Người kinh doanh trực tuyến cần trang bị gì khi tham gia thương mại điện tử? - ICTNews

Chia sẻ Facebook
18/04/2022 18:49:40

Số lượng nhà bán hàng mới liên tục tăng trên thương mại điện tử nhưng việc trang bị kiến thức kinh doanh nền tảng còn hạn chế.

Người Việt bán hàng trên thương mại điện tử tăng, nhưng kiến thức kinh doanh vẫn hạn chế

Sự bùng nổ của thương mại điện tử tại Việt Nam khiến các sàn giao dịch thường xuyên có nhiều hoạt động thu hút nhà bán mới nhằm đa dạng hoá nguồn cung.

Mới đây nhất, Lazada tung chương trình khuyến khích người kinh doanh tham gia mở gian hàng trên nền tảng. Theo đó, các gian hàng mới được mở thành công sẽ nhận được phiếu bốc thăm trúng thưởng tiền mặt và quà tặng.

Trước đó, Shopee đã có các chương trình hỗ trợ nhà bán mới bằng cách tăng cường mức độ hiển thị hàng hoá của các đối tác này nhằm gia tăng cơ hội bán hàng, đồng thời đào tạo để nhà bán gia tăng doanh số.

Nhờ những nỗ lực này, cộng với tình hình chung, số lượng nhà bán trên các sàn thương mại điện tử liên tục tăng. Báo cáo của Lazada công bố vào tháng 1/2022 cho thấy: trong quý II/2021, số lượng người bán tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ năm trước. Con số này tiếp tục tăng hơn 1,5 lần trong quý III/2021.

Theo một thống kê khác của Chi cục thuế Hà Nội, hiện có 13.400 cửa hàng trực tuyến tại Hà Nội và 13.500 cửa hàng trực tuyến tại TP.HCM.

Nhà bán hàng trên thương mại điện tử liên tục tăng, kéo theo nhu cầu cần được đào tạo về kỹ năng kinh doanh trực tuyến. (Ảnh minh hoạ: Visa)

Hãng vận chuyển J&T Express nhận định sự nở rộ của các nhà bán nhỏ lẻ còn đến từ sự phổ biến của những chiếc điện thoại thông minh cùng nền tảng Internet tốc độ cao. Ngoài nhóm doanh nghiệp vừa, nhỏ, siêu nhỏ, người tham gia vào nền kinh tế số còn có thể là các hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu bán hàng trực tuyến cho khách hàng nội địa hoặc bán hàng xuyên biên giới.

Phía J&T Express đánh giá dù người kinh doanh trực tuyến là ai, họ đều có chung một số khó khăn như: thiếu nguồn kiến thức được hệ thống một cách bài bản về kinh doanh trực tuyến, áp lực cạnh tranh về giá, lúng túng khi xử lý các khâu liên quan vận hành, vận chuyển hàng hoá, giải đáp khiếu nại, thắc mắc khi gặp các sự cố…

Thực tế, phần lớn những người mới bắt đầu kinh doanh online chỉ tự học hỏi hay cóp nhặt kinh nghiệm từ các “tiền bối” trong ngành mà chưa có nền tảng vững chắc về kiến thức và kỹ năng khi khởi sự kinh doanh. Để gặt hái được thành công lâu dài trên thị trường kinh doanh trực tuyến đầy cạnh tranh, người bán phải trang bị những kiến thức bài bản cũng như những bí quyết, lời khuyên từ các chuyên gia.

Thấu hiểu việc này, các sàn thương mại điện tử liên tục mở các khoá học và buổi toạ đàm trực tiếp lẫn trực tuyến để nâng cao kiến thức cho người mới tham gia kinh doanh online. Như Shopee có các khoá học trang bị kiến thức xoay quanh những bí quyết vận hành trước, trong và sau chiến dịch bán hàng, kỹ năng chăm sóc khách hàng hiệu quả, các công cụ tiếp thị như Facebook Ads,…phù hợp với nhu cầu của nhiều nhà bán hàng khác nhau.

Ngoài ra, sàn này còn có chương trình những nhà bán đi trước hỗ trợ người đi sau ở các địa phương.

Bản thân J&T Express cũng chuẩn bị lên sóng những bài học giúp người kinh doanh trực tuyến tổng hợp được nhiều kiến thức cần thiết, học hỏi từ các điển hình thành công thực tế và tham khảo định hướng từ các chuyên gia.

Cũng liên quan đến kiến thức bán hàng qua mạng, ông Gijae Seong, Giám đốc điều hành Amazon Global Selling Việt Nam từng chia sẻ với ICTnews về khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt với các đối thủ quốc tế trên sàn giao dịch online.

Theo đó, ông Gijae Seong khẳng định ngoài việc bảo đảm chất lượng sản phẩm, các doanh nghiệp Việt cần nắm những quy tắc cạnh tranh toàn cầu trên thương mại điện tử.

Chẳng hạn, phải kể các câu chuyện riêng về sản phẩm của mình sao cho thu hút so với những đối thủ khác trên sàn. Khách hàng toàn cầu hiện nay chú trọng về câu chuyện đằng sau mỗi sản phẩm, do chất lượng hàng hoá đã ngang nhau giữa nhiều nhà bán.

Song song đó, cần chú trọng các phản hồi của khách hàng về sản phẩm để trả lời kịp thời, nhằm cho khách hàng thấy được sự nhiệt tình từ nhà bán. Việc lắng nghe phản hồi trên sàn cũng giúp doanh nghiệp hoàn thiện sản phẩm hơn.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần chú trọng xây dựng thương hiệu để được khách hàng toàn cầu biết đến nhiều hơn.


Hải Đăng

Gửi bình luận

Bài viết cùng chuyên mục

Yên Bái ban hành bộ chỉ tiêu đánh giá chuyển đổi số tỉnhicon0Bộ chỉ tiêu đánh giá chuyển đổi số tỉnh Yên Bái gồm 23 chỉ tiêu về Chính quyền số, 6 chỉ tiêu kinh tế số và 11 chỉ tiêu về xã hội số.

5 địa phương sẽ thí điểm dùng nền tảng tổng hợp, phân tích dữ liệu

icon 0

Dự kiến đến tháng 6, phiên bản dùng thử của nền tảng tổng hợp, phân tích dữ liệu sẽ được hoàn thành, cung cấp cho các đơn vị thuộc Bộ TT&TT và 5 Sở TT&TT có nhu cầu khai thác, sử dụng.

Tuyến cáp quang biển APG lại gặp sự cố icon 0

Từ 21h30 ngày 15/4, tuyến cáp quang biển quốc tế Asia Pacific Gateway (APG) gặp sự cố trên phân đoạn S1.7 cách khu vực Đông Nam Á khoảng 910 km.

Tiêu thụ MacBook đánh cắp, một người đi tù và phải trả 2,8 triệu USD

icon 0

Người đàn ông còn phải bồi thường 2,8 triệu USD cho các đơn vị bị thiệt hại vì đã mua và kinh doanh 1.000 chiếc MacBook bị đánh cắp.

Amazon nhất quyết không chấp nhận các khoản thanh toán bằng tiền số, nhưng sẽ bán NFTicon0Có vẻ như gã khổng lồ thương mại trực tuyến sẽ là cái tên lớn tiếp theo nhảy vào thị trường vô cùng béo bở mang tên NFT.

Chủ tịch FPT Trương Gia Bình: 7 năm trước Việt Nam có Flappy Bird và Nguyễn Hà Đông, nay có Axie Infinity!

icon 0

'Nếu 7 năm trước, Việt Nam có Nguyễn Hà Đông (cha đẻ của Flappy Bird) trở thành biểu tượng của Google. Thì hiện nay chúng ta đã có Nguyễn Thành Trung, số một trên thế giới về NFT game'.

Lãnh đạo Huawei nói gì về chính sách zero-Covid của Trung Quốc?icon0Một giám đốc cấp cao của Huawei bày tỏ lo lắng trên WeChat trước chính sách zero-Covid nghiêm khắc của Trung Quốc.

Apple đã khiến thế giới thay đổi như thế nào với iPhone?

icon 0

Thật khó để tin rằng đã 15 năm kể từ khi chiếc iPhone đầu tiên được ra mắt. Trong suốt một hành trình dài phát triển, iPhone đã khẳng định được vị thế của mình, tạo ra những thay đổi mang tính toàn cầu.

Thị trường Việt Nam ở đâu trong tầm ngắm của Apple? icon 0

Hàng Apple chính hãng tại Việt Nam đang tăng trưởng trong hai năm gần đây là kết quả từ 3 phía gồm việc chú trọng thị trường của Apple, nỗ lực của nhà bán lẻ, và sự đón nhận của khách hàng.

Apple trở thành ngoại lệ ở Trung Quốc icon 0

Theo dự đoán của các chuyên gia, lượng smartphone xuất xưởng trong quý II/2022 ở Trung Quốc sẽ giảm tới 20% so với cùng kỳ 2021. Apple có thể là ngoại lệ.

XEM THÊM BÀI VIẾT

Chia sẻ Facebook