Ngoại trưởng Mỹ Blinken lần nữa nhắm vào “tử huyệt” của ĐCSTQ

Chia sẻ Facebook
09/06/2022 01:24:34

Hôm 26/5, Ngoại trưởng Mỹ Blinken đã có bài phát biểu về chính sách đối với Trung Quốc và đã bị nhà cầm quyền nước này cấm lan truyền

Gần đây, truyền thông Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã vô tình để lộ cho người Trung Quốc biết một thông tin đặc biệt nhạy cảm với chế độ toàn trị này: nội dung phát biểu về chính sách đối với Trung Quốc của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken.

4 tín hiệu lớn trong chính sách đối với Trung Quốc của Mỹ

Ngoài trưởng Antony J. Blinken. (Nguồn: Ron Przysucha/ Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ)


Thông tin nhạy cảm nêu trên được chính tờ The Paper của ĐCSTQ không biết vô tình hay có vấn đề gì mà để lộ. Nội dung cụ thể là có phóng viên đã đặt câu hỏi trong cuộc họp báo thường kỳ vào ngày 2/6 của Bộ Ngoại giao Trung Quốc: “Ngoại trưởng Mỹ Blinken nói trong bài phát biểu về chính sách Trung Quốc rằng Mỹ có bất đồng sâu sắc trong mối quan hệ với ĐCSTQ và Chính phủ Trung Quốc, nhưng bất đồng này chỉ tồn tại ở bình diện chính phủ và thể chế chứ không phải giữa người dân. Trung Quốc có bình luận gì về quan điểm này?”


Vốn dĩ hôm 26/5, Ngoại trưởng Mỹ Blinken đã có bài phát biểu về chính sách đối với Trung Quốc. Ông nói rằng chiến lược của Mỹ có thể được tóm gọn trong 3 từ: “ Đầu tư, hợp tác, và cạnh tranh ”, tức là cạnh tranh toàn diện với Trung Quốc trong khi không ngừng nâng cao sức mạnh của chính mình và tăng cường hợp tác với các đồng minh. Nhưng phát biểu tương đối ôn hòa này cũng bị chính quyền ĐCSTQ cấm chia sẻ, trừ số ít người có thói quen dùng app tường lửa mạng internet và xem được thì mới biết. Nhưng ai có thể ngờ chính tờ The Paper của ĐCSTQ lại tiết lộ vấn đề Chính phủ Mỹ phân biệt rõ ĐCSTQ và người dân Trung Quốc này. Đối với ĐCSTQ, đây là một đòn giáng vào “tử huyệt” nên không có gì lạ khi nhà cầm quyền này ngăn chặn không cho người dân tại Trung Quốc tiếp cận.


Vậy ĐCSTQ phản ứng thế nào? Rõ ràng vấn đề đã khiến phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao ĐCSTQ Triệu Lập Kiên lên tiếng thể hiện bất mãn mạnh mẽ, cho rằng nhận xét của Blinken là “nhằm gây kích động quan hệ ruột thịt giữa ĐCSTQ và nhân dân Trung Quốc… Trò này sẽ không có tác dụng”. Triệu Lập Kiên tiếp tục lặp lại những điều dối trá rằng “ĐCSTQ sinh ra vì nhân dân và phát triển vì nhân dân. Vì sao ĐCSTQ thành công nắm quyền? Vì ĐCSTQ luôn vì dân vì nước, nhân dân Trung Quốc là thống nhất với ĐCSTQ!”…


Những lời dối trá mà ĐCSTQ thường nhắc này thực sự không đáng để phải lên tiếng bác bỏ, vì người dân Trung Quốc đã ngày càng tỉnh ngộ sau nhiều phong trào chính trị xã hội của ĐCSTQ, qua đó hiểu rõ bản chất lưu manh và tàn bạo của nhà cầm quyền này đối với người dân. Người dân Trung Quốc sẽ tự do và hạnh phúc hơn nhiều nếu không còn phải chịu thống trị toàn trị của họ.


Trong khi người dân Trung Quốc ngày càng thức tỉnh thì chính phủ và người dân nhiều nước trên thế giới cũng ngày càng hiểu rõ kẻ gây ra nhiều rắc rối, xáo trộn và khủng hoảng trên thế giới không ai khác chính là ĐCSTQ chứ không phải người dân Trung Quốc. Cường quốc quan trọng nhất trên thế giới là nước Mỹ đã hiểu rõ điều này từ thời chính quyền ông Trump, khi đó Chính phủ Mỹ thời ông Trump bắt đầu phân biệt rõ ràng ĐCSTQ với nước Trung Quốc và người dân Trung Quốc, nghĩa là ĐCSTQ không đồng nghĩa nước Trung Quốc cũng như người dân Trung Quốc.


Ví dụ, vào ngày 20/7/2018, Collins khi đó là Phó trợ lý giám đốc Trung tâm Vấn đề Đông Á của CIA Mỹ đã phát biểu tại hội nghị an ninh, “ Về cơ bản ĐCSTQ đang tìm cách thay thế Mỹ và trở thành cường quốc hàng đầu toàn cầu. 10 hoặc 15 năm trước chúng tôi chưa thể nghĩ như thế” . Ông Collins cũng cảnh báo rằng Trung Quốc đang sử dụng tất cả các nguồn lực để cố gắng thay thế vị trí lãnh đạo toàn cầu của Mỹ. Ông đã công khai tuyên bố phân biệt Trung Quốc là một quốc gia với ĐCSTQ mới cai trị nước Trung Quốc từ năm 1949: “Khi chúng ta nhìn nhận mối đe dọa từ ĐCSTQ, nói cho khách quan thì vấn đề không phải ở sự trỗi dậy của Trung Quốc mà ở nhà cầm quyền ĐCSTQ không ngừng dùng cách cưỡng bức trong khi thực hiện mục tiêu đối ngoại và đối nội”.


Ví dụ, vào ngày 4/10/2018 và ngày 24/10/2019, hai bài phát biểu về chính sách Trung Quốc của Phó Tổng thống Mỹ lúc đó là Mike Pence đều đã nhấn mạnh phân biệt giữa ĐCSTQ và người dân Trung Quốc hay đất nước Trung Quốc. Trong một bài phát biểu năm 2019, ông Pence đề cập rằng: “ Vì để đề cao giá trị của những người yêu tự do ở khắp mọi nơi, chúng tôi cần công khai chỉ trích ĐCSTQ vì đã đàn áp quyền tự do tôn giáo của người dân Trung Quốc”; “Ngày nay ĐCSTQ đang xây dựng một quốc gia cảnh sát ở mức độ chưa từng thấy”; “Quá nhiều tập đoàn đa quốc gia của Mỹ đã khuất phục trước mê hoặc của tiền bạc và thị trường Trung Quốc, họ không những không chỉ trích ĐCSTQ mà còn không tích cực thể hiện các giá trị của người Mỹ” .


Một ví dụ khác là trong bài phát biểu tại Viện Hudson ở New York vào ngày 30/10/2019, Ngoại trưởng Mỹ lúc đó là Pompeo cũng đã phân biệt rất rõ ràng giữa ĐCSTQ và người dân Trung Quốc. Ông nói: “ Chính quyền ĐCSTQ ở Trung Quốc ngày nay không giống với người dân Trung Quốc. Những trò họ đang áp dụng đặt ra những thách thức đối với Mỹ và thế giới”; “Tôi biết rằng ĐCSTQ đang thúc đẩy mô hình quản trị hoàn toàn khác đối với người dân và toàn thế giới nói chung. Trong mô hình này, một nhà cầm quyền theo chủ nghĩa Lênin cai trị và buộc mọi người phải suy nghĩ và hành động theo mong muốn của họ. Đây không phải là tương lai mà tôi muốn, và tôi cũng nghĩ rằng đây không phải là tương lai mà bất kỳ ai trong số các bạn trong phòng này mong muốn, cũng không phải là tương lai mà các nền dân chủ khác mong muốn, không phải là mong muốn của người dân Trung Quốc – những người Trung Quốc yêu tự do cho dù đang sống ở bất cứ đâu”.


Ngoài ra, cựu Chủ tịch Hạ viện Mỹ Gingrich cũng chia sẻ cho người Mỹ trong cuốn sách mới của ông xuất bản năm 2019 có tựa “Trump và Trung Quốc: Đối mặt với mối đe dọa lớn nhất của nước Mỹ” (Trump vs. China: Facing America’s Greatest Threat) rằng từ lâu, Mỹ đã luôn nghĩ rằng Trung Quốc là một quốc gia “ yếu ớt, yêu hòa bình và đang phát triển ”, nhưng bây giờ đã đến lúc phải từ bỏ ảo tưởng về ĐCSTQ và nhận ra bản chất của họ.


Thời điểm đó trong các bài phát biểu của nhiều quan chức hàng đầu khác của Mỹ đều phân biệt rõ ràng ĐCSTQ với người dân Trung Quốc, tiêu biểu như: Giám đốc Hội đồng Thương mại Nhà Trắng Navarro, cựu chiến lược gia Nhà Trắng Bannon, Tướng Spalding, nhiều thành viên Quốc hội Mỹ khác…


Việc phân biệt này cũng không thay đổi dưới thời chính quyền Tổng thống Biden hiện nay. Không nghi ngờ gì về bài phát biểu mới nhất của Ngoại trưởng Blinken một lần nữa khẳng định sự phân biệt của chính phủ Mỹ trong nhận diện ĐCSTQ với người dân Trung Quốc. Sự phân biệt này thực sự đang nói với những người Trung Quốc đã bị ĐCSTQ tẩy não rằng không phải người Trung Quốc thù địch với Mỹ và gây ra mối đe dọa và thách thức cho thế giới, mà chính xác là ĐCSTQ tà ác; ĐCSTQ không chia sẻ giá trị phổ quát, không chia sẻ quyền tự chủ cho những người Trung Quốc khao khát tự do dân chủ là hành động chống lại thế giới loài người. Vì vậy bản thân người Trung Quốc cũng phải phân biệt giữa “ ĐCSTQ”, “đất nước Trung Quốc”“nhân dân Trung Quốc”.


Sự phân biệt chính xác như vậy là một tin vui cho đông đảo người dân Trung Quốc ngày càng thức tỉnh, giúp đánh thức những người Trung Quốc bị ĐCSTQ tẩy não! Thực tế hiển nhiên: làm sao có thể đánh đồng nước Trung Quốc với lịch sử hàng ngàn năm với ĐCSTQ tôn thờ “bóng ma chủ nghĩa Marx phương tây ”, làm sao có thể đánh đồng nền văn minh Trung Hoa hàng ngàn năm với văn hóa Đảng được quảng bá chưa đầy một thế kỷ! Hơn nữa là ĐCSTQ vốn không do người dân Trung Quốc bầu ra thì sao có thể đại diện cho người dân Trung Quốc? Từ bao giờ người dân Trung Quốc trao quyền lực cai trị cho ĐCSTQ? Chúng ta đều biết kể từ ngày ĐCSTQ được thành lập đã không phải thông qua kiểu quân chủ trao quyền và cũng không phải thông qua bầu cử dân chủ, do không hợp pháp như vậy mà ĐCSTQ luôn lo sợ bị nhân dân phế truất.


Rõ ràng, sự phân biệt này khiến ĐCSTQ hoảng sợ nhất và đó là đòn nặng nề nhất nên phải “kiên quyết phản đối ”, vì một mặt lo sợ sẽ có thêm nhiều người Trung Quốc thức tỉnh nhận ra cái gọi là ĐCSTQ đại diện cho nước Trung Quốc và người dân Trung Quốc chỉ là khẩu hiệu dối trá do ĐCSTQ ngụy biện. ĐCSTQ duy trì quyền lực bằng cách đàn áp người Trung Quốc, thực chất chỉ đại diện cho lợi ích của một nhóm nhỏ người nên những hành động thường trái ngược với lợi ích của đông đảo người dân Trung Quốc. Hãy nhìn những thảm cảnh ở Thượng Hải, Trường Xuân, Bắc Kinh và những nơi khác ở Trung Quốc thực hiện kiểu phòng chống dịch COVID-19 (viêm phổi Vũ Hán) xem có mấy ai cho rằng đó là cái gọi là chế độ “ phục vụ nhân dân”?!


Mặt khác, ĐCSTQ sợ kiểu phân biệt như vậy vì khiến nhà cầm quyền này không thể còn nhân danh đại diện nhân dân trong khi thực hiện những tội ác tày trời như cưỡng bức mổ cướp nội tạng và bức hại người Duy Ngô Nhĩ (Uyghur). Vài thập kỷ qua, bất cứ khi nào cộng đồng quốc tế lên án hành động xấu xa của ĐCSTQ là họ lại nhân danh đất nước và nhân dân cáo buộc nước khác can thiệp vào công việc nội bộ, qua đó đối đầu với phương Tây nhân danh đại diện nhân dân. Nhưng sau sự phân biệt này, Chính phủ Mỹ và các nước châu Âu… xác định rõ ràng hơn về đối tượng nhắm đến, từ đó có thể trừng phạt đúng mục tiêu hơn, chẳng hạn như nhắm vào quan chức cấp cao ĐCSTQ, doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc, doanh nghiệp quân đội…

Tòa án: Trung Quốc thu hoạch nội tạng, phạm tội ác Chống lại loài người


Trong 2 năm qua, các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với các quan chức cấp cao của ĐCSTQ và các doanh nghiệp nhà nước đã khiến Bắc Kinh khiếp sợ, đây chẳng phải là kết quả của việc Mỹ phân biệt ĐCSTQ với người dân Trung Quốc và nước Trung Quốc sao? Giờ đây Ngoại trưởng Blinken lại nhấn mạnh khác biệt này cho thấy Mỹ sẽ không loại trừ các biện pháp trừng phạt cụ thể hơn trong tương lai, đây chính là cách đánh vào “tử huyệt” của nhà cầm quyền toàn trị này.


Chu Hiểu Huy
(Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả, được đăng trên Epoch Times .)

Ông Blinken và bà Pelosi ra tuyên bố tưởng niệm Thảm sát Thiên An Môn 1989 Ngoại trưởng Mỹ Blinken và Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi đều có phát biểu tưởng niệm sự kiện Thảm sát Thiên An Môn 4/6/1989.

Chia sẻ Facebook