Người dân chưa quan tâm nhiều đến nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm thực phẩm
Tình trạng vi phạm ATTP vẫn còn rất phức tạp, nguyên nhân đến từ quy trình sản xuất với quy mô nhỏ lẻ, manh mún. Nông sản, thực phẩm chủ yếu được tiêu thụ thông qua các chợ đầu mối, chợ dân sinh…
Theo thống kê của Sở NN&PTNT Hà Nội cho thấy, trong quý I/2022, lực lượng chức năng ngành nông nghiệp đã tiến hành thanh tra trong lĩnh vực ATTP. Kết quả, 7/7 tổ chức, cá nhân được thanh tra, kiểm tra đều có vi phạm. Lực lượng chức năng đã xử phạt các cơ sở tổng số tiền là 116,5 triệu đồng.
Các hành vi vi phạm chủ yếu là kinh doanh hàng hóa, sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc xuất xứ để chế biến thực phẩm; không tuân thủ đầy đủ các điều kiện chung về bảo đảm ATTP...
Sở Sở NN&PTNT Hà Nội đánh giá tình trạng vi phạm ATTP vẫn còn rất phức tạp. Nguyên nhân đến từ quy trình sản xuất với quy mô nhỏ lẻ, manh mún vẫn còn khá phổ biến hiện nay. Nông sản, thực phẩm chủ yếu được tiêu thụ thông qua các phương thức truyền thống như chợ đầu mối, chợ dân sinh…
Mặt khác, thói quen tiêu dùng của người dân chưa quan tâm nhiều đến nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm nên chưa thúc đẩy được đầu tư vào sản xuất, kinh doanh an toàn…
Nhận định công tác ATTP, Phó Giám đốc Sở NN & PTNN TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Sơn cho biết ATTP trong giai đoạn nào cũng hết sức quan trọng, bởi chất lượng hàng hoá, nông sản liên quan trực tiếp đến sức khoẻ của người dân.
Chính vì vậy, thời gian tới, ngành nông nghiệp sẽ tiếp tục chỉ đạo các đơn vị tăng cường thanh tra, kiểm tra hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tổ chức, cá nhân.
Theo đó, để công tác quản lý ATTP đạt hiệu quả, ông Nguyễn Ngọc Sơn đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã chủ động phối hợp với các đơn vị chức năng của Sở NN&PTNT Hà Nội trong việc hướng dẫn các cơ sở tập trung khắc phục hạn chế.
Tiến hành giám sát, ngăn chặn, xử lý kịp thời các vi phạm mới phát sinh; bao gồm cả các hoạt động giết mổ, vận chuyển, buôn bán gia súc, gia cầm có mầm bệnh, hoặc gia cầm thuộc diện có dịch bệnh cần phải quản lý.
Được biết, hoạt động lấy mẫu giám sát chất lượng, ATTP trong những tháng đầu năm cũng được Sở NN&PTNT chỉ đạo Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thuỷ sản triển khai.
Bà Nguyễn Thị Thu Hằng, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thuỷ sản Hà Nội cho biết hoạt động lấy mẫu, giám sát chất lượng, ATTP thời gian qua tiếp tục được đơn vị tăng cường trên cơ sở phù hợp với điều kiện dịch bệnh Covid-19.
Trong đó, tập trung vào các sản phẩm tươi sống tiêu dùng hàng ngày của người dân tại các công đoạn có nguy cơ cao. Kết quả các mẫu đều đảm bảo an toàn với chỉ tiêu phân tích.
UBND TP đã ban hành kế hoạch triển khai công tác hậu kiểm năm 2022 nhằm tăng cường trách nhiệm quản lý Nhà nước về ATTP ở các cấp từ TP đến cơ sở, cũng như đánh giá việc chấp hành các quy định pháp luật về ATTP của các tổ chức, doanh nghiệp, hộ sản xuất, kinh doanh…Trong đó, đặt ra yêu cầu công tác hậu kiểm phải thực hiện có trọng tâm, trọng điểm; tập trung vào nhóm sản phẩm thuộc diện tự công bố, sản phẩm nhập khẩu, sản phẩm OCOP…
UBND TP Hà Nội yêu cầu các sở, ngành cần tránh chồng chéo trong công tác hậu kiểm. Việc triển khai hậu kiểm của các ngành NN&PTNT, Y tế và Công Thương thực hiện theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ. Cùng với đó, hoạt động hậu kiểm phải được thực hiện thường xuyên; bảo đảm phù hợp với bối cảnh dịch Covid-19 và tính chính xác, khách quan, công khai, dân chủ, đúng pháp luật. Đặc biệt, việc tiến hành công tác hậu kiểm cần tuyệt đối không được làm cản trở hoạt động bình thường của các tổ chức, cá nhân là đối tượng hậu hiểm.
N. Huyền
Tin Cùng Chuyên Mục
Quận Ba Đình lập 19 đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm
icon 0
Ngày 26/4, Đoàn kiểm tra liên ngành số 1 về an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) TP Hà Nội đã có buổi làm việc và kiểm tra tại quận Ba Đình.
Trường học Hà Nội 'mạnh tay' đầu tư hệ thống hấp khử khuẩn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
icon 0
Vấn đề bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) trong bếp ăn bán trú luôn là vấn đề được các trường và phụ huynh quan tâm nhất là tại các trường trong hệ thống dân lập.
Sức khoẻ của người chồng bị vợ và người tình ở Phú Thọ pha thuốc chuột vào sữa đầu độc giờ ra sao?
icon 0
Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết sau một tuần điều trị, tình trạng đông máu của bệnh nhân Quất Văn B. đã ổn định, các chỉ số xét nghiệm về bình thường.
Cần Thơ xếp vị trí số 1 về quản lý an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản
icon 0
Bộ NN&PTNT vừa có thông báo số 2267/TB-BNN-VP về Kết quả xếp hạng các địa phương về triển khai công tác quản lý an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản năm 2021.
Hái rau rừng ăn, 5 người ngộ độc nặng
icon 0
Theo ông Nông Văn Quân, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Chợ Đồn – Bắc Kạn địa phương vừa xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm làm 01 người tử vong, 05 người phải nhập viện cấp cứu.
Bắc Ninh: 4 giải pháp đảm bảo an toàn thực phẩm năm 2022
icon 0
Trong nhiều năm liên tiếp, Bắc Ninh luôn đề cao công tác truyền thông về an toàn thực phẩm. Các ban, ngành đã thực hiện tốt các thông điệp truyền thông về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Đoàn thanh niên tham gia vào công tác đảm bảo an toàn thực phẩm
icon 0
Tỉnh Bắc Ninh hiện có hơn 78.000 đoàn viên thanh niên. Đây là lực lượng lao động đang có mặt trên tất cả lĩnh vực như trồng trọt, chăn nuôi, chế biến lương thực, thực phẩm và tiêu dùng thực phẩm.
XEM THÊM BÀI VIẾT