Người dân Trung Quốc ngày càng tiết kiệm, kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng

Chia sẻ Facebook
19/08/2022 21:35:00

Lượng tiền gửi ngân hàng của các hộ gia đình tại Trung Quốc tăng hơn 10.000 tỷ Nhân dân tệ trong 6 tháng đầu năm 2022, mức tăng lớn nhất từ trước đến nay.


Anna Luan, một công dân người Trung Quốc, chia sẻ công ty kinh doanh internet ở Thượng Hải nơi cô làm việc đã không trả đủ lương cho cô kể từ tháng 4 sau khi nước này thiết lập lệnh giãn cách chặt chẽ để ngăn chặn sự lây lan của Covid-19.


May mắn thay, cô gái 30 tuổi này đã tích lũy được khoản tiết kiệm để trang trải qua đại dịch. Anna Luan cũng dùng một số tiền đó để trả khoản nợ thế chấp 200.000 Nhân dân tệ (29.530 USD) cho 2 ngôi nhà mà cô ấy sở hữu ở Thường Châu, Trung Quốc.


Cô Luan cho biết rất nhiều công ty đang sa thải nhân sự và cắt giảm lương, điều này ảnh hướng đến cuộc sống của nhiều người khi lương là nguồn thu nhập chính của họ.


Các cuộc khảo sát gần đây cho thấy các hộ gia đình Trung Quốc có thái độ tiêu cực hơn về việc tăng trưởng thu nhập trong tương lai so với trước đây. Điều đó thúc đẩy họ cắt giảm nợ và tăng cường tiết kiệm, đây là một xu hướng có thể làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế Trung Quốc trong nhiều năm.


Theo thống kê, c ác hộ gia đình đã tích lũy được 10.300 tỷ Nhân dân tệ tiền gửi ngân hàng trong nửa đầu năm 2022, tăng gần 13% so với cùng kỳ năm trước, đây mức tăng lớn nhất từ trước đến nay. Trong khi khoản vay của họ chỉ tăng khoảng 8%, tốc độ chậm nhất kể từ năm 2007.


Dữ liệu chính thức từ chính quyền Trung Quốc cho thấy, tăng trưởng thu nhập hộ gia đình ở khu vực thành thị chỉ đạt 1,9% trong nửa đầu năm nay, trong khi mức tăng trưởng ấy đạt 10,7% cùng kỳ năm 2021. Dẫn đến chi tiêu của người tiêu dùng chậm lại đáng kể, với doanh số bán lẻ giảm gần 1% so với cùng kỳ. Theo đó, mục tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hàng năm tại Trung Quốc dự kiến khoảng 5,5% trong năm 2022 là không thể đạt được.


Tỷ lệ nợ trên GDP của hộ gia đình không thay đổi kể từ quý IV/2020. Tác động là rõ ràng đến doanh thu của các công ty đa quốc gia ở thị trường Trung Quốc.


Tập đoàn Starbucks đã báo cáo doanh số bán hàng tại Trung Quốc giảm 44% trong quý II/20022. Doanh số bán hàng tại Trung Quốc của tập đoàn Nike cũng đã giảm 20%. Ngay cả các nhà bán lẻ trực tuyến cũng đang gặp nhiều khó khăn, điển hình doanh thu thương mại điện tử tại Trung Quốc của tập đoàn Alibaba giảm 1% trong quý II/2022.


Tính tiết kiệm của người dân Trung Quốc đang làm cho kinh tế đất nước này có nguy cơ bị giảm mạnh. “Xu hướng này sẽ kéo dài cho đến khi nào Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc có những giải pháp như giảm lãi suất để hạn chế người dân tiết kiệm và thúc đẩy họ vay nợ. Giá nhà nên bắt đầu tăng ổn định, đồng thời cải thiện việc làm và thu nhập”, Arthur Budaghyan, Trưởng chiến lược gia thị trường tại BCA Researc, cho biết.

Tỷ lệ cho vay hộ gia đình trên số tiền gửi của Trung Quốc

Nguyên nhân gây ra sự thất vọng của người dân Trung Quốc về tốc độ tăng trưởng thu nhập


Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến nền kinh tế Trung Quốc đang chậm lại do chính sách "zero Covid-19 " nhằm ngăn chặn tuyệt đối virus lây lan của Bắc Kinh. Tiếp đến là sự sụt giảm sâu trong lĩnh vực bất động sản , cùng với các yếu tố khác dẫn đến giá nhà giảm và tỉ lệ thất nghiệp ở thanh niên đạt mức cao nhất mọi thời đại gần 20% trong tháng 7, con số này cao hơn gấp đôi so với tỉ lệ ở Hoa Kỳ.


Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, PBOC, cũng đã có những biện pháp hỗ trợ người dân. Họ đã cắt giảm lãi suất chuẩn xuống 10 điểm % trong tuần này, đây lần giảm đầu tiên kể từ tháng 01/2022. Tuy nhiên, một số chính sách bị hạn chế vì rủi ro làm mất ổn định dòng vốn khi Cục Dự trữ Liên bang và các ngân hàng trung ương lớn khác ban hành việc tăng lãi suất "jumbo".

Người dân Trung Quốc đang phải đối mặt áp lực tài chính rất lớn


Ngoài ra, bất kỳ động thái nào khuyến khích người Trung Quốc có thu nhập cao mua thêm căn hộ đều không phù hợp với chương trình nghị sự “thịnh vượng chung” của Chủ tịch Tập Cận Bình.


Bắc Kinh đang muốn thúc đẩy tiêu dùng bằng cách ban hành các hạn chế về các khoản thanh toán trực tiếp cho các hộ gia đình đang gặp khó khăn về tài chính sau đại đại dịch. Giám đốc nghiên cứu về Trung Quốc tại Gavekal Dragonomics, nhận định rằng: “Một trong những lầm tưởng gây tác hại nhất đến nền kinh tế Trung Quốc là nó không hướng đến người tiêu dùng.”


Zhu He, Phó trưởng bộ phận nghiên cứu tại Diễn đàn China Finance 40 có trụ sở tại Bắc Kinh, cho biết cuộc tẩy chay thế chấp gần đây của hàng chục nghìn tầng lớp trung lưu Trung Quốc không chỉ phản ánh những lo lắng về việc giao các dự án nhà ở mà còn cho thấy họ đang phải đối mặt áp lực tài chính rất lớn .


Mai Anh (theo Bloomberg, imf.org)

Chia sẻ Facebook