Người đoạt giải Nobel: Chế độ độc tài Trung Quốc phớt lờ bằng chứng, không thừa nhận sai

Chia sẻ Facebook
05/12/2022 08:58:40

Ông Paul Krugman, người đoạt giải Nobel Kinh tế năm 2008, đã chỉ trích chế độ độc tài Trung Quốc đã phớt lờ bằng chứng và không thừa nhận sai lầm của mình, khăng khăng cho rằng mình luôn đúng, do đó đã thua trong cuộc chiến chống lại dịch bệnh.

Chia sẻ FB Chia sẻ Twitter Bình luận


Đã gần 3 năm kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát, hầu hết các quốc gia trên thế giới đang dần trở lại cuộc sống bình thường, nhưng Trung Quốc vẫn kiên định với chính sách zero COVID nghiêm ngặt, gây thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế và khiến lòng dân oán thán. Các cuộc biểu tình ở các thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải và Thành Đô (tỉnh Tứ Xuyên) trong vài ngày qua đã khiến Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phải hứng chịu phản ứng dân sự lớn nhất trong 10 năm cầm quyền.


Ông Krugman nói rằng ông không phải là chuyên gia về Trung Quốc, nên càng không thể biết được cục diện hiện tại của Trung Quốc sẽ phát triển như thế nào, nhưng ông tin rằng Trung Quốc đã từ một mẫu hình trong phòng chống dịch bệnh, trở thành một bài học thảm họa phòng chống dịch, điều này đáng ghi nhớ kỹ. Đối mặt với sự lây lan của đại dịch, các biện pháp y tế cộng đồng là cần thiết, tuy nhiên, cùng với sự thay đổi của dich bệnh và xuất hiện những dấu hiệu mới, chính quyền cần điều chỉnh chính sách cho phù hợp. Vấn đề ở Trung Quốc hiện nay là chính quyền độc tài không thể thừa nhận rằng họ đã phạm sai lầm, chứ đừng nói đến việc chấp nhận bằng chứng mà họ không thích.


Ông cho rằng trong năm đầu tiên xảy ra đại dịch COVID-19, việc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch nghiêm ngặt là hợp lý, lệnh đeo khẩu trang và thậm chí các biện pháp phong tỏa không hẳn có thể ngăn được sự lây lan của virus, điều duy nhất chính phủ có thể làm là làm chậm tốc độ lây lan của dịch bệnh. Mục tiêu ban đầu của Mỹ và nhiều quốc gia khác là “làm phẳng đường cong” để ngăn số ca mắc bệnh đạt đến đỉnh điểm mà hệ thống y tế không thể xử lý. Sau khi có vắc-xin hiệu quả, mục tiêu phòng ngừa trở thành làm chậm quá trình lây nhiễm cho đến khi việc tiêm phòng rộng rãi mang lại sự bảo vệ.


Ông cũng đề cập rằng chiến lược này đã có hiệu quả ở New Zealand, Đài Loan và những nơi khác. Trong những ngày đầu, những nơi này áp dụng biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt để giảm số ca mắc và tử vong do COVID-19, sau đó nới lỏng các biện pháp phòng chống dịch sau khi một lượng lớn người dân được tiêm phòng. Ngay cả khi tiêm vắc-xin, việc nới lỏng phòng chống dịch vẫn sẽ khiến số ca mắc và tử vong tăng đột biến, nhưng ít nhất nó không nghiêm trọng bằng việc mở cửa sớm, vì vậy tỷ lệ tử vong bình quân đầu người thấp hơn nhiều so với Mỹ.


Trung Quốc hoàn toàn không chế định phương án đồng bộ, hơn nữa nhiều người lớn tuổi có lực miễn dịch yếu hơn chưa được tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 đầy đủ, và việc Bắc Kinh từ chối sử dụng vắc-xin do nước ngoài phát triển, ngay cả khi vắc-xin của họ kém hiệu quả hơn, họ cũng không thay đổi ý định này. Do đó, ông Krugman thẳng thừng nói rằng tất cả những điều này đã đưa chính quyền của ông Tập Cận Bình vào tình thế khó khăn do chính họ tạo ra. Hiện nay chính sách zero COVID rõ ràng là không thể tiếp tục, nhưng chấm dứt nó có nghĩa là mặc nhận phạm sai lầm. Ông tin rằng những kẻ độc tài sẽ không bao giờ làm điều này (thừa nhận sai lầm) một cách dễ dàng.


Tình hình tiêm vắc-xin COVID-19 cho người lớn tuổi ở Trung Quốc đáng lo ngại, trong 3 năm qua, dịch bệnh có dấu hiệu bùng phát là sẽ tiến hành dập tắt mạnh mẽ, và có rất ít người có khả năng miễn dịch tự nhiên. Các đơn vị chăm sóc giường bệnh khan hiếm, tất cả đều khiến Trung Quốc thiếu khả năng ứng phó với sự bùng phát của dịch bệnh. Ông Krugman mô tả dịch bệnh tại Trung Quốc như một cơn ác mộng mà không ai biết nó sẽ kết thúc như thế nào.


Ông nói rằng bài học đáng ghi nhớ từ thế giới bên ngoài là chế độ độc tài không ưu việt hơn chế độ dân chủ. Những nhà độc tài có thể hành động nhanh chóng và quyết đoán, nhưng không ai có thể nói cho họ biết họ sai, vì vậy họ có thể mắc sai lầm lớn. Quan sát ở tầng diện cơ bản, việc ông Tập Cận Bình từ chối nới lỏng chính sách zero COVID linh động rõ ràng có chỗ tương tự như cuộc xâm lược Ukraine thất bại của Tổng thống Nga Vladimir Putin.

“Tóm lại, những bài học chúng ta có thể học được từ Trung Quốc, còn rộng hơn so những thất bại chính sách cụ thể; chúng ta nên cẩn thận với những nhà độc tài tiềm ẩn, những người phớt lờ bằng chứng và khẳng định rằng họ luôn đúng.”


Vương Quân, Vision Times

Người phụ nữ Thành Đô giận dữ: "Nếu không có sự ủng hộ của nhân dân, các ông chẳng là gì hết!" "Nếu không có dân thì làm sao có các vị? Không có sự ủng hộ của nhân dân, các ông chẳng là gì hết!"

Chia sẻ Facebook