Ngũ thường và ngũ hành ảnh hưởng đến ngũ tạng
Nhân luân ngũ thường là đối ứng với ngũ hành, do đó nó ảnh hưởng đến ngũ tạng, trở thành một yếu tố then chốt quyết định sức khỏe con người.
Cổ nhân thường nói: “Thiên thời không bằng địa lợi, địa lợi không bằng nhân hòa”, sức khỏe của con người cũng là như vậy, nó đến từ chính tinh thần của con người. Nhân luân ngũ thường của một người là đối ứng với ngũ hành, do đó nó ảnh hưởng đến ngũ tạng, trở thành một yếu tố then chốt quyết định sự khỏe mạnh của thân thể con người.
Trạng thái của một người ở vào thời điểm bình thường chính là khỏe mạnh, thông thuận và sáng suốt. Ngược lại, khi một người tùy tiện làm việc xằng bậy thì kết quả là sẽ dễ gặp phải bệnh tật, thậm chí là bệnh nan y khó chữa. Trên thực tế có rất nhiều loại bênh nan y này là do nội tâm của con người gây ra.
Nhân thể học thời cổ đại cho rằng con người được cấu thành bởi ba bộ phận là hình, khí và thần. “Hình” chính là chỉ ngoại hình bên ngoài của con người. “Khí” chính là chỉ các kinh lạc, khí huyết của con người. “Thần” là phương diện tinh thần của con người. Một người chỉ cần có tâm chính thì khí tất sẽ chính, khi đã có khí chính thì hình thể tất cũng sẽ chính. Bởi vậy cổ nhân cho rằng nhân luân ngũ thường (Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín) hay luân lý đạo đức có ảnh hưởng rất lớn, thậm chí quyết định đến sự tồn vong của con người.
“Nhân” đối ứng với hành Mộc, ảnh hưởng đến Gan
“Ngũ thường” đứng đầu là “nhân” (lòng nhân từ, nhân ái). “Nhân” đối ứng với “mộc” trong ngũ hành và “mùa xuân” trong bốn mùa. Mùa xuân là thời điểm cây cối sinh trưởng, vạn vật sinh sôi nảy nở. Nó đối ứng với trạng thái tâm lý của con người là yêu thương, nhân từ. “Nhân từ” ở đây là yêu thương người khác, là từ bi lương thiện, có thể thông cảm với người khác.
Cổ nhân thường nói: “Thượng thiên có đức hiếu sinh” , chữ “sinh” này cũng là có ý nghĩa nhân từ. “Sinh” là sức sống, đối ứng với tạng phủ là lá gan. Gan ở đây cũng không phải chỉ là gan trong Tây y thường nói đến, mà còn chỉ chức năng và trạng thái của các cơ quan nội tạng trong cơ thể có liên quan với nhau. Gan liên thông với mắt, bởi vậy, gan của một người mà có vấn đề thì biểu hiện ra bên ngoài là ánh mắt có vấn đề và ở phương diện đạo đức thì chính là khuyết thiếu nhân từ.
“Nhân từ” dưỡng gan, người nhân từ thì gan huyết thông thuận, khí mạch tốt và sẽ trường thọ.
“Lễ” đối ứng với hành Hỏa, ảnh hưởng đến Tim
“Lễ” ứng với hỏa trong ngũ hành, với tim trong ngũ tạng và mùa hạ trong bốn mùa. Trong “Thượng Thư” viết: “Hỏa viết viêm thượng” , ý nói, hỏa là thiêu đốt hướng lên trên. Nó đại biểu cho tính tích cực, hướng lên trên, sáng tỏ và sự tiến bộ. Lễ ứng với hỏa cho nên lễ cũng có những ý nghĩa tương ứng. Muốn biết một con người, một quốc gia có tiến bộ hay không thì lễ phép là một tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá. Lễ phép này chính là những phép tắc cơ bản, là trật tự trên dưới và quan hệ ngũ luân.
Khổng Tử nói: “Lễ chi dụng, hòa vi quý” (Luận Ngữ) nghĩa là trong việc thực hành Lễ, thì “Hòa” được đặt lên hàng đầu. Đối lập với trạng thái “Hòa” này chính là thù hận. Tâm vốn dĩ là có trạng thái rất rộng mở và hướng lên phía trước, đây là trạng thái tự nhiên của nó. Nếu là trạng thái mất tự nhiên thì là thù hận. Thù hận sẽ làm tổn hại trái tim. Tâm thù hận đều là từ bên trong mà phát ra bên ngoài, đồng thời loại uất khí sinh ra lại hướng vào bên trong mà tụ lại. Vì thế xuất tâm thù hận thì đặc biệt dễ gây ra các bệnh như tim mạch vành, hồi hộp, đánh trống ngực…
Một người mà ở vào trạng thái an hòa, vui vẻ, khoái hoạt thì khí mạch của họ cũng liền dễ dàng thông suốt. Các nhà y học đã từng làm một cuộc thống kê và phát hiện: Trẻ em dưới ba tuổi, bình quân mỗi ngày cười 170 lần và tâm mạch của chúng thông suốt, không có bệnh tật. Người trưởng thành bình quân mỗi ngày cười 7 lần và những người có số lần cười càng ít thì thường mắc bệnh nhiều hơn.
Xem thêm: Ngũ hành và các triều đại trong lịch sử Việt Nam
“Nghĩa” đối ứng với hành Kim, ảnh hưởng đến Phổi
Một người mà phế khí không đủ thì tức là ở phương diện “nghĩa” của người này có vấn đề. Phế (phổi) thông với mũi, cho nên một khi mũi có vấn đề thì phế cũng có vấn đề.
Nghĩa đối ứng với tinh (sự thuần chất, tinh hoa, tinh thần). Tinh là đại biểu cho sự thu liễm, mùa thu. Mùa thu là mùa lá rơi, là thời điểm gió thu thổi, khí của đất trời mùa thu chỉ một vẻ xơ xác. Cho nên mới nói, người có kim khí rất mạnh thì sát khí cũng rất nặng.
Người hay thực hiện những hành vi làm tổn thương người khác, chọc vào thiếu sót và nỗi đau của người khác thì dễ dàng bị mắc loại bệnh về kim hành, phế kinh. Trong ngũ hành tương sinh tương khắc thì kim khắc mộc (đối ứng với gan). Cho nên, người có tính cách này ngoại trừ phổi ra thì cũng sẽ làm tổn thương đến gan, hơn nữa tính cách này càng nặng thì gan càng tổn thương nặng.
Người có kim khí cường thịnh thì nên luyện tập lòng khoan dung, vui vẻ, thường xuyên mỉm cười. Vì khi con người mỉm cười thì khí của thân thể được nới lỏng, các cơ quan nội tạng được giãn ra, khoan khoái khiến thân thể khỏe mạnh. Khi ý nghĩ vừa mở ra, tấm lòng quảng đại hơn thì bản thân và hoàn cảnh sẽ liền có biến hóa, khí biến hóa, sức khỏe cũng tốt lên.
“Trí” đối ứng với hành Thủy, ảnh hưởng đến Thận
“Trí” chính là nói đến trí tuệ của một người. Trí đối ứng với ngũ hành là thủy và đối ứng với mùa đông trong bốn mùa. Trí tuệ của một người từ đâu mà có? Một người muốn có trí tuệ thì trước hết phải tu dưỡng đức tính khiêm tốn, tức là có thể tiếp nhận được những ý kiến của người khác. Có thể tiếp nhận ý kiến của người khác thì tức là “kiêm thính tắc minh” , lắng nghe ý kiến của các bên thì mới nhận rõ phải trái. Cho nên, cổ nhân nói thận thông với tai cũng là rất có đạo lý. Người có thể nghe lời khuyên nhủ của người khác thì thận khí đầy đủ.
“Thận chủ cốt sinh tủy, não vi tủy chi hải” , thận tàng tinh mà tinh lại sinh tuỷ, tuỷ ở trong xương để nuôi dưỡng xương cho nên gọi là thận chủ cốt sinh tuỷ. Xương cốt khỏe mạnh là một dạng biểu hiện của thận khí đầy đủ. Vì thận là chủ cốt tủy, nên thận khí đầy đủ thì toàn bộ cốt tủy của người này cũng sung mãn. Cốt tủy, tủy bên trong xương sống là liên thông lên não nên người này sẽ thông minh, có trí tuệ.
Những tinh hoa dư thừa trong lục phủ ngũ tạng đều được cất chứa trong thận, thận giống như ngân hàng năng lượng của cơ thể. Nó thu nạp tất cả năng lượng của thân thể để cất trữ và dành khi có nhu cầu, khi có bệnh thì điều động ra dùng. Một người mà thận khí thực sự đầy đủ thì biểu hiện bên ngoài của họ là rất khiêm tốn, dễ dàng tiếp thu ý kiến của người khác. Trái lại, thận khí không đủ thì tính tình người này là cáu kỉnh, bất an, tự họ luôn có cảm giác bị áp lực rất lớn đè nặng.
Trong cuộc sống hiện đại thì áp lực đến từ nhiều phía. Loại áp lực thứ nhất là công việc làm không xong. Loại áp lực thứ hai là người khác đánh giá rất cao về mình nên bản thân luôn sợ hãi không hoàn thành tốt. Loại áp lực thứ ba là làm chuyện xấu, chuyện ác nên luôn sợ người khác phát hiện ra. Người bị loại bệnh này thì cũng biểu hiện ra các vấn đề về thận. Kỳ thực chỉ cần tâm tính tốt lên thì thân thể họ tự nhiên được khôi phục năng lực, căn bản không cần điều trị thận mà tự khỏi.
Bên cạnh đó, ngày nay có nhiều người bị đau lưng, mỏi chân, hoa mắt, tinh thần chán nản, chán ăn… Một nguyên nhân chính là do sinh hoạt nam nữ quá độ khiến cho thận bị tổn thương, từ đó mà ảnh hưởng đến cốt tủy và trí tuệ.
Xem thêm: Ngũ hành trong kiến trúc của người xưa
“Tín” đối ứng với hành Thổ, ảnh hưởng đến Lách
“Tín” ở đây chính là giữ lời hứa, là thành tín. Nó đối ứng với tỳ (lách) trong ngũ tạng, thổ trong ngũ hành và trưởng hạ trong bốn mùa (khoảng thời gian giữa mùa hạ và mùa thu). Trong thời gian này, trạng thái của vạn vật chính là đang ở vào lúc thai nghén. Vạn vật thai nghén, hết thảy sự phát triển hướng lên trên hay đi xuống của sự tình đều là dựa vào thành tín của một người.
Con người làm việc và làm người đều phải giữ chữ tín thì mới tồn tại được. Người mà không có chữ tín thì không thể có chỗ đứng trong xã hội được. Trạng thái của thân thể cũng là như thế. Một người nếu đặc biệt thành tín thì sức mạnh hành động của họ cũng rất cường đại. Tỳ vị có liên quan đến việc tiêu hóa, hấp thu chất dinh dưỡng của cơ thể. Người thành tín thì trong lòng không so đo nên dạ dày, hệ tiêu hóa của họ là vô cùng tốt. Trái lại, người thường tính toán thì lòng dạ, hệ tiêu hóa sẽ không tốt.
Một phương diện biểu hiện của người có tỳ vị không tốt chính là làm việc gì cũng nghĩ tới nghĩ lui, tính toán, làm thế này có tốt không, làm thế kia có tốt không, nếu xảy ra thế này thì sẽ thế nào… Họ không hạ quyết tâm, thường do dự và không dứt khoát. Người bị tổn thương hệ tiêu hóa, muốn hồi phục nhanh thì cần phải giảm bớt phiền não, suy nghĩ, bồi bổ sự thành tín.
Có thể thấy, tất cả các loại bệnh của con người đều là có quan hệ mật thiết với nội tâm của người ấy. Một người nếu như điều trị chỉ bằng cách dùng thuốc thì vô cùng tốn kém mà lại không thể triệt để, thậm chí trở thành bệnh kinh niên. Khi người ta có thể khai thông được sự bế tắc trong tâm mình, hiểu được mối quan hệ của ngũ thường với ngũ tạng, thì tình trạng sức khỏe sẽ được cải biến nhanh hơn rất nhiều.
Từ lý luận về thân thể người suy rộng ra hoàn cảnh đất nước cũng lại như vậy. Một quốc gia nếu như tràn ngập đấu đá, tình trạng loạn tính tràn lan, không tín nghĩa, không đạo đức thì quốc gia đó tất sẽ suy vong. Vì vậy, đề cao các giá trị “nhân, nghĩa, lễ, trí, tín” chính là một cách bảo vệ cho sinh mạng của con người, quốc gia và dân tộc.
Theo Vision Times tiếng Trung
An Hòa biên tập
Ngũ hành: Đạo lý ẩn chứa trong những kiệt tác của Kim Dung
Mời xem video :