Ngọt lịm, thơm béo vị phá lấu vịt lạ lùng công thức từ Thái đem về
Người Sài Gòn nói riêng thường mê những món chấm, không gỏi cuốn thì cũng là bánh mì beefsteak... Nổi bật trong đó là món phá lấu vịt với cách chế biến "không giống ai" của vợ chồng anh Bình mang công thức pha chế tận bên Thái đem về.
Tiệm phá lấu vịt rất dễ nhận diện vì một màu vàng óng của bảng hiệu đập vào mắt.
Kế bên là những nồi nguyên liệu cực kỳ bắt mắt của món vịt "đắt hàng", bao gồm huyết vịt được buộc dây lá chuối để giữ cho huyết không bị bể, cánh đùi vịt, trứng vịt non, lòng vịt... vàng óng ánh ngập trong nước lèo được chế biến từ nước dừa khô, 70% gia vị Thái kèm ớt xắt đỏ, hành lá xanh xanh trông rất "ngon mắt".
Mặc dù nước dùng là ưu điểm lôi cuốn món phá lấu vịt (bởi phần lớn thực khách thích ăn bánh mì chấm), nhưng thịt vịt ở đây rất ngon.
Vốn là vịt cỏ, nhỏ, dai thịt, ngọt nước, lại được chính anh Bình và những người thân tìm nguồn vịt chất lượng, đảm bảo, nên giá thành nhỉnh hơn đôi chút.
Nước dùng từ nước dừa khô, rim đều với gia vị sao cho vừa ăn, tuy nhiên nếu bạn mua về mà không thích ăn bánh mì thì nên ăn kèm bún khô, bởi nước dùng tương đối đậm đà.
Phá lấu theo âm Hán Việt là "Đả lỗ" (đả có nghĩa là kho mặn, lỗ có nghĩa là ướp mặn), là món ăn Trung Hoa du nhập vào Việt Nam và nổi tiếng chủ yếu ở Sài Gòn.
Thông thường phá lấu được làm từ nguyên liệu chính là các bộ phận như lưỡi, tai, ruột và bao tử của heo hoặc bò. Phá lấu vịt nước dừa của anh Bình có lẽ là món phá lấu lạ miệng nhất.
Huyết giòn, nhai vui miệng.
Chân vịt hoặc lòng vịt có thể ăn chơi kèm với một ít muối tiêu hoặc một chút bia.
Nhìn chung có nhiều cách khiến cho món phá lấu vịt trở thành món ăn vặt nên thử.
Ngày thường cũng như cuối tuần, tiệm hủ tiếu mì thập cẩm nhỏ xíu trên đường Calmette luôn đông nghẹt khách, tới nỗi vừa thưởng thức xong đành đứng dậy tính tiền vì khách kéo tới không còn chỗ chen.