Người đàn ông bị rắn hổ mang chúa cắn ngập răng, nọc độc nguy hiểm ra sao?

Chia sẻ Facebook
28/03/2022 21:38:36

Hổ mang chúa có nọc độc đủ để giết chết cả 1 con voi.


Trên nhóm Facebook Ular Indonesia với gần 50 ngàn thành viên, một nhóm chia sẻ những kiến thức về loài rắn ở Indonesia, một thành viên có tên Abu Fatih đã đăng tải một đoạn video ngắn ghi lại cảnh một người đàn ông đang bị một con rắn to lớn cắn vào tay.

Phải mất một lúc lâu thì người này mới có thể gỡ con rắn ra khỏi người mình dưới sự trợ giúp của một người khác. Vết cắn mà con rắn gây ra để lại dấu vết rất rõ ràng trên cánh tay người đàn ông này.


Xem video:

Theo thông tin trên nhóm thì địa điểm xảy ra là ở một tỉnh phía đông Indo, nạn nhân bị chính con rắn của mình cắn khi đang tắm cho nó. Sau đó anh đã được chữa trị kịp thời và đang có dấu hiệu bình phục.


Con rắn rắn người đàn ông trên chính là một con rắn hổ mang chúa (danh pháp hai phần: Ophiophagus hannah) - loài rắn độc thuộc họ Rắn hổ, phân bố chủ yếu trong các vùng rừng rậm trải dài từ Ấn Độ đến Đông Nam Á.

Đầu của rắn hổ mang chúa. Ảnh chụp màn hình

Hổ mang chúa là loài rắn độc dài nhất thế giới với chiều dài có thể lên đến 7m. Nọc độc của chúng cũng được xếp vào hạng đặc biệt nguy hiểm vì chỉ cần một lượng nọc độc trong một lần cắn là đủ để giết chết 20 người trưởng thành chỉ sau vài chục phút.

Hổ mang chúa có khả năng điều tiết lượng nọc độc khi cắn tùy thuộc vào con mồi và tình huống. Nếu cảm thấy nguy hiểm thì chúng có thể tiết ra lượng nọc lên đến 7ml. Do đó, để chữa trị nạn nhân thì cần một lượng huyết thanh kháng độc rất lớn.

Hiện có hai loại huyết thanh kháng độc được dùng điều trị rắn cắn: (1) huyết thanh được sản xuất tại Ấn Độ và (2) là một loại huyết thanh do Hội Chữ thập đỏ Thái Lan sản xuất có khả năng vô hiệu hóa nọc độc của rắn hổ mang chúa khá hiệu quả.

Hai cần thủ dựng lều trong đêm lạnh để câu cá trên băng, vớ ngay hai con 'cá nguyên thủy'

Chia sẻ Facebook