụ việc xảy ra, người phụ nữ này đã đến cảnh sát, và khai rằng họ hàng đã áp bức cô từ năm 2013 vì cô không thể sinh được con trai.
Ngoài ra, nạn nhân còn khai rằng chồng đứng tên cô vay 7,5 triệu rupee và giả mạo chữ ký cũng như lấy nữ trang của cô để đầu tư kinh doanh.
Cảnh sát cho biết, họ đã tiếp nhận vụ việc và một cuộc điều tra đang được tiến hành.
Ở Nam Á, Ấn Độ là nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất của tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh. Bởi lẽ, theo phong tục và văn hóa, người Ấn Độ ưa thích con trai, thế nên có một lời chúc phúc trong tiếng Phạn dành cho các bà mẹ là “chúc có 100 đứa con trai”.
Theo truyền thống Ấn Độ, mỗi gia đình phải có ít nhất một con trai. Bên cạnh đó còn có tập tục con gái muốn lập gia đình phải có của hồi môn cho nhà chồng. Và của hồi môn cho con gái là một gánh nặng tài chính khổng lồ. Nhiều cha mẹ thậm chí phải bắt đầu tiết kiệm để mua của hồi môn khi con gái vừa ra đời.
Thực tế cho thấy, chênh lệch giới tính khi sinh ở Ấn Độ chỉ tập trung ở một số khu vực trong nước. Tuy mức sinh trẻ em nam ở phần lớn các khu vực của Ấn Độ là bình thường nhưng một số bang ở phía tây và tây bắc nước này đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Từ năm 2001, chênh lệch về tỷ lệ giới tính khi sinh đã lan sang những khu vực mới ở phía bắc và miền trung Ấn Độ như bang Uttar Pradesh, đồng thời diễn biến xấu này có xu hướng triệt tiêu những tiến bộ quan sát được từ năm 2001 đến 2011 ở vùng tây bắc Ấn Độ.
Ở Ấn Độ, các yếu tố tôn giáo, sắc tộc và đẳng cấp thường đứng hàng đầu, lý giải cho những hiện tượng như chỉ số giới tính khi sinh đặc biệt cao ở vùng tây bắc nước này.
Thanh Bình (lược dịch)
Tin Cùng Chuyên Mục
‘Làn sóng’ từ chối người tị nạn Ukraine xuất hiện ở Anh
icon 0
Theo Daily Mail, một phần tư các gia đình Anh đã đăng ký chương trình của chính phủ cấp nơi ở cho người tị nạn Ukraine sẽ chọn không tham gia trong những tuần tới do thiếu tiền trong bối cảnh lạm phát và hóa đơn tiền điện gia tăng.
Cậu bé chạy theo bong bóng xà phòng và vô tình cứu được cụ bà lạc đường
icon 0
Bà Nina Lipscomb (83 tuổi) bị suy giảm trí nhớ do bệnh Alzheimer mới đây bị mất tích, gia đình bà sử dụng mọi nguồn lực để tìm bà nhưng không thành công.
Giấu ma túy vô cùng tinh vi vẫn không qua mắt được hải quan
icon 0
Dù các đối tượng cất giấu ma túy vô cùng tinh vi trong gói hàng sắp chuyển ra nước ngoài, nhưng vẫn không qua mắt được hải quan Thái Lan.
Chuyện ‘cực hiếm’ tàu hỏa chậm 23 phút ở Nhật do người lái tàu quên mật khẩu
icon 0
Chuyện 'cực hiếm' xảy ra khi đoàn tàu ở Nhật Bản bị chậm 23 phút vì người lái tàu quên mật khẩu mở máy tính bảng chứa thông tin lịch trình di chuyển.
Nhân viên khu bảo tồn đóng giả gấu trúc để chăm sóc gấu thật gây sốt
icon 0
Cộng đồng mạng Trung Quốc 'sốt xình xịch' trước hình ảnh nhân viên khu bảo tồn mặc bộ đồ đóng giả gấu trúc trong lúc chăm sóc cho gấu thật.
Trụ sở NATO nuôi ong lấy mật
icon 0
Theo một thông báo trên trang web của liên minh, trong khuôn khổ các dự án môi trường của châu Âu, trụ sở Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tại Brussels đã đặt 4 tổ ong trên lãnh thổ của mình.
XEM THÊM BÀI VIẾT