Người Hoa tại Anh hô vang trước Đại sứ quán Trung Quốc: “Chúng tôi muốn tự do”

Chia sẻ Facebook
14/12/2022 08:29:18

Học viên Pháp Luân Công, người Hồng Kông, Duy Ngô Nhĩ, Tây Tạng, các nhà dân chủ đã tập trung biểu tình trước ĐSQ Trung Quốc ở London.

Những đám đông cầm nhiều khẩu hiệu và cờ khác nhau đã trở thành quang cảnh chính trên con phố Oxford nổi tiếng ở London, Anh quốc. Các cuộc biểu tình của các nhóm khác nhau từ cửa hàng Apple đến Đại sứ quán Trung Quốc cuối đường đều chung một tiếng nói: Muốn nhân quyền, dân chủ và tự do, và giải thể Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Ngày 10/12/2022 – Ngày Nhân quyền Quốc tế, nhà văn nổi tiếng Mã Kiện đã phát biểu tại một cuộc mít tinh của Pháp Luân Công trước ĐSQ Trung Quốc ở London, Anh quốc. (Ảnh: Thành Dung / Vision Times)

Vào tháng 12, cứ mỗi thứ Bảy trước lễ Giáng sinh, con phố Oxford nổi tiếng ở London lại tấp nập du khách. Tuy nhiên, thứ Bảy ngày 10/12 này còn đông đúc hơn.

Vào ngày 10/12 – Ngày Nhân quyền Quốc tế, học viên Pháp Luân Công, người dân Hồng Kông, người Duy Ngô Nhĩ, người Tây Tạng, các nhà dân chủ và những người khao khát tự do đã tập trung biểu tình trước Đại sứ quán Trung Quốc ở London.


Thế giới đều biết rằng Trung Quốc và Nga đã hình thành một “Trục ma quỷ” , nhằm thách thức và thay thế trật tự thế giới dân chủ và tự do dựa trên luật lệ. Các quốc gia phương Tây nhận ra rằng họ phải “tách rời” khỏi ĐCSTQ càng sớm càng tốt.


Sau chính sách zero-COVID cứng rắn của ĐCSTQ và “Phong trào Giấy trắng” , những người kiên quyết đấu tranh ôn hòa cho nhân quyền và tự do này dường như đã nhận được nhiều sự thấu hiểu và ủng hộ hơn vào Ngày Nhân quyền năm 2022.

Vào ngày 10/12/2022 – Ngày Nhân quyền Quốc tế, những người biểu tình tập trung trước ĐSQ Trung Quốc ở London, Anh. (Ảnh: PP ủy quyền cho Vision Times)

Nhà sử học Phan Đông Khải: ĐCSTQ là kẻ thù của nhân loại

Kể từ tháng 7/1999, ĐCSTQ bắt đầu cấm và đàn áp Pháp Luân Công.


Pháp Luân Công, còn được gọi là “Pháp Luân Đại Pháp”, là một môn tu luyện Phật gia Thượng thừa, tu luyện tâm tính dựa trên nguyên lý “Chân, Thiện, Nhẫn”, với 5 bài công pháp có tác dụng đáng kinh ngạc trong việc chữa bệnh và rèn luyện sức khỏe.

Môn này đã được truyền ra ở Trung Quốc vào năm 1992 và được người dân đón nhận rộng rãi. Theo thống kê nội bộ của Bộ Công an ĐCSTQ, trước năm 1999, số lượng học viên Pháp Luân Công đã lên tới 70 triệu – 100 triệu người.

Tháng 7/1999, Giang Trạch Dân, cựu Tổng Bí thư ĐCSTQ, đã ra lệnh đàn áp đẫm máu Pháp Luân Công với quy mô chưa từng có, được Công an, Viện kiểm sát và các Sở Tư pháp phối hợp triển khai, và đã vượt xa phạm vi pháp luật.

Vô số học viên Pháp Luân Công đã bị bỏ tù, tra tấn đến mức tàn phế hoặc tử vong, và thậm chí họ còn bị mổ sống cướp nội tạng. Đến nay, Pháp Luân Công đã có mặt tại hơn 100 quốc gia và giành được hơn 3.000 giải thưởng quốc tế.


Kể từ đó, các học viên Pháp Luân Công đã kiên trì “phản bức hại” một cách ôn hòa suốt 23 năm. Theo các học viên Pháp Luân Công, lời kêu gọi của họ chỉ vì muốn có được một môi trường tu luyện hợp pháp.


Ông Phan Đông Khải, nhà sử học kiêm nhà văn, đã bất ngờ xuất hiện tại địa điểm mít tinh của các học viên Pháp Luân Công. Ông nói với phóng viên: “Tôi có nhiều người bạn là học viên Pháp Luân Công, hôm nay tôi đến đây để bày tỏ sự ủng hộ của mình.”


Ông nói tiếp: “Sau khi chủ quyền của Hồng Kông rơi vào tay ĐCSTQ, Hồng Kông đã bị phá hủy. Chúng tôi cũng đã chứng kiến ​​những gì đã xảy ra với các học viên Pháp Luân Công. Chúng tôi rất cảm thông.”


“Vì vậy, bạn không hẳn phải có một tín ngưỡng gì đó, ví dụ, tôi không phải là người Tân Cương, tôi cũng không đến từ Tân Cương, nhưng chúng ta có một kẻ thù chung. Vì sao? Bởi vì chúng ta đều là con người, ĐCSTQ là kẻ thù của nhân loại.”


Ông giải thích thêm rằng ông đã viết một số sách, tất cả đều nói về bản chất của ĐCSTQ. Mọi người cần nhận rõ ĐCSTQ là gì. Ông nói: “Chúng ta là người Trung Quốc và không liên quan gì đến ĐCSTQ”. Mọi người nên “học lịch sử thật kỹ” , để hiểu rằng hệ tư tưởng của ĐCSTQ trái ngược với giá trị truyền thống và giá trị phổ quát như thế nào.


Các học viên Pháp Luân Công đã kiên trì kháng nghị 24/7 trước Đại sứ quán Trung Quốc tại Anh hơn 20 năm . Ông Phan cũng tán thành sự kiên định này. Ông nói: “Ngày nào cũng có người đến, ngọn nến không bao giờ tắt. Vì vậy, bạn đừng nghĩ rằng ngày mai sẽ thành công, chỉ vì nhìn thấy rất nhiều người.”


“Chúng ta chống lại thế lực tà ác đe dọa nhân loại, không có nghĩa là nếu bạn làm điều đó hôm nay, thì ngày mai không cần làm nữa. Có lẽ nhiều người trong chúng ta không thể nhìn thấy ánh sáng cuối cùng. Nhưng, phải chăng vì lý do này mà bạn từ bỏ, sẽ không như vậy, phải không?”

Vào ngày 10/12/2022 – Ngày Nhân quyền Quốc tế, nhà sử học nổi tiếng Phan Đông Khải đã trả lời phỏng vấn của giới truyền thông trước ĐSQ Trung Quốc ở London, Anh. (Ảnh: Thành Dung /Vision Times)

Nhà văn Mã Kiện: Người Trung Quốc cần “Chân-Thiện-Nhẫn”


Là một nhà văn nổi tiếng quan sát về xã hội và con người, ông Mã Kiện đương nhiên sẽ đến xem các hoạt động của Ngày Nhân quyền. Tại cuộc mít tinh của Pháp Luân Công, ông đã khẳng khái nói về các học viên Pháp Luân Công mà ông ấy đã tận mắt chứng kiến trong cuộc thỉnh nguyện ôn hòa quy mô lớn tại Trung Nam Hải, Bắc Kinh vào ngày 25/4/1999.

Những người tham gia đều xúc động chứng kiến ​​khía cạnh ít được biết đến của ông Mã Kiện, người luôn bình tĩnh và lý trí.


Ông Mã Kiện nói: “Tôi trốn trong một chiếc ô tô và chụp ảnh tới lui. Tôi ghi lại toàn bộ cảnh Pháp Luân Công (thỉnh nguyện), rất ôn hòa. Không ai nói một lời nào, mọi người chỉ ngồi yên lặng, yêu cầu ĐCSTQ công nhận đức tin của họ. Tôi rất cảm động…. Trong xã hội Trung Quốc, kể từ sau sự kiện Thiên An Môn (ngày 4/6/1989), điều này (thỉnh nguyện đông người) hiếm khi xảy ra. Đây là điểm thứ 2 khiến tôi càng thêm xúc động.”

VIDEO: Bí mật phía sau cuộc Đại Thỉnh Nguyện của Pháp Luân Công


Mã Kiện tiết lộ, ông cũng đã liên lạc với một quan chức cấp cao của ĐCSTQ, họ “đều cảm nhận được sức mạnh của Pháp Luân Công. Đây không chỉ đơn giản là vấn đề chữa bệnh cho quần chúng, mà còn có một vấn đề khác phía sau.”


“Đó là nền văn hóa hàng ngàn năm của chúng ta tiếp diễn từ đâu, phát triển từ đâu, và chúng ta có thể tìm thấy những tín ngưỡng nào gần gũi với truyền thống Trung Quốc và người dân Trung Quốc, cũng như gần gũi hơn với thời đại này? ‘Chân-Thiện-Nhẫn’ được truyền ra… và người Trung Quốc càng cần điều này hơn.”


Ông Mã Kiện cũng lên án gay gắt nhất cuộc bức hại các tín ngưỡng khác nhau của ĐCSTQ: “Từ năm 1949, ĐCSTQ đã đưa chủ nghĩa Mác vào xã hội Trung Quốc. Mọi tín ngưỡng đều bị cấm. Điều này chưa quan trọng lắm, quan trọng nhất là tất cả tín ngưỡng, tất cả những người có đức tin đều là ‘tội đồ’.”


“Chúng ta vốn là những người đang sống, chỉ vì không tin vào ĐCSTQ mà mất đi tương lai, mất đi mạng sống của mình, và nhiều người nữa đã mất đi mạng sống của mình.”

Vào ngày 10/12/2022 – Ngày Nhân quyền Quốc tế, nhà văn nổi tiếng Mã Kiện đã phát biểu tại một cuộc mít tinh của Pháp Luân Công trước ĐSQ Trung Quốc ở London, Anh. (Ảnh: Yan Ning / Vision Times)

Chính trị gia Anh: Lên án mạnh mẽ tội ác thu hoạch nội tạng sống của ĐCSTQ

Gần đây, Hạ viện Anh đã thúc đẩy một số sửa đổi lập pháp, nhằm ủng hộ chuỗi cung ứng công cộng của Anh chống lại những kẻ vi phạm nhân quyền, và các mối đe dọa đối với an ninh quốc gia.


Vào ngày 30/11, trong lần đọc thứ 3 về “Dự luật Mua sắm” , Thượng viện đã thông qua các sửa đổi, nhằm giải quyết nạn thu hoạch nội tạng cưỡng bức, và sẽ được đệ trình lên Hạ viện để biểu quyết trong tương lai gần.

Trong bối cảnh đó, Thượng nghị sĩ Lord Alton, một thành viên của Thượng viện, nói trong video:

Thượng nghị sĩ Anh Lord Alton. (Ảnh: Roger Harris/CC BY 3.0)


“Tại sao chúng ta phải quan tâm? Đó là bởi vì chúng ta nhiệt thành ủng hộ Điều 18 của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, trong đó khẳng định rằng mọi người đều có quyền tin, không tin hoặc thay đổi tín ngưỡng của mình… Điều đáng châm biếm là Trung Quốc vẫn đang là thành viên của Ủy ban Nhân quyền Liên Hợp Quốc – tổ chức được thành lập để bảo vệ Điều 18.”

Nghị sĩ Ellie Reeves cũng cho biết, bà vẫn luôn chú ý đến cuộc đàn áp tôn giáo, tín ngưỡng ở Trung Quốc, đồng thời viện dẫn những cáo buộc nghiêm trọng về mổ cướp nội tạng các học viên Pháp Luân Công bị giam giữ hoặc các nhóm khác.

Nghị sĩ Anh Ellie Reeves. (Ảnh: Chris McAndrew/CC BY 3.0)


“Tôi sẽ tiếp tục thúc giục Chính phủ Anh gửi một thông điệp rõ ràng rằng chúng tôi sẽ không khoanh tay đứng nhìn, và sẽ không dung thứ cho hành vi vi phạm nhân quyền nghiêm trọng này.”


Nghị sĩ Ian Levy cho biết trong một tuyên bố: “Anh quan ngại sâu sắc về cuộc bức hại đang diễn ra đối với các học viên Pháp Luân Công và các nhóm khác ở Trung Quốc. Họ đã phải trải qua những nỗi thống khổ không thể tin được. Những gì họ phải chịu đựng là một trong nhiều lý do vì sao Trung Quốc lại trở thành một trong 31 quốc gia được Anh ưu tiên chú ý về nhân quyền.”

Nghị sĩ Anh Ian Levy. (Ảnh: David Woolfall/CC BY 3.0)


Một nam tước phu nhân của Thượng viện Anh đã gửi email nói rằng: “Tôi rất tôn trọng Pháp Luân Công. Tôi vô cùng lo ngại về cuộc đàn áp Pháp Luân Công của ĐCSTQ, gồm cả (tội ác) thu hoạch nội tạng sống.”

Ngoài ra, các nghị sĩ Jon Cruddas và Rt Hon Caroline Nokes cũng bày tỏ ủng hộ khi họ biết về các hoạt động trong Ngày Nhân quyền của Pháp Luân Công.

“Hội những người bạn của Pháp Luân Công ở Châu Âu”: Cuộc bức hại tà ác phải chấm dứt


Ông John Dee, Phó chủ tịch của “Hội những người bạn Pháp Luân Công ở Châu Âu” , đã chứng kiến ​​những thăng trầm trong cuộc phản bức hại của các học viên Pháp Luân Công.


Ông cũng đến hiện trường cuộc mít tinh và lên án: “Ở Trung Quốc, kể từ khi ĐCSTQ bắt đầu cuộc đàn áp Pháp Luân Công khủng khiếp suốt 23 năm, họ chưa bao giờ tôn trọng phẩm giá, tự do hay công lý của người dân.”


“Không thể chấp nhận được việc Trung Quốc (ĐCSTQ) đã ký hiến chương tại Liên Hợp Quốc nhưng lại coi thường các quy định của hiến chương. Trên toàn cầu, Trung Quốc (ĐCSTQ) dường như là một quốc gia bất khả xâm phạm. Thậm chí các quốc gia khác không dám thách thức họ một cách hiệu quả, nhằm thay đổi lập trường của ĐCSTQ.”


“Bất chấp trở ngại ghê gớm này, các học viên Pháp Luân Công không hề bị đe dọa. ĐCSTQ cũng khó có thể bôi nhọ những ảnh hưởng tích cực của Pháp Luân Đại Pháp đối với thế giới.”


“Người ta thường nói ‘nhất chính áp bách tà’, đây chỉ là vấn đề thời gian, cuộc bức hại tà ác của ĐCSTQ sẽ biến mất.”

Vào ngày 10/12/2022 – Ngày Nhân quyền Quốc tế, trước ĐSQ Trung Quốc ở London, Anh, ông John Dee – Phó Chủ tịch Hội những người bạn Pháp Luân Công ở Châu Âu, đã phát biểu tại một cuộc mít tinh của Pháp Luân Công. (Ảnh: Yan Ning / Vision Times)


Bình Minh (t/h)

Học giả: Giang Trạch Dân ép Hồ Cẩm Đào đàn áp Pháp Luân Công Năm 1999, Giang Trạch Dân, người chuẩn bị rời nhiệm sở, đã buộc ông Hồ Cẩm Đào phải đàn áp Pháp Luân Công.

Chia sẻ Facebook