Người phụ nữ 31 tuổi bị méo miệng, mắt phải không nhắm được chỉ vì thói quen sau khi gội đầu mà nhiều người vẫn chủ quan mắc phải
Gội đầu, tưởng chừng như một việc bình thường mà ai cũng làm thường xuyên lại là nguyên nhân khiến người phụ nữ 31 tuổi bị liệt mặt đã thu hút và nhận các lượt thảo luận cực cao trên mạng xã hội Trung Quốc trong mấy ngày qua.
Mới đây, một phụ nữ 31 tuổi ở Hành Thủy, Hà Bắc (Trung Quốc) đến bệnh viện điều trị vì miệng bị vẹo và mắt phải không nhắm được, bệnh nhân được chẩn đoán liệt mặt vô căn.
Nguyên do là bởi người phụ nữ này gội đầu nhưng chưa kịp lau khô đã vội vã đạp xe đi làm, tối hôm trước cô cảm thấy hơi tê tay, hôm sau tỉnh dậy thấy mắt không nhắm được mắt bên phải, khi uống nước thì bị rỉ nước, nửa mặt bên phải bị liệt nên không thể cau mày hay cử động được.
Bác sĩ cho biết liệt mặt là một bệnh thường gặp, có nhiều nguyên nhân gây ra, được chia thành liệt mặt trung ương và liệt mặt ngoại biên do các vị trí gây bệnh khác nhau.
Mùa hè là mùa tỷ lệ mắc bệnh liệt mặt tăng cao do thời tiết nóng bức, cơ thể con người dễ ra mồ hôi, lỗ chân lông mở ra giúp hạ nhiệt và tản nhiệt, lúc này nếu gió lạnh thổi trực tiếp vào người như thổi bằng quạt, điều hòa, hoặc như người phụ nữ ở trên đạp xe đạp đi đường lâu dễ kích thích huyết quản, nóng lạnh co bóp bất thường.
Dưới sự kích thích đó, dây thần kinh mặt có thể bị chèn ép do sưng cục bộ, dẫn đến liệt dây thần kinh mặt, liệt mặt. Bệnh nhân có thể bị lệch miệng, tê liệt các cơ biểu hiện trên khuôn mặt, biến mất các nếp nhăn trên trán, thậm chí không thể cau mày, nhắm mắt và bĩu môi.
Các triệu chứng liệt mặt
Nó chủ yếu được biểu hiện như tê liệt các cơ biểu hiện trên khuôn mặt bên bị bệnh, biến mất các nếp nhăn trên trán, rãnh mắt mở rộng, nếp gấp rãnh mũi má phẳng và khóe miệng chảy xệ. Khi cười hay để lộ răng, khóe miệng bị tụt xuống và khuôn mặt bị lệch nhiều hơn.
Về phía người bệnh, không thể thực hiện được các hành động như cau mày, cau có, nhắm mắt, phụng phịu, chu môi. Khi phồng má và huýt sáo, khi ăn bã thức ăn thường đọng lại ở khoang chứa bên bị bệnh, nước bọt thường chảy xuống từ bên này.
Đa phần liệt mặt do viêm dây thần kinh mặt là một bên, bên phải nhiều hơn, đa số bệnh nhân thường thấy một bên má hoạt động không tốt và khóe miệng bị lệch khi rửa mặt và súc miệng vào buổi sáng. Một số bệnh nhân có thể bị khó thở và tăng tiết ở 2/3 trước của lưỡi.
Viêm dây thần kinh mặt ngoại biên do chấn thương có thể chia thành giai đoạn khởi phát sớm (liệt mặt ngay sau chấn thương) và khởi phát muộn (liệt mặt từ 5 đến 7 ngày sau chấn thương). Có thể đánh giá mức độ tổn thương dây thần kinh mặt để xác định tiên lượng theo thời gian và mức độ liệt sau chấn thương, kích thích điện và đo điện cơ.
Khi liệt mặt chúng ta nên làm gì?
Liệt mặt tuy bản thân không phải là bệnh nguy hiểm nhưng sẽ gây ảnh hưởng tới cuộc sống của người bệnh. Về mặt lâm sàng, liệt mặt hay còn gọi là viêm dây thần kinh mặt, được chia thành viêm dây thần kinh mặt trung ương và viêm dây thần kinh mặt ngoại biên tùy theo các bộ phận tổn thương khác nhau. Trọng tâm của việc điều trị là giảm viêm và kết hợp với một số bài tập về mặt, châm cứu…
Làm thế nào để ngăn ngừa liệt mặt?
Để tránh xuất hiện liệt mặt, các bác sĩ khuyến cáo trước hết nên nâng cao khả năng miễn dịch của bản thân và tránh viêm dây thần kinh mặt, tránh các kích thích nóng và lạnh, chẳng hạn như thổi điều hòa và tắm nước lạnh vào những ngày nóng bức của mùa hè. Trong cuộc sống hàng ngày, mọi người nên chú ý đến những chi tiết nhỏ này, nếu bị liệt mặt cần đi khám để điều trị kịp thời, sau thời gian vàng điều trị sẽ khó hồi phục hoàn toàn.
Nguồn và ảnh: Sohu, The Healthy