Người có văn hóa và có tri thức khác nhau như thế nào?
Ngày nay nhiều người cho rằng người có học vấn cao, biết nhiều thì chính là người có văn hóa, nhưng thật ra không phải vậy.
Có văn hóa, không phải chỉ là hiểu biết về thiên văn địa lý, nắm rõ những tri thức về y học, toán quái, tử vi… mà là từ những trải nghiệm cuộc sống, cách nhìn đời, cùng phương thức tư duy mà cấu thành nên khí chất.
Con người vốn là một sinh mệnh sống rất yếu đuối, nhưng chính văn hóa đã bổ sung cho con người một sức mạnh vô cùng dẻo dai và kiên cường. Văn hóa trong nội tâm chúng ta giống như đất ở dưới chân, đất quan trọng như thế nào, thì văn hóa cũng quan trọng như thế ấy.
1. Có văn hóa, cuộc sống sẽ càng thêm thú vị
Một người có văn hóa, trong cuộc sống hàng ngày sẽ biết tích lũy những điều hay, rồi sử dụng chúng làm cho cuộc sống thêm thú vị, biến những tầm thường vụn vặt hàng ngày trở thành những bông hoa tươi vui, thi vị.
Người có văn hóa đọc qua một ít sách, đi qua một vài chỗ, hiểu biết được một ít lí lẽ, đối với những tri thức trong sách vở đều có thể tự mình lý giải, rồi biến nó thành văn hóa tu dưỡng của chính mình. Thường xuyên học hỏi, truy cầu điều tốt đẹp hơn sẽ càng làm thế giới nội tâm của mình thêm phong phú.
2. Người có văn hóa thì tâm thái điềm nhiên, không sợ cô độc
Văn hóa khiến nội tâm con người ta trở nên mạnh mẽ phi thường. Người có văn hóa, từ nội tâm có thể an ủi chính mình, khích lệ, truyền cảm hứng cho mình, cho dù đi một mình ngắm nhìn phong cảnh cũng không thấy cô đơn.
Người có văn hóa thì tâm thái điềm nhiên, không sợ cô độc. (Ảnh: Dreamstime)
Ví dụ như, trong bộ phim kinh điển từng nhận 7 đề cử Oscar “The Shawshank Redemption”, nhân vật chính Andy – một người đã phải nhận phải án oan chung thân tại Nhà tù Shawshank. Trong suốt thời gian bị giam cầm, Andy luôn sống bình thản nhưng đầy hy vọng. Anh không để cho cuộc sống của mình trong trại giam trôi qua một cách vô nghĩa.
Có một lần, Andy đã bị bắt biệt giam 2 tuần. Những người khác đều cho rằng 2 tuần đó có thể sẽ khiến Andy bức bối phát điên. Thế nhưng, sau khi hết thời hạn biệt giam, lúc ngồi ăn cơm cùng mọi người, ai nấy đều hỏi han, anh chỉ mỉm cười nói: “Người có thể giúp tôi ở trong đầu tôi, ở trong lòng tôi.”
Có thể thấy được, người có văn hóa có thể thản nhiên tiếp nhận, thậm chí ‘hưởng thụ’ những nỗi cô đơn, bởi vì họ biết rằng, hết thảy đều có ý nghĩa của nó. Thậm chí, có đôi khi cô đơn đối với họ mà nói là một phương thức để đối mặt với chính mình và những ước nguyện từ ban đầu. Dù ở một mình, cũng có thể để cuộc sống trôi qua có dư âm dư vị, không cảm thấy nhàm chán.
Đối với người không có văn hóa, bọn họ sẽ trốn tránh cô đơn, sợ hãi khi ở một mình, bởi họ không thể hiểu được thế nào là chính mình, họ chỉ có thể thông qua người khác để phán đoán sự hiện hữu và ý nghĩa của mình.
3. Người có văn hóa tất có giáo dưỡng, hiểu được tôn trọng người khác
Người có kiến thức, trải nghiệm phong phú thì đối với bản thân mới có những xác định và phán đoán rõ ràng hơn, chuẩn xác hơn. Vì vậy, trong lúc giao tiếp với người, mới có thể khiêm tốn lễ độ, tôn trọng người khác.
Người có văn hóa tất có giáo dưỡng, hiểu được tôn trọng người khác. (Ảnh: Facebook)
Ví như câu chuyện của Tiểu Đỗ: Tiểu Đỗ đọc qua không ít kinh điển danh tiếng, thực tế đối với tri thức rất có kiến giải của mình, đạo Khổng, Mạnh xác thực đều nằm lòng cả, là một phần tử tri thức có tiếng, mọi người thường ngày đối với cô ấy âm thầm bội phục và tôn trọng.
Một lần, có một người bạn mang tập ngữ văn của đứa con mình đến nhờ chỉ giáo, Tiểu Đỗ liếc nhìn đề mục rồi xì mũi coi thường: “Đề ngữ văn cấp hai à! Đơn giản như vậy mà cũng đến hỏi em sao? Chị đang coi thường em đấy, em tốt xấu thế nào cũng là tốt nghiệp 985 điểm, em nói thật, hiện tại sách giáo khoa ngữ văn trung học đều là vô ích, loại đề này không cần làm cũng được” .
Giọng của Tiểu Đỗ khá lớn, trong văn phòng không khí đột nhiên im lặng, mọi người từ đó về sau đối với Tiểu Đỗ đều cố ý tránh xa.
Trình độ bằng cấp cao, hiểu biết nhiều tri thức, nhưng một người có khẩu khí kiêu căng ngạo mạn như vậy, đâu phải là tâm thái của một người có học thức? Coi mình ở vị trí cao mà không biết tôn trọng người khác, như vậy chỉ có thể miễn cưỡng được gọi là phần tử tri thức, nhưng lại không xứng là một người có hàm dưỡng, có tố chất.
Văn hóa không cần cố tình biểu hiện ra, nó thẩm thấu trong mỗi một chi tiết nhỏ của cuộc sống. Từ những hành xử thường ngày, có thể dễ dàng nhận ra tố chất của một người có văn hóa.
Hơn nữa, giáo dưỡng không quan hệ với giàu nghèo, người cao cấp trong xã hội cũng chưa chắc đã có văn hóa, người nghèo khổ tại thôn dã lại không nhất định là không biết lễ nghĩa liêm sỉ. Vậy nên bất kể xuất thân hay hoàn cảnh của bạn thế nào thì làm người tốt, có văn hóa là lựa chọn của bản thân.
Tuệ Tâm biên dịch
Từ Khóa :