Người lớn mắc viêm phổi do phế cầu tử vong lên đến 50%

Chia sẻ Facebook
04/10/2022 00:21:26

Số ca mắc viêm phổi phế cầu đang đà tăng cao, đe dọa chồng chéo với nhiều dịch bệnh nguy hiểm khác như cúm mùa, Adenovirus, sốt xuất huyết, tiêu chảy cấp...


Tiêm vaccine phế cầu cho người lớn, đặc biệt là người già, người mắc các bệnh lý nền như phổi tắc nghẽn mãn tính - COPD, hen suyễn, tim mạch, tiểu đường,... là khoản đầu tư đơn giản, an toàn, hữu hiệu nhất để khắc chế phế cầu khuẩn, bảo vệ lá phổi, tăng sức đề kháng hô hấp. Đây là thông điệp mà các chuyên gia chia sẻ trong chương trình tư vấn trực tuyến: " Viêm phổi do phế cầu và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở người lớn" ngày 30/9 vừa qua.

Vì sao người cao tuổi, người có bệnh nền dễ tử vong do viêm phổi phế cầu

Phế cầu khuẩn (Streptococcus pneumoniae) là một loại vi khuẩn Gram dương thuộc chi Streptococcus, thường trú sẵn vùng hầu họng của 50-70% trẻ em và 30-50% người trưởng thành khỏe mạnh. Đây là căn nguyên phổ biến nhất liên quan đến các bệnh đồng nhiễm, nhiễm trùng thứ phát (bội nhiễm) và rất nhiều bệnh lý nguy hiểm như viêm phổi, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết, viêm xoang,... Khi hệ miễn dịch của con người bị suy giảm hoặc mắc một bệnh lý nào đó thì "thời cơ" tấn công và gây bệnh của phế cầu sẽ đến.

Viêm phổi do phế cầu có gặp ở tất cả mọi lứa tuổi, tất cả các đối tượng, tuy nhiên một số đối tượng có nguy cơ cao hơn như: trẻ em dưới 5 tuổi, người lớn tuổi, người mắc các bệnh lý nền mãn tính (COPD, tim mạch, gan, thận mãn tính, tiểu đường,...), người bị suy giảm miễn dịch (HIV, ung thư,..). Bệnh do vi khuẩn phế cầu gây ra có 2 nhóm: phế cầu không xâm lấn và phế cầu xâm lấn. Bệnh do phế cầu không xâm lấn là những bệnh tại chỗ như viêm xoang cấp, viêm tai giữa cấp, viêm phổi cộng đồng… Bệnh do phế cầu xâm lấn gồm 4 bệnh nguy hiểm nhất là viêm phổi, viêm tai giữa, nhiễm trùng huyết và viêm màng não.

BS.CKI Bạch Thị Chính - Giám đốc Y khoa, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC cho biết: Theo nghiên cứu tại Mỹ ở nhóm đối tượng người trên 50 tuổi, hàng năm có khoảng 1.700 trường hợp viêm màng não do phế cầu, 7.000 trường hợp bị nhiễm trùng huyết, trên 420.000 người bị bệnh lý viêm phổi do phế cầu khuẩn, đặc biệt viêm phổi do phế cầu là nhiễm trùng phổi rất nghiêm trọng với biểu hiện viêm phổi thùy, viêm phế quản phổi, tràn dịch màng phổi, thậm chí gây áp xe phổi,...

Viêm phổi do phế cầu đã và đang là gánh nặng bệnh tật rất nguy hiểm ở người lớn bởi đây là vi khuẩn độc lực mạnh thường trú, kết hợp với thực trạng phế cầu khuẩn đề kháng kháng sinh đang khiến quá trình điều trị phế cầu khuẩn gặp rất nhiều khó khăn, tốn kém chi phí điều trị. Các bệnh do phế cầu có thể để lại di chứng và tỷ lệ tử vong lên đến 20-30%, thậm chí với người lớn tuổi, người có bệnh nền,... tỷ lệ tử vong lên đến 50%.

Lý giải về nguyên nhân người lớn tuổi dễ bị biến chứng nặng, dễ tử vong do phế cầu, ThS.BS Lã Quý Hương - Bác sĩ khoa Hô hấp, BVĐK Tâm Anh Hà Nội chia sẻ: "Người cao tuổi, người có bệnh lý nền thường là những đối tượng có hệ miễn dịch suy giảm, khả năng chống chọi với căn nguyên gây bệnh kém. Đồng thời, đây là nhóm đối tượng có hệ cơ toàn thân, trong đó có hệ cơ hô hấp yếu nên khả năng ho, khạc kém dẫn đến việc đào thải vi khuẩn gây bệnh sẽ bị ảnh hưởng, kèm theo đó một số người mắc bệnh nền có khả năng dung nạp với những thuốc điều trị cũng như chuyển hóa thuốc kém, từ đó gây ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc điều trị, dẫn đến bệnh nặng hơn, tỷ lệ tử vong cao hơn nếu mắc viêm phổi do phế cầu."

BS.CKI Bạch Thị Chính khuyến cáo, người cao tuổi, người có bệnh nền,... cần ưu tiêm vaccine phế cầu càng sớm càng tốt để bảo vệ hệ hô hấp.

Tiêm vaccine phế cầu, bảo vệ phổi khỏi phế cầu khuẩn

Hiện nay, có hơn 100 tuýp phế cầu khuẩn khác nhau thường trú ở vùng hầu họng, trong đó có 23 tuýp phế cầu nguy hiểm nhất gây ra khoảng 90% trường hợp nhiễm bệnh lý do phế cầu. Hiện tại, miền Bắc thời tiết mùa Thu, nhiều cơn mưa bất chợt, miền Trung chịu ảnh hưởng của mưa bão, thời tiết vừa chuyển mùa vừa ẩm ướt là điều kiện thuận lợi để phế cầu khuẩn phát triển chồng chéo với các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như cúm, Adenovirus, viêm phổi, sốt xuất huyết,...

"Với viêm phổi do phế cầu khuẩn, ban đầu người bệnh sẽ có những biểu hiện và triệu chứng với viêm phổi căn nguyên khác như sốt, ho, đau ngực, khó thở,... có những trường hợp khác không điển hình, đặc biệt ở người lớn tuổi chỉ có các triệu chứng như: rối loạn ý thức, suy hô hấp, sốc nhiễm khuẩn,... Những ngày tiếp theo, bệnh có thể phát triển thành viêm phổi cấp tính, sau đó là viêm phổi nặng, nguy hiểm hơn nếu đồng mắc với các bệnh khác. Lúc này, phổi bị tàn phá nghiêm trọng, dẫn đến suy hô hấp, khó thở, thậm chí là không thể hở được, phải nhờ đến sự hỗ trợ của máy thở. Ở giai đoạn này, nếu không được can thiệp y tế kịp thời, người bị viêm phổi nặng sẽ tử vong. Nếu may mắn không tử vong thì phổi cũng sẽ bị tổn thương nghiêm trọng." ThS.BS Lã Quý Hương cho biết.

Để chẩn đoán chính xác viêm phổi do phế cầu, người bệnh cần đến bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán dựa trên thăm khám lâm sàng với các triệu chứng thực thể, toàn thân cũng như thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng phù hợp ví dụ như xét nghiệm máu, xét nghiệm đờm, chụp X-quang phổi, chụp cắt lớp vi tính phổi (tùy thuộc vào tình trạng của bệnh nhân).

Việc điều trị viêm phổi phế cầu tùy thuộc vào tình trạng bệnh của người bệnh, mức độ nặng của viêm phổi. Điều trị đầu tiên là kháng sinh, tuy nhiên việc lựa chọn kháng sinh sẽ phù thuộc vào tình trạng bệnh. Đối với các bệnh nhân có tình trạng viêm phổi nặng (có suy hô hấp, có sốc nhiễm khuẩn), ngoài điều trị kháng sinh, người bệnh sẽ có những phương án điều trị kết hợp như hỗ trợ hô hấp, sử dụng thuốc vận mạch.

Gánh nặng bệnh tật do phế cầu khuẩn ở người lớn khác ở trẻ em. Người lớn do tuổi tác, hệ miễn dịch suy yếu nên nguy cơ nhiễm bệnh, diễn tiến nặng ở người lớn rất là cao. Những người có yếu tố nguy cơ kèm theo như nghiện rượu, hút thuốc lá, tim mạch, COPD, hen suyễn, suy gan... nếu mắc phế cầu khuẩn sẽ luôn tồn tại mối đe dọa tiềm ẩn. Theo thống kê, nếu người lớn kèm theo 1 yếu tố nguy cơ nào đó thì tỷ lệ mắc viêm phổi phế cầu tăng 2.1 lần, kèm theo 2 yếu tố nguy cơ (ví dụ như người lớn vừa cao huyết áp vừa tiểu đường) thì tỷ lệ mắc viêm phổi phế cầu tăng 4.2 lần. Trong trường hợp 3 yếu tố nguy cơ, con số tăng lên 9.2 lần. Những yếu tố nguy cơ đi kèm với người lớn thì nguy cơ mắc viêm phổi do phế cầu sẽ tăng lên gấp 3,4,5 lần... hoặc nhiều lần.

Vaccine Prevenar-13 là vaccine duy nhất hiện nay tạo miễn dịch chủ động cho người lớn phòng các bệnh nguy hiểm do vi khuẩn phế cầu gây ra như: viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết, đồng thời giúp tăng cường đề kháng hô hấp, giảm tỷ lệ nhập viện và tử vong nếu đồng nhiễm. Đặc biệt, vaccine đã được chứng minh tính an toàn cao, hiệu quả bảo vệ lâu dài, được đưa vào sử dụng trên 100 quốc gia trên thế giới.

Hệ thống tiêm chủng VNVC với gần 100 trung tâm trên toàn quốc luôn cam kết đem đầy đủ vaccine về với người dân dù nhiều nơi đang khan hiếm, đặc biệt vaccine Phế cầu Prevenar-13 (Bỉ) với nhiều chương trình ưu đãi giá lớn như: Ưu đãi 100 nghìn đồng/mũi tiêm lẻ vaccine phế cầu, ưu đãi 207 nghìn đồng combo vaccine Phế cầu Prevenar 13 + Boostrix + Cúm mùa; Ưu đãi 156 nghìn đồng combo vaccine Phế cầu Prevenar 13 + Cúm mùa;... nỗ lực chia sẻ gánh nặng tài chính với người dân, bảo vệ sức khỏe người lớn, người cao tuổi,... đón Tết Quý Mão 2023 an lành.

Được biết, VNVC là đối tác chiến lược quan trọng của nhiều hãng vaccine hàng đầu thế giới, do đó được đàm phán trực tiếp, nhập khẩu chính hãng vaccine với số lượng lớn, thậm chí được ưu tiên các loại vaccine mới, vaccine thường xuyên khan hiếm, vaccine chưa có mặt tại Việt Nam. Đồng thời, VNVC đang có gần 100 hệ thống kho lạnh đạt chuẩn GSP và dây chuyền bảo quản lạnh Cold Chain, bảo quản vaccine an toàn, chất lượng cao trong điều kiện nhiệt độ từ 2-8 độ C. Như vậy, khả năng lưu trữ của VNVC đến thời điểm này có thể lên đến hơn 200 triệu liều cùng lúc, cam kết cung ứng dồi dào nguồn vaccine đến cuối năm, thậm chí là nhiều năm về sau.

Ngoài tiêm chủng đầy đủ, để chủ động phòng các bệnh do phế cầu khuẩn, người cao tuổi, người có bệnh nền,... cần rèn luyện sức khỏe, duy trì lối sống lành mạnh, vệ sinh cá nhân. Khi có triệu chứng thì nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán để từ đó có thể phát hiện sớm những biến chứng bệnh, điều trị kịp thời, tránh để những biến chứng nặng, di chứng và nguy cơ tử vong.

Chia sẻ Facebook