Người này ít địch thủ, Quan, Trương từng là bại tướng, chỉ có Lữ Bố mới có thể hàng phục
Trong thời Tam Quốc, xung đột không ngừng, trong thời đại vô cùng hỗn loạn đó, một số anh hùng đã bộc lộ tài năng và trở thành trụ cột của đất nước. Vô số lần chặn trước đao thương gậy gộc của quân địch, có rất nhiều người ngưỡng mộ các anh hùng hào kiệt của thời kỳ này, cho rằng họ đều là những hảo hán hiếm có.
Một số người thậm chí còn xếp hạng họ, chẳng hạn như “Một Lữ, hai Triệu, ba Điển Vi, bốn Quan, năm Mã, sáu Trương Phi” . Nhưng trong số những anh hùng này, có một người chết đáng tiếc hơn cả Ngụy Diên, giá trị võ lực của ông ít nhất cũng thuộc top mười, khả năng dẫn quân hiếm ai có thể địch lại, ngay cả Quan Vũ và Trương Phi cũng từng bị ông đánh bại. Nhìn toàn bộ Tam Quốc, e rằng chỉ có Lữ Bố mới có thể khiến ông tâm phục khẩu phục, người này chính là Cao Thuận, thủ lĩnh Hãm trận doanh.
Như có câu nói: “Ba quân dễ có, một soái khó cầu” , và Cao Thuận là một vị tướng như vậy. Hãm trận doanh là do Cao Thuận lập ra, ông đã theo Lữ Bố đánh rất nhiều trận cam go, đặc biệt là năm đó cùng Tào Tháo giao thủ, Tào Tháo suýt nữa bị bắt sống. Hãm trận doanh rốt cuộc mạnh đến mức nào? Thực tế, trong sử liệu có ghi: “Hơn 800 binh lính, quân số 1.000 người, áo giáp và đồ chiến đấu đều được tinh chỉnh và chỉnh tề, đòn tấn công nào cũng không thể phá vỡ” , đây chính là oai phong của Hãm trận doanh.
Đội quân do Cao Thuận chỉ huy là bất khả chiến bại. Tào Tháo và Lưu Bị đều từng bị tổn thất khi giao đấu với Hãm trận doanh. Cao Thuận đã đánh bại Quan Vũ và Trương Phi như thế nào? Vào năm 198 SCN, Trương Phi, một vị tướng dưới quyền của Lưu Bị, trong một lần hứng khởi đã dẫn quân tinh nhuệ của mình để cướp vàng và một số ngựa của Lữ Bố. Do đó Trương Phi đã hoàn toàn chọc giận Lữ Bố.
Mà trước đó Lữ Bố chém đầu Đổng Trác, giết Đinh Nguyên, có thể nói là kinh thiên động địa, không phải là người dễ bị bắt nạt. Sau khi Trương Phi cướp ngựa và vàng, Lữ Bố liền sai Trương Liêu, Cao Thuận tấn công Lưu Bị. Lưu Bị lúc đó đang đóng quân ở Phái Thành, lại có Quan Vũ và Trương Phi hỗ trợ, tưởng rằng mình sẽ được bình an vô sự, nhưng dưới sự tấn công của Hãm trận doanh do Cao Thuận chỉ huy cộng với sự yểm trợ của Trương Liêu, Lưu Bị rất nhanh không thể chống lại. Vì vậy, ông đã cầu cứu Tào Tháo, và Tào Tháo nhanh chóng phái Hạ Hầu Đôn đến cứu viện.
Nhưng trên đường đi Hạ Hầu Đôn bị một mũi tên lạc bắn mù một mắt, kết quả là Lưu Bị bại như núi ngã, cuối cùng phải nhờ cậy Lưu Biểu. Khi đó, dù Quan Vũ và Trương Phi có hộ tống Lưu Bị cũng không thể thay đổi được kết cục thất bại, cộng thêm một Hạ Hầu Đôn, cũng giống như vậy, đứng trước Cao Thuận, Trương Liêu cũng tỏ ra tái nhợt mà bất lực.
Vậy tại sao Lưu Bị lại bị đánh bại? Nguyên nhân là do Hãm trận doanh của Cao Thuận quá mạnh, nếu không Lưu Bị có hai tướng là Quan Vũ và Trương Phi, đáng lẽ có thể chuyển bại thành thắng, nhưng thực tế lại bất lực.
Không giống như Trương Liêu, Cao Thuận ủng hộ Lữ Bố từ tận đáy lòng. Mặc dù Lữ Bố chiến bại bị bắt nhưng Cao Thuận dẫu có chết cũng không muốn nhờ cậy Tào Tháo. Khi đó, chỉ cần Cao Thuận nói nguyện ý quy hàng, Tào Tháo không những không giết ông mà còn tiếp tục để ông thống lĩnh Hãm trận doanh. Tào Tháo có một kỵ binh dưới sự chỉ huy của Tào Chân là kỵ binh hổ báo, năm đó đội kỵ binh này đã đánh Thường sơn Triệu Tử Long đến kiệt sức. Nếu Cao Thuận nguyện ý quy thuận, tương đương với việc Tào Tháo bổ sung thêm lực lượng đặc biệt, ngày sau vô luận là đánh Lưu Bị hay là Tôn Quyền, thì sẽ dễ dàng hơn nhiều.
Tuy nhiên, Cao Thuận trung thành với Lữ Bố, ông đã nhiều lần khuyên Lữ Bố hành động như một quân tử, Lữ Bố mặc dù biết Cao Thuận cũng là vì tốt cho mình, nhưng từ đầu đến cuối không nghe Cao Thuận. Khi Tào Tháo bao vây Hạ Bi, Trần Cung đề nghị mình cùng Cao Thuận thủ thành để Lữ Bố ra khỏi thành, từ đó tạo thành thế sừng. Tuy nhiên, Lữ Bố không những không tin Cao Thuận mà còn phủ nhận kế sách của Trần Cung. Cuối cùng Lữ Bố bị cô lập hoàn toàn.
Trong lịch sử, Cao Thuận nhân phẩm trong sạch, không bao giờ dùng quyền lực của mình để nhận hối lộ, cho dù Lữ Bố không coi trọng ông, nhưng Cao Thuận cũng làm theo mà không do dự. Sau khi Lữ Bố bị bắt ở Hạ Bi, Cao Thuận đi theo Trần Cung, cùng nhau cự tuyệt đầu hàng. Nói đến đây, không khó để nhận ra rằng Cao Thuận là một anh hùng thực sự, chỉ tiếc ở thời loạn thế không có lựa chọn một chủ công tốt, và đây là dấu chấm hết cho cuộc đời ông.
Cái chết của Cao Thuận đáng tiếc hơn rất nhiều so với Ngụy Duyên, nếu ông không chết sớm hơn, e rằng Hãm trận doanh sẽ không vì vậy mà giải tán. Vì Cao Thuận đạo đức hoàn mỹ, loại người như vậy ắt sẽ coi danh tiết cao hơn sinh mạng, tự nhiên sẽ không vì mạng sống mà lựa chọn đầu hàng. Cũng có người nói đây là một loại ‘ngu trung’, nhưng đồng thời cũng được xem là người có khí tiết.
Tử Vi (Theo Sound Of Hope )