Người dân ở quốc gia này xếp hàng vài ngày vẫn không biết bao giờ mới tới lượt mua xăng
Cuộc khủng hoảng nhiên liệu trầm trọng khiến nhiều người dân Sri Lanka phải xếp hàng vài ngày và không biết còn phải chờ tới bao giờ mới được đổ xăng.
Sri Lanka đang rơi vào cuộc khủng hoảng nhiên liệu trầm trọng. Theo đó, trong những tuần gần đây, quốc gia Nam Á này đã phải đối mặt với tình cảnh nguồn cung xăng dầu, gas đều thiếu hụt giữa lúc khủng hoảng kinh tế vô cùng trầm trọng và dư luận trong nước ngày càng trở nên giận dữ.
Do nguồn dự trữ ngoại hối của chính phủ đã cạn, trong nhiều tháng qua Si Lanka không còn tiền để chi trả cho thực phẩm, thuốc men, nhiên liệu và các mặt hàng thiết yếu khác. Vào tháng Sáu, lạm phát ở quốc gia này đã tăng lên 54,6%.
Theo Bloomberg, chính phủ Sri Lanka thậm chí còn không đủ tiền để mua nổi một thùng dầu trong tháng Năm.
Đối mặt với tình cảnh nguồn dự trữ nhiên liệu cũng sắp cạn, vào ngày 29/6, chính phủ Sri Lanka ban hành quy định chỉ bán nhiên liệu cho các phương tiện giao thông thiết yếu như xe buýt, tàu hỏa, xe y tế và xe chở thực phẩm trong vòng 2 tuần tới.
BBC đưa tin đây là lần đầu tiên trên thế giới kể từ năm 1970, một quốc gia phải ban hành quy định như trên do khủng hoảng nhiên liệu. Trong khi đó, chính phủ Sri Lanka cũng hứa hẹn sẽ khôi phục lại nguồn cung nhiên liệu vào ngày 10/7.
Các trạm bán xăng dầu đối mặt với tình cảnh có tới 150 lái xe xếp hàng chờ tới lượt mua nhiên liệu cùng một lúc. Nhưng theo BBC, một số địa điểm khác còn có số lượng người xếp hàng đông hơn. Như nột tài xế cho hay anh ta là người thứ 300 đang đứng xếp hàng chờ mua xăng tại một cây xăng.
Hay một tài xế taxi ở thủ đô Colombo chia sẻ anh ta đã có mặt ở trạm xăng 2 ngày để chờ tới lượt chiếc ô tô được bơm nhiên liệu, nhưng vẫn chưa biết còn phải chờ bao lâu nữa mới đổ đầy được bình xăng.
Trước đó, tất cả trường học công lập ở Sri Lanka đã phải đóng cửa và các cơ quan nhà nước hoạt động với số lượng nhân viên tối thiểu nhằm giảm lưu thông và tiết kiệm xăng dầu.
Các chuyên gia nhận định sự kết hợp giữa chủ nghĩa gia đình trị cùng quản lý tài chính yếu kém dẫn tới số nợ nước ngoài của Sri Lanka tăng lên con số 51 tỉ USD, trong khi nguồn dự trữ ngoại hối của nước này chỉ là 25 triệu USD.
Tuy nhiên, chính phủ Sri Lanka lại đổ lỗi cho tác động suốt thời gian dài của dịch bệnh Covid-19 khiến ngành du lịch nước này tụt dốc. Trong khi đó, du lịch chính là nguồn thu lớn nhất của nền kinh tế Sri Lanka.
Trong nhiều tuần qua, làn sóng biểu tình đã làm khấy đảo thủ đô Colombo của Sri Lanka, khi hàng chục nghìn người biểu tình tập trung và yêu cầu Tổng thống Gotabaya Rajapaksa từ chức.
Minh Thu (lược dịch)
Tin Cùng Chuyên Mục
Chó hoang tấn công trẻ sơ sinh trong bệnh viện và cái kết đau lòng
icon 0
Times Now News đưa tin, mới đây một sự việc đau lòng xảy ra ở thành phố Panipat thuộc Haryana của Ấn Độ khi những con chó hoang tấn công một em bé sơ sinh trong bệnh viện khiến bé trai không thể qua khỏi.
Vụ hiếp dâm chấn động khiến Tây Ban Nha sửa luật tăng nặng hình phạt
icon 0
Tây Ban Nha sửa đổi bộ luật tăng nặng hình phạt với kẻ phạm tội hiếp dâm sau 2 vụ án cưỡng hiếp tập thể khiến dư luận nước này bàng hoàng.
Nam sinh bị điều tra vì 2 lần thi đỗ Đại học danh tiếng vẫn từ chối nhập học
icon 0
Hai lần thi đỗ Đại học danh tiếng nhưng vẫn không nhập học, nam sinh bị điều tra trước nghi ngờ thi nhiều lần để lấy tiền thưởng của trường cấp 3.
Nam nhân viên bỏ trốn mất tích ôm theo khoản tiền lớn công ty chuyển nhầm
icon 0
Nhận khoản tiền cao gấp 286 lần so với mức lương tháng, nam nhân viên đã bỏ trốn khỏi công ty dù trước đó hứa trả lại số tiền chuyển nhầm.
Thủ tướng Johnson có ‘hành động lạ’ trong bữa ăn tối với những người đứng đầu EU và NATO
icon 0
Tờ 20minutos của Tây Ban Nha đưa tin, Thủ tướng Anh Boris Johnson đã “vi phạm các nghĩa vụ” trong giao thức tại bữa tối với những người đứng đầu Liên minh châu Âu (EU) và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ở Madrid.
XEM THÊM BÀI VIẾT