Người đàn ông 50 tuổi khẳng định mỗi ngày uống một cốc giấm để làm mềm mạch máu: Sau nửa năm kết quả không dám tin
Bệnh tim mạch là một trong những nguyên nhân gây tử vong sánh ngang với ung thư. Tuy nhiên không phải ai cũng biết bảo vệ sức khỏe cũng như mạch máu của mình đúng cách.
Càng lớn tuổi, hệ miễn dịch trong cơ thể chúng ta càng suy yếu, kéo theo đó là vô số những mối lo về bệnh tật gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ. Hiện nay, bệnh tim mạch ở người cao tuổi ngày càng phổ biến và là một trong những bệnh lý có tỷ lệ tử vong đứng hàng đầu.
Theo “Báo cáo bệnh tật và sức khỏe tim mạch Trung Quốc" năm 2021, bệnh tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu của Trung Quốc (cao hơn ung thư) và tỉ lệ mắc bệnh vẫn tiếp tục tăng nhanh.
Ước tính có khoảng 330 triệu bệnh nhân tim mạch trên toàn Trung Quốc trong đó có khoảng 245 triệu ca tăng huyết áp; 45,3 triệu ca mắc động mạch ngoại biên chi dưới; 13 triệu ca đột quỵ; 11,39 ca mắc bệnh mạch vành; suy tim chiếm 8,9 triệu ca,...
Căn nguyên của các bệnh lý về tim mạch
Sự xơ cứng của mạch máu chính là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến các bệnh về tim mạch và mạch máu não. Y học gọi tên “sự xơ cứng mạch máu” là chứng xơ vữa động mạch.
Từ khi sinh ra, cấu tạo của động mạch trong cơ thể con người có tính đàn hồi, thành mạch trơn nhẵn. Tuy nhiên, do tuổi tác tăng cao, hệ thống tim mạch bắt đầu lão hoá, các mạch máu sẽ giảm dần tính đàn hồi, gây xơ vữa khiến lòng mạch máu hẹp lại. Trong khi đó, tim phải hoạt động nhiều hơn để cung cấp đủ máu nuôi tế bào, các bộ phận trong cơ thể, đặc biệt là não.
Xơ vữa động mạch khiến cho dòng chảy của máu tăng lên, áp lực chảy tăng cao dẫn đến bệnh tăng huyết áp - một trong những bệnh lý mà người già hay mắc phải. Khi tim phải tăng cường độ hoạt động, tăng số lần co bóp để đẩy máu đi nuôi cơ thể lâu dần sẽ dẫn đến hậu quả cuối cùng là suy tim.
Đứng trước những hiểm hoạ của xơ vữa động mạch, nhiều người chọn cách điều trị theo khoa học nhưng cũng có một số người lại làm theo những lời truyền miệng không có căn cứ.
Uống một cốc giấm mỗi ngày để làm mềm mạch máu và kết quả bất ngờ
Ông Lưu, 50 tuổi, đầu năm nay ông thường xuyên cảm thấy đau đầu, chóng mặt, uống nhiều các loại thuốc giảm đau nhưng không có kết quả, ông quyết định đến bệnh viện kiểm tra và điều trị.
Sau khi được các bác sĩ thăm khám và chụp CT kết quả ông Lưu nhận được là ông có các mảng xơ vữa ở động mạch cảnh. Nhận được kết quả ông Lưu vô cùng lo lắng vì mẹ của ông trước đây đã qua đời vì nhồi máu não.
Trở về nhà, ông Lưu bắt đầu tìm kiếm thông tin và cách “làm mềm” mạch máu và ông đã tìm ra được một thông tin là uống giấm có thể cải thiện được xơ vữa động mạch. Vì giấm bản chất là axit, do đó, loại đồ uống này có thể hoà tan được chất béo và canxi từ đó giúp mạch máu mềm ra.
Như tìm được bảo vật, ông Lưu lập tức đến siêu thị mua vài chai giấm và bắt đầu chịu đựng vị chua uống mỗi ngày một chén giấm nhỏ.
Sau nửa năm, ông Lưu quyết định đến bệnh viện tái khám nhưng kết quả lại khiến ông Lưu phải “bật ngửa”. Mảng xơ cứng trong mạch máu của ông Lưu không những không ít đi mà còn ngày càng tăng lên, thêm vào đó ông Lưu có thêm dấu hiệu của bệnh viêm loét dạ dày.
Vậy thực chất giấm ăn có thể cải thiện được các mảng xơ cứng động mạch hay không? Bác sĩ Tiếu, trưởng khoa tim mạch bệnh viện Đại học Y Nam Kinh Trung Quốc giải thích rằng thành phần chính của giấm chính là axit axetic.
Chất này sẽ được hấp thụ và chuyển hoá sau khi đi qua đường ruột chứ không trực tiếp xâm nhập vào mạch máu vì vậy nó không thể có tác dụng axit lên các mảng xơ vữa động mạch như nhiều người vẫn lầm tưởng.
Vì vậy, uống giấm không chỉ không cải thiện được xơ vữa động mạch mà nó còn gây khả năng viêm loét dạ dày nếu sử dụng lâu dài.
Chế độ ăn uống phòng chống bệnh tim mạch
1. Ăn nhiều trái cây và rau củ
Ăn nhiều trái cây và các loại rau củ có thể bảo vệ hệ thống tim mạch và giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Các chuyên gia khuyến cáo chúng ta nên chọn các loại rau quả tươi theo mùa, đặc biệt là các loại rau quả sẫm màu thường giàu chất dinh dưỡng.
2. Ăn ngũ cốc nguyên hạt
Các nghiên cứu khoa học đã phát hiện ra rằng ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt rất có lợi cho sức khỏe tim mạch. Chất xơ có trong nó cũng có thể ngăn ngừa táo bón và bảo vệ sức khỏe đường ruột.
Ngũ cốc nguyên hạt là "phần nội nhũ, mầm, cám, v.v., chưa được tinh chế hoặc đã được xay, nghiền thành bột và đóng thành viên, nhưng vẫn giữ được tính nguyên vẹn của hạt ngũ cốc với các chất dinh dưỡng tự nhiên".
Gạo lứt, bột yến mạch, kiều mạch, lúa mạch, ngô, kê,... thường gặp trong cuộc sống được coi là ngũ cốc nguyên hạt.
3. Protein lành mạnh
Để phòng chống các bệnh về tim mạch chúng ta nên chọn các loại protein lành mạnh từ thực vật (các loại đậu, lạc, yến mạch..), cá và hải sản, sữa, các sản phẩm từ sữa và thịt nạc.
4. Axit béo không bão hoà
Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng việc hấp thụ quá nhiều axit béo bão hòa có hại cho sức khỏe tim mạch. Vì vậy chúng ta nên chọn các axit béo không bão hòa cho thực đơn hàng ngày càng nhiều càng tốt. Chẳng hạn như dầu trà, dầu đậu nành, dầu ngô, dầu hướng dương và các loại dầu thực vật lỏng khác, đặc biệt chúng ta cần phải giảm việc sử dụng mỡ động vật
5. Các loại thực phẩm chưa qua chế biến hoặc chế biến ít
Việc chế biến thực phẩm quá kỹ không chỉ làm mất đi chất dinh dưỡng mà còn có thể sinh ra các chất độc hại, lâu ngày có thể gây thừa cân hoặc rối loạn chuyển hóa. Chúng ta nên chọn thực phẩm chưa qua chế biến hoặc chế biến ít, ngoài ra cũng nên giảm các loại đồ uống có đường, nhiều muối, đồ uống có cồn.