Người giàu có bí thuật riêng để ngày càng giàu: Gói trọn trong 2 chữ!
5 sự thật lý giải tại sao những người bình thường khó kiếm được nhiều tiền
Kinh tế học định nghĩa sự nghèo đói là "Những người có thu nhập dưới 0,99$/ngày." Theo thống kê, có khoảng 1 tỷ người trên thế giới đang sống trong mức sống này.
Đồng thời, chính phủ các nước trên toàn thế giới đều đã đưa ra các biện pháp để kích thích nền kinh tế, các cơ quan xoá đói giảm nghèo cũng đã đưa ra rất nhiều gói hỗ trợ và phúc lợi để giúp các hộ trong diện thoát khỏi cảnh nghèo đói.
Tuy nhiên, cuộc sống của họ luôn phải đối mặt với những rủi ro khác nhau, chẳng hạn như tiêu hết tiền tiết kiệm do ốm đau, phải chi nhiều tiền cho việc học hành của con cái nhưng không thể kiếm được công việc tốt...
Sau khi tiến hành khảo sát thực địa và nghiên cứu sâu rộng, tác giả đề cập đến 5 cái bẫy khiến người bình thường không thể thoát khỏi "tư duy của người nghèo":
Thứ nhất , việc thiếu các nguồn thông tin chính thống thường khiến họ tin vào những thông tin sai lệch.
Ví dụ, với thu nhập 0,99 USD một ngày, họ có thể mua 15 quả chuối nhỏ ở Ấn Độ, có nghĩa là họ sẽ không có thêm tiền để mua báo và sách.
Họ thiếu nguồn thông tin, không thể mở mang tầm mắt, ngày càng thiển cận, càng ngày họ càng tin vào những điều sai trái nên điều tất yếu sẽ đa ra những lựa chọn sai lầm.
Thứ hai , đối mặt với nhiều nghịch cảnh trong cuộc sống khiến việc đưa ra quyết định đúng đắn trở nên khó khăn hơn.
Cuộc sống vốn đã rất vất vả, nên sau khi kiếm được chút tiền, trước tiên họ sẽ mua cho mình một chút "hạnh phúc" như tiêu tiền mua đồ ăn vặt, thuốc lá, rượu bia hơn là dùng chúng để học hỏi, nâng cấp bản thân mình.
Thứ ba, các thị trường dành cho người nghèo đang dần biến mất, hoặc người nghèo sẽ nằm trong thế bất lợi khi đứng trong thị trường đó.
Người nghèo rất cần các dịch vụ tài chính vi mô, nhưng khả năng vỡ nợ của người nghèo cao hơn và họ cũng không coi trọng tín dụng của chính mình.
Đối với các tổ chức tài chính, nếu làm thêm tài chính vi mô thì chi phí quản lý sẽ tăng lên, mà thu nhập chưa chắc đã tăng.
Thứ tư , người nghèo thường từ bỏ kế hoạch dài hạn vì sự thiển cận và định kiến.
Những người nghèo sống ở Udaipur, Ấn Độ được nhiều tổ chức viện trợ quốc tế cung cấp cho họ những phương tiện phòng chống dịch bệnh rẻ tiền hoặc thậm chí miễn phí như vắc xin, thuốc tiêu viêm, v.v. Nhưng rất ít người chủ động sử dụng những vật tư này để phòng bệnh, mà đợi mắc bệnh rồi mới tìm đến các bác sỹ tay nghề yếu kém ở địa phương chạy chữa.
Với 10 đô la hỗ trợ y tế, họ hoàn toàn có thể mua màn chống muỗi để phòng bệnh sốt rét, nhưng họ thà ra đường và mua một chiếc bánh ốc xà cừ còn hơn.
Bị hạn chế bởi chuyên môn và trình độ y tế của các bác sĩ trong nước, nên kết quả điều trị thường rất tốn kém nhưng lại càng khiến cơ thể suy kiệt nhanh hơn.
Hoặc là để con cái kiếm tiền phụ giúp gia đình sớm hơn, các gia đình thường từ bỏ cơ hội giáo dục con trẻ. Đây là lựa chọn vì cái lợi ngắn hạn trước mắt mà từ bỏ lợi ích lâu dài.
Thứ năm , khó đạt được sự tự chủ hơn vì phải sống trong môi trường ngày càng nhiều áp lực.
Đối với người nghèo, họ phải kiềm chế rất nhiều ham muốn mỗi ngày để có thể kiếm được một ít tiền, phải chi tiêu cẩn thận để có chút tiền tiết kiệm, nhưng dù vậy, hy vọng thoát nghèo vẫn mong manh như trúng thưởng xổ số.
Vì vậy, họ thích tận hưởng sự xa hoa và buông thả ngay một khi có cơ hội, coi đó như là một trong số ít những phước lành nhỏ trong cuộc sống vốn tràn đầy khó khăn.
Nghiên cứu cho thấy, mọi người đều có một điểm giới hạn trong thu nhập của họ và khi thu nhập rơi xuống dưới điểm giới hạn này, họ sẽ không thể đủ sống mỗi ngày. Luôn có đủ thứ chi tiêu khiến tiền cứ thế vơi hết, bắt buộc họ phải thấu chi hoặc vay mượn để lấp lại chỗ trống, và khiến họ ngày càng nghèo đi.
Khi thu nhập của họ trên ngưỡng quan trọng này, họ sẽ có dòng tiền dương, và sẽ ngày càng tiết kiệm được nhiều tiền hơn.
Tác giả cho hay: "Nghèo đói giống như một cái bẫy khiến những người bị mắc kẹt không thể thoát ra. Dù có tồn tại những chiếc thang giúp họ có thể thoát khỏi nhưng không phải lúc nào bậc thang này cũng được đặt đúng vị trí, quan trọng hơn là nhiều người không biết cách để bước lên bậc thang đó như thế nào. "
Những "bậc thang" này bao gồm: mở mang tầm nhìn, thu thập thông tin và đưa ra những nhận định sáng suốt hơn;
Đầu tư vào bản thân, phát triển bản thân để có tầm nhìn xa hơn;
Chú trọng đến tín dụng xã hội của bạn;
Bỏ ý định tận hưởng khoảnh khắc và học cách trì hoãn sự hài lòng ...
Tác giả chia cách kiếm tiền làm ba loại:
Thứ nhất là lao động kiếm tiền, tạo ra của cải bằng chính khả năng và thời gian của bạn để đổi lấy tiền bạc. Cách này đòi hỏi khả năng và kỹ năng của bạn;
Thứ hai là thuê người kiếm tiền. Khi có một số tài sản nhất định, chúng ta không cần dùng thời gian và sức lực của mình để kiếm tiền nữa. Hãy giao tiền cho những người chuyên nghiệp hơn quản lý, và dù là trong lúc tận hưởng cuộc sống, tiền vẫn sẽ không ngừng tiến vào tài khoản của bạn. ;
Thứ ba là tạo giá trị, tức là để tiền tự đến với bạn, tạo ra giá trị cho cộng đồng thu hút những người xung quanh sẵn sàng đi theo và tích cực đầu tư vào bạn, khiến họ sẵn sàng đưa nguồn lực của mình điều khiển theo ý bạn.
Ba giai đoạn trên có mối quan hệ tăng tiến, và hầu hết mọi người đều vật lộn với giai đoạn "lao động kiếm tiền" trong suốt cuộc đời của họ.
Schopenhauer nói: Có một sự khác biệt rất lớn giữa những người từng nghèo và những người chỉ nghe nói về nghèo.
Chủ đề: Nghèo đói đã mang lại cho bạn những thói quen nào?
Một số người nói rằng vì nghèo, nên họ khó bị tẩy não bởi những luận điệu ủng hộ chủ nghĩa tiêu dùng, vì dù sao cũng không có nhiều tiền như thế để tiêu;
Có người nói: "Phải biết khả năng chi tiêu của mình đến đâu, đừng tùy tiện, đừng so đo, đôi khi nhìn thấy thứ gì đó mình thích và có thể mua được trong khả năng của mình, tôi sẽ mua nó như một giải thưởng cho chính mình".
"Tôi đã làm việc chăm chỉ, nhận được học bổng. Từ năm nhất đại học tôi đã kiếm ra tiền bằng cách phát tờ rơi trên đường, năm cuối cấp, tôi đã kiếm được một công việc có thu nhập ổn định lâu dài và đã tự trang trải được sinh hoạt phí của mình. Được chứng kiến nhiều hình thức sống khác nhau, càng hiểu thêm về người khác hơn, đặc biệt là người nghèo tôi càng hiểu được về sự bình đẳng và tất cả mọi người đều đáng được tôn trọng".
Có người từng nói: "Nghèo túng thực chất là sự kết hợp của hai từ, nghèo có nghĩa là tình hình tài chính hiện tại của bạn ở mức kém, và túng có nghĩa là sự kiệt quệ và không còn hy vọng. Tài sản lớn nhất của người trẻ chính là bản thân họ, chỉ là chưa đến độ tuổi thu hoạch được nhiều tài sản nhất. "
Vì vậy, đầu tư vào GIÁO DỤC là con đường đúng đắn nhất để thoát nghèo!
Đình Trọng
Theo Trí Thức Trẻ