Người đàn ông mù 2 mắt vẽ tranh, khiến giới khoa học chấn động
Người đàn ông bị mù từ khi mới sinh ra, nhưng có thể vẽ những bức tranh hết sức chuyên nghiệp, từ màu sắc, bóng đổ cho tới tỷ lệ phối cảnh. Sau khi tiến hành kiểm tra, các nhà khoa học vô cùng chấn động.
Họa sĩ mù Amagan vẽ tranh
Năm 2005, Tập san uy tín Science đã đăng một bức tranh phong cảnh đầy màu sắc của Amagan, 51 tuổi. Sinh ra tại một khu ổ chuột ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, Amagan bị mù từ khi mới sinh ra. Sau 18 tuổi, anh bắt đầu vẽ tranh bằng các ngón tay trên giấy và vải. Anh vẽ núi, hồ, nhà, hình người và bướm. Điều làm người ta kinh ngạc chính là Amagan không cảm nhận được cảnh vật, nhưng anh đã xử lý màu sắc, bóng đổ và tỷ lệ phối cảnh rất chuyên nghiệp.
Vì vậy, các chuyên gia đã mời Amagan tham gia một bài kiểm tra khoa học. Nhà tâm lý học sắp xếp nhiều chiếc ly thành 2 hàng trên bàn và yêu cầu anh vẽ một bản phác thảo. Amagan đã chiểu theo khoảng cách xa gần mà phác họa ra hình dáng của chúng. Nhà thần kinh học yêu cầu anh vẽ một con đường dẫn ra xa cùng với những cột đèn bên đường, Amagan mỉm cười và hoàn thành công việc trong hơn một phút.
Các nhà khoa học vô cùng chấn động. Họ đã quét não của người họa sĩ mù và phát hiện ra rằng khi anh vẽ, vùng não chịu trách nhiệm về chức năng thị giác sẽ phát sáng, giống như khi một người “nhìn thấy” một thứ gì đó.
Bức tranh vẽ biển của Amagan. (Ảnh qua Olish)
Con mắt thứ 3
Các nhà khoa học cho rằng có một “con mắt thứ ba” bí ẩn trong cơ thể người, nhưng người bình thường lại quá dựa vào cặp mắt thường của chúng ta để tiếp nhận thông tin bên ngoài, khiến cho loại năng lực này bị thoái hóa. Những người mù như Amagan chỉ có thể tự mình tìm hiểu thế giới trông như thế nào, như thế khiến bản năng vốn có này phát triển.
Giải phẫu người phát hiện ra rằng dọc theo đường từ giữa lông mày ra sau, ở giữa não người, giữa đại não và tiểu não, có một cơ quan gọi là tuyến tùng. Cấu trúc tế bào của tuyến tùng rất giống với cấu trúc của võng mạc.
Một số nhà nghiên cứu tin rằng tuyến tùng là “con mắt thứ ba” bí ẩn của con người, có thể được kích hoạt theo những cách nhất định để thu nhận ánh sáng vô hình mà mắt thường không thể nhìn thấy, hình ảnh trực tiếp trong não mà không cần thông qua dây thần kinh thị giác và dẫn truyền khác.
Trên thực tế, khoa học hiện đại đã nhận ra sự tồn tại và ý nghĩa của “con mắt thứ ba” (tuyến tùng) ở giai đoạn đầu. Descartes, một triết gia người Pháp vào thế kỷ 17, cho rằng con người là một tồn tại kép, trong đó tâm trí và cơ thể vật chất cùng tồn tại. Tuyến tùng là “ngai vàng của linh hồn” mà qua đó cơ thể và tâm trí con người tương tác với nhau.
Vào những năm 1980, ở Trung Quốc bùng nổ nghiên cứu về thân thể người và các nhà khoa học đã thực hiện rất nhiều thí nghiệm. Ví dụ, làm hàng chục tờ giấy có viết các chữ thông dụng rồi dán kín lại, sau đó cho trẻ có công năng đặc biệt đọc nội dung trong tờ giấy, kết quả đúng hơn 80%.
Tử Vi (Theo Sound Of Hope )