Người giàu Trung Quốc chi tiêu thế nào trong năm nay?

Chia sẻ Facebook
10/12/2022 00:13:32

Một cuộc khảo sát cho thấy, người giàu Trung Quốc chi tiêu nhiều hơn trong năm nay, trong khi những người khó khăn hơn lại cắt giảm chi tiêu.


Đây là kết quả cuộc khảo sát cho McKinsey and Company thực hiện. Các chuyên gia từ McKinsey cho biết sự trái ngược trong cách chi tiêu giữa người giàu và người có thu nhập trung bình ở Trung Quốc trái ngược với năm 2019 – thời điểm trước dịch COVID-19. Khi đó "có rất ít sự khác biệt trong chi tiêu giữa hai nhóm", theo báo cáo của McKinsey.

Việc áp dụng những biện pháp chống dịch ngặt nghèo cùng sự đi xuống của thị trường bất động sản khiến kinh tế Trung Quốc gặp khó.

Tuy nhiên trong bối cảnh ấy, khoảng 26% những người có thu nhập hộ gia đình hàng năm trên 345.000 Nhân dân tệ (49.286 USD, tương đương gần 1,2 tỷ VNĐ), cho biết họ đã tăng chi tiêu từ 5% trở lên so với năm ngoái.

Cửa hàng Maison Hermes ở Thượng Hải (Ảnh: Getty)

Chỉ 14% trong nhóm thu nhập đó cho biết, có sự cắt giảm đáng kể trong chi tiêu của mình.

Ở chiều ngược lại, trong số những người có thu nhập thấp hơn nhiều (dưới 85.000 NDT/ một năm tương đương khoảng gần 300 triệu VNĐ) chỉ có 12% tăng chi tiêu. Có tới 27% giảm nhóm này quyết định cắt giảm chi tiết.

"Nhóm người giàu tự tin hơn về tài sản cá nhân và  triển vọng tương lai. Họ vẫn tương đối tự tin công việc và dự đoán được tăng lương. Họ cũng thường có khoản tiết kiệm cao hơn. Vì vậy, nhóm giàu có hơn tiếp tục chi tiêu, trong khi nhóm thu nhập thấp do dự hơn và giữ chi tiêu tiết kiệm", báo cáo của McKinsey cho hay.

Nếu tính chung, khoảng 60% số người được khảo sát cho biết, không thay đổi trong chi tiêu trong năm nay.

Cuộc khảo sát được McKinsey tiến hành với  6.700 người tiêu dùng Trung Quốc vào tháng Bảy vừa qua.

Tỷ lệ hộ gia đình thành thị muốn tiết kiệm "cho những ngày khó khăn" đã tăng lên 58% - mức cao nhất kể từ năm 2014.

Trong những tháng kể từ đó, dữ liệu quốc gia về doanh số bán lẻ đã sụt giảm khi các biện pháp kiểm soát COVID được thắt chặt ở các thành phố lớn như Bắc Kinh và Quảng Châu.

Khảo sát của McKinsey cho thấy, tỷ lệ hộ gia đình thành thị muốn tiết kiệm "cho những ngày khó khăn" đã tăng lên 58% - mức cao nhất kể từ năm 2014.

Hơn một nửa số người được hỏi kỳ vọng thu nhập hộ gia đình sẽ tăng đáng kể trong vòng 5 năm tới. Tuy nhiên, tỷ lệ này đã giảm xuống 54% trong năm nay từ 59% vào năm 2019.


Nhiều gia đình trở nên giàu có hơn

Báo cáo về tương lai, McKinsey dự kiến số hộ gia đình thành thị thuộc nhóm thu nhập thấp ở Trung Quốc sẽ giảm trong ba năm tới, trong khi hàng triệu hộ gia đình khác gia nhập nhóm giàu có hơn.

Một cuộc khảo sát vào tháng 8 cho thấy, người dân Trung Quốc có kỳ vọng mạnh mẽ hơn nhiều về sự phục hồi kinh tế sau đại dịch so với người tiêu dùng ở Mỹ, Anh hoặc Hàn Quốc.

Chỉ có Ấn Độ và Indonesia có tỷ lệ người tiêu dùng lạc quan cao hơn Trung Quốc.

Người dân Trung Quốc có kỳ vọng mạnh mẽ hơn nhiều về sự phục hồi kinh tế sau đại dịch so với người tiêu dùng ở Mỹ, Anh hoặc Hàn Quốc.

"Những người có thu nhập cao hơn đang giảm tần suất mua hàng hoặc thay đổi sở thích trong một số danh mục nhất định, thay vì chuyển sang các thương hiệu hoặc sản phẩm rẻ hơn. Thực tế này được các công ty, đặc biệt là các công ty trong nước tận dụng. Họ nâng cấp sản phẩm và cung cấp hệ thống sản phẩm đa dạng và rộng rãi hơn", báo cáo cho biết.


Mua sắm trực tuyến vẫn lên ngôi

Báo cáo của McKinsey  cũng cho thấy, người tiêu dùng Trung Quốc có xu hướng chuyển sang các thương hiệu và công ty trong nước và mua hàng các nền tảng trực tuyến.

Kết quả cuộc khảo sát vào tháng 8 cho hay, người tiêu dùng Trung Quốc dành trung bình gần 2 giờ mỗi ngày để xem nội dung trên các nền tảng video ngắn như Douyin.

Bán hàng qua livestream rất phổ biến ở Trung Quốc

Daniel Zipser, chuyên gia cấp cao tại McKinsey cho biết: "Quá trình chuyển đổi đã diễn ra trong 18 tháng qua. Từ những kênh tương tác đã chuyển sang những kênh thương mại thực sự".

"Để thành công trên mạng xã hội, không chỉ cần có một người làm livestream giỏi, một sản phẩm tốt  mà còn phải có nội dung sống động. Trong khi các công ty trong nước thường có thể thích nghi nhanh chóng với các xu hướng tiêu dùng mới, thì các thương hiệu và các công ty nước ngoài luôn phải vật lộn để đảm bảo quy trình phê duyệt nội bộ diễn ra nhanh chóng", ông Daniel Zipser nói.

Người dân Trung Quốc đã vui mừng đón nhận những thay đổi trong các chính sách kiểm soát COVID-19, bởi theo họ từ nay công ăn việc làm sẽ dễ dàng hơn.

Chia sẻ Facebook