Người cuối cùng kinh doanh đĩa mềm

Chia sẻ Facebook
22/09/2022 13:49:33

Phương tiện lưu trữ lạc hậu tưởng chừng như đã 'tuyệt chủng' này vẫn được sử dụng trong một số ngành với lý do đặc biệt

Đĩa mềm vẫn còn được sử dụng trong nhiều ngành, với các loại máy tính cũ. Ảnh: Great Big Story.

Floppy disk (đĩa mềm) từng là phương tiện lưu trữ phổ biến nhất. Trước thời đại của CD và DVD, sản phẩm này từng “thống trị” thị trường máy tính những thập niên 1980 và 1990 tại Mỹ.

Mặc dù không còn xuất hiện trong đời sống thường ngày, vẫn còn một số ngành công nghiệp sử dụng đĩa mềm. Tom Persky, nhà sáng lập floppydisk.com, tự xưng là "người cuối cùng còn lại trong ngành kinh doanh đĩa mềm”, cho rằng nhiều khách hàng của ông là các công ty lớn.

Người cuối cùng còn bán đĩa mềm

Gần đây, ông xuất bản cuốn sách liên quan đến chủ đề này có tên Floppy Disk Fever (Cơn sốt đĩa mềm). Trong sách, ông đã liệt kê một số khách hàng định kỳ của mình, chủ yếu là các công ty công nghiệp và ngành hàng không.

"Khách hàng lớn nhất của tôi, cũng là nơi mang lại nhiều tiền nhất, là trong lĩnh vực hàng không", ông viết. "Họ dùng đĩa mềm để nhập thông tin vào và lấy thông tin khỏi hệ thống".

Đĩa mềm trên trang web của Persky được bán với giá từ 14,95 USD/10 chiếc. Ảnh: floppydisk.com.

Các hãng hàng không có nhu cầu rất cao về đĩa mềm và đóng vai trò đáng kể trong doanh thu của floppydisk.com.

"Với ngành hàng không, có lẽ khoảng một nửa đội bay trên toàn thế giới vẫn sử dụng đĩa mềm trong một số thiết bị điện tử. Đây vẫn là thị trường có lượng tiêu thụ khổng lồ", Persky nói trong cuộc phỏng vấn với tạp chí Eye On Design.

Bên cạnh đó, ông cũng tiết lộ ngành y tế là tệp khách hàng lớn thứ 2, bởi một số thiết bị trong ngành y vẫn sử dụng đĩa mềm cho đến ngày nay. Ngoài ra, nhóm thứ 3 là những người hoài cổ. Ông cho biết những nhà sưu tầm sẵn sàng bỏ tiền để mua 10, 20 hay thậm chí là 50 đĩa mềm mỗi lần.

Persky dường như đã chứng minh rằng đĩa mềm không bị tuyệt chủng và thiết bị này vẫn phục vụ một số mục đích cụ thể, ngay cả khi nó là phương tiện lưu trữ kém lý tưởng và quá mỏng manh.

Tom Persky tự gọi mình là "người cuối cùng trong ngành kinh doanh đĩa mềm". Ảnh: Great Big Story.

Gần đây, một số quốc gia đang bắt đầu ban hành luật để loại bỏ đĩa mềm. Taro Kono, Bộ trưởng kỹ thuật số Nhật Bản, cho biết chính phủ nước này vẫn đang sử dụng đĩa mềm cho các thủ tục hành chính.

"Có khoảng 1.900 thủ tục của chính phủ yêu cầu cộng đồng doanh nghiệp phải sử dụng các loại đĩa, như đĩa mềm, CD, MD (miniDisc)... để nộp đơn hoặc các hình thức khác", ông cho hay.

Theo ông Kono, chính phủ Nhật đang nỗ lực để loại bỏ đĩa mềm khỏi các hệ thống công nghệ thông tin và thay bằng hình thức lưu trữ trực tuyến mới hơn. Dự kiến, vấn đề sẽ được giải quyết vào cuối năm nay.

Đĩa mềm cũng từng được sử dụng trong các hệ thống quân sự trước khi bị loại bỏ gần đây. Năm 2016, Văn phòng Kế toán Chính phủ Mỹ (GAO) xác nhận Bộ Quốc phòng nước này vẫn dùng đĩa mềm trong một hệ thống hạt nhân quốc gia.

Tại sao đĩa mềm vẫn được sử dụng

Đĩa mềm ra đời từ những năm 1960 nhưng đã bị "khai tử" và thay bằng các giải pháp lưu trữ hiệu quả hơn. Theo thống kê, phải cần 20.000 đĩa mềm mới tương đương một thẻ nhớ 32 GB.

Theo ông Persky, đối với ngành hàng không, vấn đề liên quan đến thời gian sản xuất máy bay.

Đĩa mềm 3,5 inch là một trong những mẫu đĩa mềm được dùng nhiều nhất, với khả năng lưu trữ 1,44 MB dữ liệu. Ảnh: Melissa Kopka.

"Những năm 1990, hàng trăm nghìn máy móc công nghiệp được chế tạo có tích hợp đĩa mềm. Nhiều máy bay hoặc hệ thống vận hành được sản xuất ở giai đoạn này, khi đĩa mềm là thiết bị lưu trữ phổ biến. Bạn không thể thiết kế một chiếc máy bay với tuổi thọ ngắn", Persky giải thích.

Theo The Verge, việc ngành hàng không vẫn chuộng sử dụng đĩa mềm còn liên quan đến vấn đề bảo mật. Các hãng hàng không cũng như các hệ thống thuộc chính phủ vẫn tồn tại quan niệm công nghệ càng thấp, mức độ an toàn càng cao.

Việc sử dụng đĩa mềm sẽ hạn chế khả năng bị hacker tấn công, nhiễm virus máy tính hoặc nhiều vấn đề khác.


(Theo Zing)

Gửi bình luận

Bài viết cùng chuyên mục

iOS 16 liên tục ghi nhận lỗi mới icon 0

Đã 10 ngày từ khi Apple phát hành iOS 16 cho công chúng. Dù vậy, dường như không có ngày nào người dùng không báo cáo lỗi mới trên hệ điều hành này.

May mắn nhận AirPods Pro 2, Apple Watch Ultra trước cả thế giới

icon 0

Ngày 23/9, AirPods 2 và Apple Watch Ultra mới chính thức mở bán trên toàn cầu, tuy nhiên, một số khách hàng may mắn đã được giao hàng sớm hơn.

Phần lớn AirPods sẽ được sản xuất tại Việt Nam icon 0

Theo báo cáo của JP Morgan, đến năm 2025, các nhà máy đối tác của Apple đặt tại Việt Nam sẽ đóng góp 20% iPad và Apple Watch, 5% MacBook, 65% tai nghe AirPods.

iPhone 14 Pro Max đọ độ bền trong bài thử thả rơiicon0iPhone 14 ra mắt: Mặt kính sau lưng của iPhone 14 Pro Max bị nứt ngay từ lần rơi đầu tiên ở độ cao 1,5 m trong bài kiểm tra độ bền.

Bỏng cổ tay vì đeo Samsung Galaxy Watch qua đêmicon0Một người dùng Reddit chia sẻ bức ảnh bị bỏng cổ tay sau khi đeo đồng hồ Samsung Galaxy Watch 2 qua đêm.

iPhone nào tách lớp ảnh màn hình khóa iOS 16? icon 0

Depth Effect sẽ tách lớp chủ thể trong ảnh nền màn hình khóa để làm nổi bật, hiển thị chồng lên cả mặt đồng hồ. Vậy Depth Effect tương thích với những iPhone nào?

iOS 16.1 Beta 2 cập nhật những gì? icon 0

iOS 16.1 Beta 2 khắc phục khá nhiều vấn đề mà cộng đồng người dùng phản ánh, bao gồm chuyện biểu tượng pin đứng cố định hay lỗi định vị.

Hướng dẫn thêm nhiều điểm đến trên Apple Maps iOS 16

icon 0

Apple Maps trên iOS 16 hỗ trợ dẫn đường lên tới 15 điểm dừng trong một chuyến đi; và người dùng iPhone có thể thêm, sửa, xóa, thay đổi thứ tự điểm dừng.

Những lần Apple chậm chạp icon 0

Dù có sức ảnh hưởng lớn trên thị trường di động, đôi khi Apple rất chậm chạp trong việc đổi mới công nghệ. Minh chứng rõ nhất là sự tồn tại quá lâu của cổng Lightning trên iPhone.

Apple tăng sản lượng iPhone 14 Pro và Pro Max vì quá hút kháchicon0iPhone 14 Pro và iPhone 14 Pro Max liên tục 'cháy hàng', khiến Apple cùng các đối tác gia công đang phải tìm cách tăng sản lượng.

XEM THÊM BÀI VIẾT

Chia sẻ Facebook