Người bất tài thì thường thích nói mấy chuyện này

Chia sẻ Facebook
18/04/2023 20:36:14

Phẩm chất quý giá nhất của con người chính là tư cách. Những người càng bất tài và kém cỏi thường dễ phạm phải những lỗi hành xử.

Con người cần ngôn ngữ để giao tiếp, tuy nhiên nhìn lại những người xung quanh chúng ta, vẫn còn rất nhiều người chưa trưởng thành và không biết cách hành xử đúng đắn. Nếu không có người chỉ ra, có thể cả đời họ cũng không biết.

(Ảnh: Drazen Zigic/ Shutterstock)


Phẩm chất quý giá nhất của con người chính là tư cách. Cho dù kiến ​​thức có sâu rộng đến đâu hay có tài sản nhiều bao nhiêu, nhưng nếu tính cách, lời nói và cách hành xử có vấn đề thì cũng sẽ có ngày chuốc lấy tai họa cho chính mình. Hơn nữa người càng bất tài và kém cỏi lại càng dễ phạm phải những lỗi này!

1. Thích coi thường người khác và đề cao bản thân


Cổ nhân đã viết trong cuốn sách ‘Vi lô dạ thoại’: “Kiến nhân thiện hành, đa phương tán thành; kiến nhân quá cử, đa phương đề tỉnh, thử đãi nhân chi đạo dã.” Ý nghĩa rằng, khi thấy người khác làm việc tốt, thì nên khen ngợi nhiều hơn và giúp họ hoàn thành. Khi nhìn thấy người khác có hành vi không phù hợp, thì nhắc nhở nhiều hơn và giúp họ tiến bộ. Đây là cách một người có đức hạnh xử lý các mối quan hệ giữa các cá nhân.


Người già có nhiều trí huệ hơn, họ chịu nhiều thiệt thòi cho nên có kinh nghiệm dày dặn. Trong khi người trẻ thì luôn tự cao, cho rằng mình chẳng có gì sai, mà là chuyện của người khác.


Có một số người thì lại thích tranh luận với người khác, khi họ thấy ai đó tốt hơn mình, thì họ nói rằng đều là do điều kiện gia đình của người kia tốt hay cũng có nguyên nhân gì chăng thì mới có được như thế. Còn thấy ai không bằng mình, thì họ bảo người đó không chịu khó, cho nên nghèo khổ là đúng. Đến khi bị xa lánh, cảm thấy oán giận khi ai cũng ghét bỏ và không ai hiểu cho mình, thật ra đó đều là do tính cách của người này có vấn đề.

2. Phàn nàn về người khác, không biết tự kiểm điểm


Những người bất tài thì chỉ thích so sánh. Khi thấy người khác làm tốt hơn mình, thì nảy sinh tâm đố kỵ và ghen tức. Thấy người khác sống tệ hơn mình, thì cảm thấy kiêu ngạo. Nói tóm lại, nó bắt nguồn từ sự thiếu tự tin trong lòng, cho nên họ chỉ có thể làm nổi bật sự phù phiếm của bản thân bằng sự công nhận bên ngoài.


Khi họ mất đi vị thế, nếu không phàn nàn về các điều kiện khách quan tồi tệ, thì cũng sẽ là tấn công hoặc coi thường người khác, mà không bao giờ tự nhìn nhận lại bản thân mình. Sự xuất sắc của một người không chỉ nằm ở trí tuệ, mà còn ở sự trung thực và dũng cảm. Nếu xung quanh bạn có người hay phàn nàn, thì hãy tin rằng người này có thể không đáng tin cậy.

3. Luôn lan truyền các tin đồn

(Ảnh: Antonio Guillem/ Shutterstock)


Trong xã hội ngày nay phổ biến một thực trạng chính là luôn có một đám người ngồi tụ họp với nhau để nói chuyện thị phi, chuyện phiếm. Từ chuyện trong nhà đến chuyện ngoài ngõ, từ đông sang tây và thậm chí nói cả chuyện của thiên hạ.


Cổ nhân nói rằng: Những người có khả năng quản lý thiên hạ thì làm việc gì cũng rất thiết thực. Những người thực tài và thực học thường sẽ không khoe khoang và bịa đặt.

Nhà Hán học nổi tiếng, Zeng Shiqiang từng nói:

“Con người ngày nay luôn thích tham gia vào các cuộc vui. Nhiều người còn có tính tò mò, nhưng họ không phải là tò mò về kiến ​​thức mà tò mò về đời tư của người khác.”


Trúc Nhi/ Theo Aboluowang

Khiêm nhường một phân, tôn quý vạn phần Đức hạnh của sự khiêm nhường vô cùng rộng lớn.

Chia sẻ Facebook